Thực trạng dịch vụ hànhchính công Việt Nam

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 58 - 63)

Trong Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/11/2007 của Chính phủ trong Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách nền hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước là một chủ trương được Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo quyết liệt trong giai đoạn gần đây. Việt Nam chuẩn bị đánh giá 10 năm thực hiện cải cách hành chính nhà nước, trong quá trình hướng tới xây dựng mô hình cải cách hành chính phục vụ khách hàng, cán bộ, công chức trong khu vực công và các bên kinh tế, xã hội liên quan cần tham gia đầy đủ hơn nữa vào quá trình đánh giá này. Việc tự đánh giá kết quả công việc và sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức xã hội dân sự trong việc theo dõi, đánh giá vai trò của hành chính công trong phát triển kinh tế là việc làm rất cần thiết.

Trong những năm qua, Nhà nước đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng DVHCC, coi đó là một khâu quan trọng trong thực hiện chương trình cải cách nền hành chính nhà nước theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Nhiều nơi đã áp dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử, tin học hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ công như trong hoạt động cấp giấy chứng đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp đăng ký xe máy, giấy chứng minh thư nhân dân...; tổ chức đấu thầu các dự án chi tiêu công; rà soát để loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, các giấy phép còn gây phiền hà cho người dân khi tiếp cận DVHCC, rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ... đặc biệt là sáp nhập các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn, ví dụ như việc tinh giảm biên chế tại các cơ quan hành chính nhà nước. (Nguyễn Văn Đồng, 2018)

Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hành chính nhà nước đang thực hiện chuyển chức năng quản lý nhà nước sang các hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ công. Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi, sự kết hợp giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế trong hoạt động cung cấp dịch vụ đang trở nên phổ biến. Hoạt động cung cấp dịch vụ thu phí vốn nằm trong tay Nhà nước đang được chuyển dịch dần sang khu vực tư (ví dụ các văn phòng công chứng tư), Nhà nước chỉ đóng vai trò xúc tiến. Trong điều kiện chung hiện nay, hoạt động cung cấp dịch vụ công đang được Nhà nước thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ

tập trung vào những loại hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần, nhưng thiếu người cung cấp hoặc không muốn cung cấp và trong nhiều trường hợp cung cấp không hiệu quả. Cùng với sự phát triển của xã hội, chức năng cung cấp dịch vụ công từ phía cơ quan nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc cung cấp dịch vụ công thỏa mãn nhu cầu của người dân không chỉ do Nhà nước đảm nhiệm, mà nó còn dần được xã hội hóa với vai trò tham gia của các thành phần kinh tế khác dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Về mặt nguyên tắc, Nhà nước không nhất thiết phải trực tiếp cung cấp các dịch vụ công mà có trách nhiệm đảm bảo rằng các dịch vụ đó được cung cấp trên thực tế. Song hành với những cải cách về kinh tế và những đổi mới quan trọng trong hệ thống chính trị, thì vấn đề cải cách hành chính luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một khâu quan trọng mang tính đột phá, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền hành chính công vững mạnh, chuyên nghiệp hóa, muốn đạt được mục tiêu đó phải cải cách nền hành chính quốc gia, được phản ánh khá rõ nét qua “Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020”, trong suốt giai đoạn này, nền hành chính công Việt Nam đã được triển khai toàn diện trên nhiều nội dung cơ bản: Từ cải cách thể chế, tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, đến cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính công. Tuy nhiên, bên cạnh đó, DVHCC Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập như:

- DVHCC hoạt động kém hiệu quả do chịu sự cản trở và tác động của chính các yếu tố của bộ máy quan liêu chậm được đổi mới, chẳng hạn như: Thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà; quy trình cung ứng dịch vụ qua nhiều tầng nấc, phòng ban, các quy trình khác nhau; sự cửa quyền, nhũng nhiễu, quan liêu của những người trực tiếp cung ứng dịch vụ…

- Các thông tin cần thiết về thủ tục cũng như cách thức và quy trình thực hiện DVHCC, các thông tin về quy hoạch, đất đai, tài nguyên... chưa được công khai rõ ràng, minh bạch, nên dễ bị những người cung ứng dịch vụ lợi dụng để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà. Các đơn vị, tổ chức và người dân chưa thực sự dễ dàng, thuận tiện khi tiếp cận các thông tin trên và tiếp cận DVHCC.

- Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương còn quá rườm rà, phức tạp và chồng chéo, thậm chí khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau làm cho người cung ứng dịch vụ lúng túng, bị động; tổ chức, công dân tốn nhiều công sức khi thực hiện và vô hình trung sẽ dẫn đến đẩy người dân đứng về phía đối lập với chính quyền bằng cách trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với cơ quan nhà nước.

- Sự phân công, phân cấp trong việc cung ứng dịch vụ công chưa thực sự được đẩy mạnh theo hướng một công việc chỉ do một cơ quan giải quyết và chịu trách nhiệm mà vẫn còn tình trạng cấp trên ôm đồm, chưa muốn giao hoặc chưa tin tưởng vào khả năng của cấp dưới.

