c) Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan a) Cán bộ công chức
a) Cán bộ công chức
Là những người có trình độ, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong việc xử lý hồ sơ và công việc. Qua đó, Nhà nước đã đề ra phương hướng mục tiêu quan trọng của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”. Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước chuẩn bị kết thúc giai đoạn 1 trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn nữa để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình, đặc biệt là những giải pháp về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đây là chìa khóa để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trường Quốc Việt, 2019).
- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạch định thể chế, chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức. Điều đó kéo theo sự phân công lại giữa các công việc của nhà nước và của thị trường. Muốn thực hiện tốt chức năng và vai trò của nhà nước thì phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường. Không ai khác, đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) nhất là đội ngũ CBCC cấp cao làm việc ở các bộ, ngành trung ương sẽ phải thay đổi nhận thức, tư duy, nâng cao năng lực trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách.
- Yêu cầu về tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ.
Ý thức và trách nhiệm cá nhân của mỗi công dân được nâng cao trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình buộc các cơ quan nhà nước, CBCC phải có trách nhiệm giải trình, công khai và minh bạch về quy trình thủ tục khi giải quyết các nhu cầu và lợi ích hợp pháp của công dân. Những đòi hỏi chính đáng và hợp pháp này làm thay đổi cách thức ứng xử của nhà nước đối với công dân và xã hội theo hướng gần dân, sát dân, hiểu dân hơn. Các cơ quan nhà nước, CBCC nhà nước hướng đến xây dựng một nền hành chính phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân và xã hội (Trường Quốc Việt, 2019).
Sự phát triển của mạng xã hội, các kênh thông tin, truyền thông làm cho “thế giới phẳng hơn”, thông tin cập nhật, công khai và minh bạch hơn. Khái niệm “chính phủ mở” xuất hiện làm thay đổi chức năng và mối quan hệ giữa chính phủ với khu vực thị trường và xã hội. Theo đó, để quốc gia phát triển đòi hỏi phải có một chính phủ thực sự là chính phủ phục vụ, gần dân, sát dân và hiểu dân. Sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội ngày càng nhiều vào công việc quản lý của nhà nước đòi hỏi dòng thông tin phải đa dạng, chính xác và nhanh nhạy, không thuần túy là thông tin một chiều từ chính phủ đến người dân mà phải có sự phản hồi giữa chính phủ với người dân và doanh nghiệp. Thông tin quản lý từ các cơ quan nhà nước, đội ngũ CBCC phải nhanh hơn, đúng lúc, đúng chỗ, đúng liều lượng. Làm tốt việc truyền thông mới có thể truyền tải được thông điệp của chính phủ tới người dân và làm cho người dân hiểu đúng, hiểu trúng vấn đề, tạo sự đồng thuận trong thực thi các quyết sách chính trị. Do đó, yêu cầu CBCC phải có năng lực truyền thông, năng lực giải trình mới có thể đáp ứng quyền được tiếp cận thông tin của người dân và xã hội ngày càng mở rộng và bảo đảm.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi cán bộ, công chức không ngừng rèn luyện nâng cao năng lực và trình độ.
Khoa học - công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc đã làm thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân. Muốn tồn tại được các cá nhân phải thích ứng với sự biến đổi nhanh và không ngừng của khoa học công nghệ, nếu không sẽ làm chậm quá trình phát triển của cá nhân và xã hội. Đối với khu vực nhà nước, việc ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật làm xuất
hiện mô hình “chính phủ điện tử”. Muốn “chính phủ điện tử” vận hành được thì trước hết phải có “cán bộ, công chức điện tử” và “công dân điện tử”. Nghĩa là, người dân nói chung và CBCC nói riêng phải biết làm chủ công nghệ và tham gia vào quá trình tương tác mới có thể vận hành và ứng dụng được thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho công việc của mình. Việc xuất hiện loại hình “thương mại điện tử” là minh chứng rõ nét cho thấy tác động của công nghệ thông tin tới nhận thức và cách ứng xử của nhà nước đối với quá trình phát triển của xã hội. Do đó, đòi hỏi CBCC phải tự đào tạo và nâng cao năng lực để có thể theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội (Trương Quốc Việt, 2019).
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tính đến ngày 31/12/2012, số lượng CBCC trong cả nước là 535.528 người. Trong đó, số lượng tiến sĩ là 2.209 người (chiếm 0,4%), thạc sĩ là 19.666 người (chiếm 3,7%), cử nhân (đại học) là 278.198 người (chiếm 51,9%); số công chức đã được đào tạo về lý luận chính trị là 251.110 người (46,9%). Chất lượng CBCC cấp xã có sự chuyển biến rõ rệt với 53.974 người có trình độ đại học trở lên (chiếm 24,8%); được đào tạo về quản lý nhà nước là 103.902 người (47,8%). Tuy nhiên, vẫn còn 63.557 CBCC chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ (chiếm 11,9%); CBCC có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố trực thuộc trung ương và các đô thị lớn. Hiện nay, có 282.561 CBCC chưa qua đào tạo về lý luận chính trị, chiếm 52,8%. Đối với CBCC cấp xã có trình độ dưới đại học là 163.293 người (chiếm 75,2%); chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước là 113.365 người (chiếm 52,2%). Các số liệu trên cho thấy những hạn chế nhất định của đội CBCC ở Việt Nam hiện nay. Điều đó đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ CBCC theo quy định (Trương Quốc Việt, 2019).
Bên cạnh đó, xét trên tiêu chí hiệu quả làm việc thực tế, có thể thấy đội ngũ CBCC vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp còn nhiều phàn nàn về sự sách nhiễu, hách dịch, cửa
quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí của đội ngũ CBCC. Những vụ án tham ô, tham nhũng, hối lộ trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào bộ máy công quyền. Một bộ phận không nhỏ CBCC biến chất đã làm xấu đi tính ưu việt của bộ máy công quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Thực trạng trên đòi hỏi phải nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBCC để củng cố niềm tin và chứng minh cho tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, khẳng định bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân.
b) Chi phí
Chi phí được công khai, minh bạch để cho người dân và những người đến làm thủ tục hành chính được biết rõ các loại chi phí của các thủ tục dịch vụ hành chính công, tránh tình trạng người dân đến UBND thị trấn làm thủ tục hành chính lại ko biết chi phí mỗi lần làm thủ tục hành chính.
Thu phí theo quy định của Nhà nước, tránh tình trạng thu cao phí hơn mức phí của Nhà nước, khiến người dân hoang mang và lo lắng mỗi lần đi làm thủ tục dịch vụ hành chính công khi thấy giá thu phí quá cao so với thu nhập. Lệ phí được niêm yết công khai trên bảng thông báo, bảng quy định tại UBND thị trấn và công khai trên các trang web điện tử của thị trấn.