Thực nghiệm biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 89)

3.4.1. Mục đích thực nghiệm

Tiến hành các biện pháp đã xây dựng vào quá trình KT-ĐG KQHT môn KHTN nhằm KT-ĐG một số năng lực chung, năng lực giáo dục HS qua đó chứng minh giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.

3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

- Nội dung thực nghiệm gồm hai biện pháp:

1) Xác định các mục tiêu về năng lực cần KT-ĐG;

2) Xây dựng bài KT-ĐG thường xuyên và định kỳ các môn KHTN theo tiếp cận năng lực.

- Đối với nhóm HS đối chứng: Thực hiện việc KT-ĐG KQHT môn Hoá học 9 theo cách thông thường (theo phương pháp truyền thống), không có sự áp dụng các biện pháp trên.

- Hình thức thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm song song giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.

3.4.3. Giả thuyết thực nghiệm

Nếu sử dụng các biện pháp đã xây dựng vào quá trình KT-ĐG KQHT môn Hoá học 9 THCS thì sẽ ĐG được mức độ thể hiện các năng lực đó của HS, đồng thời đảm bảo kết quả mà HS đạt được mang tính ổn định.

3.4.4. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

- Môn Hoá học 9 THCS.

- THCS Phú Thọ và THCS Hậu Giang; có nhiều điểm tương đồng về mặt (số lượng, chất lượng học tập…), theo đánh giá của giáo viên giảng dạy.

- Lớp đối chứng: 9/8 và 9/5

Bảng 3.2. Các lớp dạy thực nghiệm và đối chứng

STT Trường THCS Giáo viên Lớp TN Lớp ĐC

Lớp Số HS Lớp Số HS

1 Phú Thọ Trần Lợi Lợi 9/2 44 9/8 45

2 Hậu Giang Nguyễn Thành Nhân 9/3 45 9/5 46

3.4.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá

3.4.5.1. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính

Điều tra cho HS và GV về các đề KT-ĐG đã xây dựng, phương thức KT-ĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình Hóa học lớp 9.

3.4.5.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng

Để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp sử dụng chúng tôi đưa ra phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng theo các tham số đặc trưng thống kê như sau:

(1)Trung bình cộng (𝑿), là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu. + Điểm trung bình của các bài KT bằng công thức: 𝑥 ̅ =∑10𝑖=1𝑥𝑖𝑓𝑖

𝑁 , trong đó N là số bài KT (số HS làm bài KT), xi là loại điểm (thí dụ: điểm 0, 1,...,10) và (fi) là tần số các điểm mà HS đạt được.

(2) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: phản ánh sự sai lệch của các số liệu xung quanh giá trị trung bình cộng. Muốn tính được độ lệch chuẩn (S) thì trước hết phải tính được tham số phương sai (S2)

+ Phương sai được tính bằng công thức: s2 = ∑ (𝑥𝑖−𝑥̅)

2.𝑓𝑖 10

𝑖=1

𝑁−1 + Độ lệch chuẩn được tính bằng công thức: s = √∑10𝑖=1(𝑥𝑖−𝑥̅)2.𝑓𝑖

𝑁−1 S có giá trị càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.

(3) Hệ số biến thiên (V)

Hệ số biến thiên (hệ số phân tán) V = 𝑆

𝑥̅ (%). hệ số này càng thấp thì phương pháp sử dụng càng có ý nghĩa.

- Khi hai bảng số liệu có giá trị TB cộng bằng nhau, thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.

- Nếu hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn hơn thì nhóm đó có trình độ cao hơn.

(4) Phép thử t-Student

Khi so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đã sử dụng phép thử Student để đánh giá sự sai khác về kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC:

t = (𝑥 TN – 𝑥ĐC)√𝑆 𝑛

𝑇𝑁2 +𝑆Đ𝐶2 Trong đó:

n: Tổng số học sinh của 2 lớp thực nghiệm.

𝑥TN: Trung bình cộng của lớp thực nghiệm

𝑥ĐC Trung bình cộng của lớp đối chứng

S2TN, S2ĐC Lần lượt là phương sai của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lấy thêm đại lượng  là xác suất sai số (0,001 ÷ 0,05) và độ lệch chuẩn tự do k = 2n -2.

Nếu t > tα thì sự khác nhau giữa 𝑥 TN và 𝑥 ĐC là có ý nghĩa.

Nếu t < tα thì sự khác nhau giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa.