- Tình trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong việc tiếp cận DVHCC còn khá phổ biến: Doanh nghiệp nhà nước được ưu ái hơn so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh; người có chức quyền hoặc thân quen dễ tiếp cận các dịch vụ hơn người dân bình thường…

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người cung ứng dịch vụ còn nhiều bất cập, hạn chế; đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức nhất là người trực tiếp giải quyết các nhu cầu về DVHCC của tổ chức, công dân sa sút, biến chất; kỷ luật, kỷ cương công vụ chưa được siết chặt. (Nguyễn Văn Đồng, 2018).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm và các nghiên liên quan a) Bài học kinh nghiệm a) Bài học kinh nghiệm

Kinh nghiệm CCHC quốc tế rất phong phú, đa dạng. Trong thời gian tới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết của Đảng cầm quyền. Từ kinh nghiệm CCHC của một số quốc gia nêu trên, ta thấy rằng sở dĩ việc tổ chức, thực hiện CCHC tại các nước này thành công là nhờ sự kiên quyết của Đảng cầm quyền mà đại diện là Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước... tùy theo thể chế chính trị tại mỗi quốc gia. Phải có quyết tâm và sự lãnh đạo quyết liệt từ ngay cấp cao nhất của hệ thống chính trị thì cải cách mới có thể thành công.

Thứ hai, cải cách bắt đầu từ thay đổi nhận thức. Cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong quan điểm và nhận thức về cải cách của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền và người dân về chủ trương, đường lối cải cách do Đảng cầm quyền lãnh đạo. CCHC làm thay đổi nhận thức về vai trò và chức năng của nhà nước (trong bối cảnh thế giới liên tục biến động và phát triển) từ quản lý sang hỗ trợ và phục vụ. Mục tiêu của cải cách là lấy yêu cầu của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp làm cơ sở cho những quyết sách của nhà nước với phương châm phục vụ là công khai, minh bạch và thuận lợi. Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo nên tập trung vào 4 loại chức năng cơ bản: điều tiết kinh tế, giám sát thị trường, quản lý xã hội và cung ứng một phần dịch vụ công. Ngoài ra, cùng với việc tinh giản bộ máy, giảm số lượng cán bộ, công chức là nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm với công việc, tinh thần thái độ phục vụ người dân và chế độ đãi ngộ tương xứng và minh bạch. Đây là tổng hợp một số các giải pháp từ nhận thức đến quan điểm và những quy tắc, phương thức tổ chức hoạt động nhằm từng bước chuyển đổi vai trò của nhà nước để thích hợp với yêu cầu mới của một xã hội đang phát triển không ngừng và có xu thế hội nhập rất cao (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020).

Thứ ba, cải cách cần được tiến hành một cách kiên trì, lâu dài và đồng bộ, toàn diện trong toàn bộ hệ thống chính trị và hành chính. Chúng ta thấy rất nhiều nước bắt đầu CCHC từ rất lâu (Malaysia từ những năm 60 thế kỷ trước, Singapore cải cách từ đầu những năm 70, Trung Quốc từ năm 1979...) đã tiến hành hàng chục năm và chưa có dấu hiện kết thúc, hay nói cách khác là cải cách một cách liên tục, kéo dài đến nay và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Tại quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thể chế chính trị là Trung Quốc, cải cách được tiến hành toàn diện tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong đó CCHC tại cơ quan hành pháp giữ vai quan trọng.

Thứ tư, xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng lực, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới. Kinh nghiệm CCHC của các nước trên thế giới cho thấy việc xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đủ năng lực chuyên môn, tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực hiện công vụ có vai trò rất quan trong trong thành công của cải cách. Nhu cầu cần đáp

ứng của xã hội ngày càng cao và đa dạng, vì vậy đội ngũ cán bộ, công chức cần được thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực thực hành, kỹ năng giải quyết các vấn đề mới mà thực tiễn luôn đặt ra. Việc đưa ra các quyết sách phù hợp với từng ngành, từng địa phương, với từng hoàn cảnh và điều kiện, trên cơ sở các mục tiêu chung, đòi hỏi cán bộ, công chức phải có năng lực phù hợp và liên tục được tăng cường.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu phát triển là việc làm lâu dài, bắt đầu tư khâu tuyển dụng cán bộ, công chức cho đến đào tạo, phát triển, đề bạt hay khen thưởng cần hợp lý, rõ ràng, minh bạch. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý là một động lực rất lớn giúp cho cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quan tâm đến chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, trước hết là chế độ lương, thưởng và các điều kiện bảo đảm cho cán bộ công chức toàn tâm và có trách nhiệm với công việc và đồng thời hoàn thiện hệ thống thể chế trong nền công vụ, bảo đảm rõ ràng về thẩm quyền, tính trách nhiệm đối với từng vị trí, chức danh.

Thứ năm, tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính quốc gia. Trong thời đại internet, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão là xu thế hội nhập quốc tế thì tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của BMHC nhà nước (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020).

Thứ sáu, vận dụng các bài học kinh nghiệm, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế về CCHC. Các quốc gia tiến hành cải cách nền hành chính đều nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CCHC, mặc dù không có khuôn mẫu hay trình tự nhất định cho CCHC của từng nước, tuy nhiên việc cử các tổ chức, cá nhân đi nghiên cứu học tập CCHC tại các quốc gia đã tiến hành cải cách để về vận dụng vào nước mình là việc làm rất cần thiết. Ngoài ra, có thể nghiên cứu kinh nghiệm của Ai Cập khi đã kêu gọi được nguồn vốn quốc tế (cụ thể là từ Mỹ) phục vụ CCHC và phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2020).

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)