Các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 63 - 68)

- Báo cáo khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã, tỉnh Điện Biên (2014), Sở y tế tỉnh Điện Biên đã tiến hành khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã, kết quả cho thấy một số phát hiện về mức độ sẵn có và mức độ sử dụng dịch vụ; đánh giá của người dân về thái độ của cán bộ y tế xã; đánh giá của người sử dụng dịch vụ y tế tuyến xã; mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ về các dịch vụ y tế tuyến xã.

- Báo cáo Khảo sát sự hài lòng của người dân về dịch vụ đăng ký khai sinh cho trẻ em tại các xã thuộc địa bàn khó khăn (2015), UBND tỉnh Lào Cai – UNICEF.

Báo cáo Khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ đăng ký khai sinh cho trẻ em tại các xã thuộc địa bàn khó khăn tỉnh Lào Cai năm 2015 đã chỉ ra những phát hiện mề mức độ tiếp cận của người sử dụng dịch vụ, chi phí sử dụng dịch vụ, các kiến nghị của người sử dụng dịch vụ, cảm nhận chung của người sử dụng dịch vụ.

- Theo Đỗ Thanh Mai (2012), mô hình sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến phù hợp với thực tế xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam, đã đề xuất mức độ dịch vụ hành chính công, mã hóa phần mẫu nghiệp vụ, lựa chọn chiến lược quản lý quy trình phối hợp với của các môđun, ứng dụng Web Service trong việc liên kết các hệ thống thủ tục trong dịch vụ liên thông, các đề xuất về xác thực, bảo mật trong dịch vụ liên thông.

- Tác giả Nguyễn Quang Thủy (2011), Nghiên cứu sự hài lòng của người dân trong việc sử dụng dịch vụ hành chính công ở thành phố Kon Tum, đã chỉ ra các nhân tố về độ tin cậy, chất lượng dịch vụ, đội ngũ cán bộ công chức, chi phí và thời gian, mối quan hệ của các nhân tố

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Trâu Quỳ là một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà nội ở tọa độ 21° 1′ 7.68″ N, 105° 56′ 13.92″ E21.0188, 105.9372. Vị trí địa lý của thị trấn Trâu Quỳ được xác định:

- Phía đông giáp các xã Phú Thị, Dương Xá;

- Phía tây giáp quận Long Biên và xã Đông Dư, huyện Gia Lâm;

- Phía nam giáp xã Đa Tốn;

- Phía bắc giáp quận Long Biên và các xã Cổ Bi, Đặng Xá, huyện Gia Lâm.

Thị trấn Trâu Quỳ nằm trên quốc lộ 5A, cách trung tâm Hà Nội 12km. Với vị trí địa lý này, thị trấn Trâu Quỳ có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hướng phát triển dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Có địa hình bằng phẳng, nằm ngay sát trung tâm thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên là 752,9 ha được phân chia gồm 4068 hộ gia đình với 17,857 nhân khẩu. Thị trấn Trâu Quỳ là một thị trấn có 15% số hộ dân làm về nông nghiệp. Những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn luôn phát triển toàn diện trên các lĩnh vực an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Thị trấn Trâu Quỳ có điều kiện khí hậu chung của Thành phố Hà Nội, một năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình cao nhất là 38C, mưa tập trung nhiều từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 8C đến 10C.Độ ẩm trung bình trong năm: 84,5%.

Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.

Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.

Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Cho nên có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay.

3.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Trâu Quỳ là vùng đồng bằng, bằng phẳng với tổng diện tích tự nhiên 752,9 ha, được phân bổ cho nhiều mục đích sử dụng đất khác nhau. Là thị trấn mà nền sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa nên diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cùng với việc triển khai xây dựng đường giao thông nông thôn, xây dựng những tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, thu hồi một số đất nông nghiệp để xây dựng cầu đường đi lại, có một phần đất nông nghiệp bị thu hồi lại xây dựng các nhà máy, xí nghiệp và chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

Dưới đây là bảng 3.1 là tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Trâu Quỳ giai đoạn 2018 – 2020. Từ bảng số liệu thống kê tại thị trấn, ta có thể thấy năm 2018 diện

tích đất nông nghiệp đạt 125.8 ha tới năm 2020 diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn 104.9 ha chiếm 13.93% tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất nông nghiệp giảm thì diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do một phần diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích khác, phù hợp với quá trình phát triển xã hội hiện nay.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của thị trấn Trâu Quỳ (2018 – 2020)

(Nguồn: Ban địa chính thị trấn Trâu Quỳ & tính toán của tác giả)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 19/18 20/19 BQ

Tổng DT đất tự nhiên 752.90 100.00 752.90 100.00 752.90 100.00 100.00 100.00 100.00

Đất nông nghiệp 125.8 16.7 117.85 15.65 104.9 13.93 93.71 88.97 91.34

Đất sản xuất nông nghiệp 94.2 74.9 91.8 12.19 84.66 11.24 97.45 92.22 94.84 Đất trồng cây lâu năm 31.56 25.10 26.05 3.46 20.19 2.68 82.54 77.50 80.02

Đất phi nông nghiệp 627.1 83.30 635.05 84.35 648.1 86.07 101.26 102.05 101.65

Đất thổ cư 351.93 56.12 363.88 57.30 423.88 65.41 103.40 116.49 109.94 Đất chuyên dùng 189.12 30.16 197.15 31.04 150.36 23.20 104.25 76.27 90.26

Đất nghĩa trang 9.88 1.58 7.28 1.15 5.88 0.91 73.68 80.77 77.23 Đất mục đích công cộng 67.42 10.75 57.79 9.10 58.98 9.10 85.72 102.06 93.89

Với quá trình đô thị hóa ngày càng cao và sự gia tăng dân số, nhu cầu về nhà ở của người dân ngày càng tăng cao, từ 351,93 ha năm 2018 chiếm 56,12% lên 423,88 ha năm 2020 chiếm 65,41% tổng cơ cấu đất phi nông nghiệp.

Đối với các loại đất phi nông nghiệp khác thì cũng có xu hướng tăng dần theo các năm và cũng có một số giữ nguyên diện tích đất như: đất chưa sử dụng, đất nghĩa trang. Các loại đất khác tăng dần theo từng năm. Đất cho mục đích công cộng tăng lên từ 67,42 ha chiếm 10,75% năm 2018 nhưng đến năm 2020 có xu hướng giảm là 58,98 ha chiếm 9,1%. Đất phục vụ cho sản xuất chuyên dùng tăng từ 189,12 ha chiếm 30,16% năm 2018 đến năm 2020 là giảm còn 150,36 ha chiếm 23,2%.

Nhìn chung, qua 3 năm diện tích đất tương ứng với mục đích sử dụng khác nhau có sự thay đổi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tăng hoặc giảm không nhiều. Trong những năm gần đây, thị trấn Trâu Quỳ quan tâm và chú trọng nhiều hơn công tác phân bổ và sử dụng đất đai sao cho phù hợp, tránh tình trạng lãng phí đất và đem lại năng suất cao hơn trong sản xuất.

3.1.2.2. Tình hình cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng

Bảng 3.2: Hệ thống cơ sở hạ tầng thị trấn Trâu Quỳ

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng

Một phần của tài liệu HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)