a) Mô hình mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của Zeithmal & Bitner (2000)
2.1.4.4. Đánh giá sự hài lòng của ngƣời dân đối với dịch vụ hànhchính công cấp xã, phƣờng
xã, phƣờng
Sự hài lòng của người dân về việc sử dụng các dịch vụ hành chính công là điều tiên quyết để đánh giá mức độ hài lòng khi người dân đối với dịch vụ hành chính công khi người dân lên thị trấn làm các thủ tục liên quan đến hành chính công.
Sự hài lòng của người dân với các dịch vụ hành chính công đều được thể hiện rõ qua các tác nhân liên quan, các nhân tố tạo nên sự hài lòng đó được đánh giá qua các chỉ tiêu, các tiêu chí hài lòng thông qua dịch vụ, các điều kiện tiếp xúc hay mong muốn của người dân khi sử dụng các dịch vụ hành chính công. Sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ hành chính công trên địa bàn, mức độ hiểu biết về các dịch vụ hành chính công, mức độ tiếp nhận các dịch vụ, chính sách hành chính công thông qua những văn bản quy định pháp luật về việc sử dụng dịch vụ hành chính công đối với người dân và cán bộ công chức khi thực hiện dịch vụ hành chính công.
Các văn bản quy định, các bộ luật sửa đổi khi thực hiện dịch vụ hành chính công đều được công khai, minh bạch để cho người dân đến làm thủ tục đều được biết rõ những quy định khi làm thủ tục tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả lời kết quả, được các cán bộ nhân viên hướng dẫn khi làm thủ tục, những giấy tờ liên quan đến các thủ tục, công chứng và chứng thực khi làm thủ tục, những pháp lý liên quan đến hồ sơ, những thủ tục cần thiết khi đến làm hồ sơ, đều được hướng dẫn chi tiết.
Cán bộ, công chức đều được tập huấn bài bản, có trình độ cao trong việc xử lý và tiếp nhận hồ sơ, các kỹ năng xử lý hồ sơ bài bản, nhanh gọn, làm việc hiệu quả, tránh để tình trạng người dân đợi lâu mỗi khi làm thủ tục, hồ sơ tại văn phòng. Người dân được các cán bộ, nhân viên tại văn phòng tiếp đón chu đáo, giải đáp hết mọi thắc
mắc, giải quyết những vấn đề khó khăn mà người dân đang gặp phải, hướng dẫn tận tình, chi tiết khi người đân đến làm thủ tục.