- Gỗ cái 3 Để những văn bản quy định pháp lý của nhà nước
a) Sự hài lòng của ngƣời dân khi sử dụng dịch vụ hànhchính công
4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức
Đây là nội dung rất cơ bản và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Phẩm chất trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện ở sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc của họ về công việc họ đang thực hiện. Phẩm chất trí tuệ của người cán bộ, công chức hiện nay được thể hiện chủ yếu ở trình độ học vấn, trình độ làm chủ khoa học, kỹ thuật, ở năng lực hoạt động thực tiễn, ở trình độ và khả năng ứng xử, giao tiếp đúng đắn của người cán bộ, công chức đối với công dân và đơn vị. Thiếu trí tuệ, hoặc không thường xuyên nâng cao năng lực trí tuệ thì người cán bộ, công chức không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Hiện nay, nâng cao năng lực trí tuệ cho đôi ngũ cán bộ, công chức là phải nâng cao toàn diện, đồng bộ, căn bản tất cả các yếu tố tạo nên phẩm chất trí tuệ nói trên,
nhưng trước hết cần tập trung bồi dưỡng, nâng cao cho họ các nội dung cốt lõi của năng lực trí tuệ ở người cán bộ, công chức, đó là: Tính nhạy bén nắm chắc tình hình; khả năng tư duy nhanh và khoa học; phân tích đúng và kịp thời những vấn đề mới nẩy sinh; nhanh chóng đề ra các giải pháp tối ưu, giải quyết có chất lượng và hiệu quả mọi vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Thước đo cơ bản và chủ yếu về nâng cao chất lượng trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức là phải căn cứ vào chất lượng và hiệu quả hoàn thành công việc của người cán bộ, công chức được giao. Do vậy hiện nay, cần chú trọng nâng cao hơn nữa cho đội ngũ cán bộ, công chức về kiến thức trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội.
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ công tác tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” (một cửa) thông qua việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất. Từ đó, phát hiện những hành vi thiếu trách nhiệm hoặc có thái độ không đúng của cán bộ, công chức đối với người sử dụng dịch vụ.
Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức điều này góp phần làm cho việc giải thích, hướng dẫn thủ tục, hồ sơ rõ ràng, đầy đủ cho người sử dụng dịch vụ.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo cho đội ngũ công chức thực sự nắm bắt, hiểu rõ công việc, thành thạo việc và chuyên môn cao thì việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm việc tại “ Bộ phận một cửa ” nói riêng và toàn thể cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn nói chung là cần thiết. Tổ chức đào tạo cán bộ, công chức cần tập trung vào một số nội dung sau:
- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên nghiệp của cán bộ công chức thông qua việc tập huấn , bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn và dài hạn, tổ chức đào tạo thường xuyên và định kỳ. Việc bồi dưỡng có thể thực hiện ngay tại đơn vị để cập nhật những văn bản pháp luật, trang bị những kiến thức nghiệp vụ còn thiếu hoặc yếu. Việc bồi dưỡng cũng có thể thực hiện theo hình thức “cầm tay chỉ việc” là hình thức giúp người được bồi dưỡng có ngay kỹ năng cần thiết để giải quyết công việc, đồng thời tổ chức học hỏi kinh nghiệm ngay tại địa phương.
- Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử hành chính giữa cán bộ công chức với
các tổ chức và công dân đến thực hiện giao dịch. Giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ, đạo đức trong công việc để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Tiếp tục đào tạo cán bộ, công chức nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế công việc cũng như giải quyết công việc thường ngày.
- Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công chức: khả năng thuyết phục, kỹ năng nghe, kỹ năng phán đoán tình huống nhanh kết hợp với thông tin để đưa ra quyết định giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân một cách chính xác.
- Quy định tác phong, phong cách ăn mặc, dáng bộ và cử chỉ của các cán bộ công chức đảm bảo với môi trường nhân viên văn phòng, quy định đồng phục cho cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả lời kết quả.
- Đặc biệt, trong quá trình tiếp xúc với người dân, cán bộ công chức cần phải quan tâm, chia sẻ những vướng mắc của người dân, hướng dẫn tận tình trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
- Quan tâm hơn nữa đến lợi ích của cán bộ công chức đang làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả lời kết quả, nên họ yên tâm công tác tại UBND thị trấn, đặc biệt đó là: chính sách tiền lương đối với công chức phải tương xứng với giá trị sức lao động bỏ ra và phải bảo đảm được ba phương diện: duy trì cuộc sống của bản thân, một phần tích lũy cho gia đình và một phần để đề phòng rủi ro có thể xảy ra (ốm đau, về hưu…). Mặt khác, việc trả lương phải theo kết quả công việc chứ không phải theo vị trí và chức danh của công việc nhằm bảo đảm công bằng, tạo động lực phấn đấu và gây dựng lòng đam mê với công việc chuyên môn mà công chức đang đảm nhiệm. Thực tế cho thấy với cách trả lương theo ngạch, bậc và chức vụ như hiện nay thì những công chức mới, những công chức không giữ vị trí lãnh đạo sẽ không thiết tha với mức lương khởi điểm của mình.
- Hàng năm đưa ra các quy chế để phân loại, đánh giá số lượng, chất lượng làm việc của mỗi cán bộ công chức phụ trách, là cơ sở đánh giá xem xét và thi đua, khen thưởng hay kỉ luật những cán bộ không chức làm việc không có trách nhiệm với công việc được giao.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực trí tuệ, cần nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vì chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn một cách tích cực, sáng tạo mới điều kiện để hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị và năng lực trí tuệ của người cán bộ, công chức.