3.4.6. Tổ chức thực nghiệm

3.4.6.1. Đo đầu vào

- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm và đối chứng. - Xác định các năng lực cần KT-ĐG ở HS.

- Lựa chọn một số câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra trong bộ công cụ KT-ĐG để cho HS thực hiện trong quá trình thực nghiệm.

- Xây dựng bảng ma trận hai chiều trong bài kiểm tra để ĐG các năng lực và ĐG các câu hỏi, bài tập đã lựa chọn.

3.4.6.2. Tổ chức tác động

- Khảo sát trình độ đầu vào của HS nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: Đo lường một số năng lực chung của HS nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi tổ chức thực nghiệm.

- Thực hiện KT-ĐG một số năng lực như đã nêu trong giới hạn thực nghiệm theo quy trình đã xác lập ở biện pháp: Xác định các mục tiêu về năng lực cần KT- ĐG; Xây dựng bài KT-ĐG thường xuyên và định kỳ các môn KHTN theo tiếp cận năng lực.

3.4.6.3. Đo đầu ra

Sau khi tiến hành thực nghiệm, KT-ĐG mức độ năng lực đầu ra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bằng các bài kiểm tra đầu ra. Đồng thời tiến hành khảo sát thực nghiệm bằng phỏng vấn sau thực nghiệm để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu.

Các kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục bằng phần mềm SPSS for Windows.

3.4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm

- Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với 2 bài kiểm tra 15 phút và 1 bài kiểm tra 45 phút dành cho 2 lớp TN và 2 lớp ĐC tại 2 trường THCS Phú Thọ và THCS Hậu Giang với các đề đã biên soạn trong chương trình hoá học THCS.

- Phỏng vấn, phát phiếu thăm dò cho 25 GV bộ môn Hoá học của quận 11 và hơn 200 HS của 2 trường về phương thức KT-ĐG và bộ câu hỏi KT-ĐG đã xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực HS.

Nội dung phiếu điều tra (xem phần phụ lục) 3.4.7.1. Về định tính

a) Kết quả thăm dò giáo viên và học sinh về biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh

* Đối với giáo viên

Tiến hành thu phiếu và tổng hợp phiếu điều tra của GV dạy môn Hóa học thuộc các trường THCS (Phiếu số 3), chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3. Kết quả thăm dò GV về biện pháp KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS

TT Câu hỏi Không

1 KT – ĐG theo hướng tiếp cận năng lực có phù hợp với

chương trình hóa học THCS không? 100% 0%

2 Việc thiết kế đề KT theo hướng tiếp cận năng lực HS có

dễ thực hiện không? 70% 30%

3 Việc KT – ĐG KQHT của HS theo hướng tiếp cận năng

lực có giúp đổi mới phương pháp dạy học không? 100% 0%

4 Bộ câu hỏi đã thiết kế có phù hợp với năng lực của HS

không? 89% 11%

Như vậy, đa số GV đánh giá cao biện pháp KT-ĐG theo hướng phát triển năng lực HS. Các GV đều khẳng định việc KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS sẽ giúp đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học của HS.

Trích dẫn một số ý kiến của GV về biện pháp KT-ĐG theo hướng tiếp cận năng lực HS.

- Thầy N.T.N (GV Hoá trường THCS H.)

Kiểm tra – đánh giá theo tiếp cận năng lực học sinh đã tạo động lực học tập rất nhiều ở các em. Chất lượng dạy học bộ môn đã có những bước tiến triển so với cách kiểm tra – đánh giá như trước đây.

- Cô: T.L.L. (GV Hóa trường THCS P.)

Việc tiếp cận đề thi theo hướng phát triển năng lực người học là hướng đi đúng đắn, phù hợp với lộ trình cải cách giáo dục của BGD. Đề ra đã thể hiện được mực độ phân loại được năng lực người học, đề ra bám chương trình, có sử dụng thực nghiệm, thí nghiệm, hình vẽ và đặc biệt có nhiều liên hệ với thực tiễn. Học sinh rất thích với hình thức kiểm tra, đánh giá như thế này

- Thầy: N.K.L (GV Hóa trường THCS C.)

Các câu hỏi trong để thì rất hay, không nặng nề về tính toán phi thực tiễn, kết quả đánh giá người học khá toàn diện, và chính xác. Đề thi đã kích thích sự đam mê

thích thú cho người học. Chúng tôi sẽ cố gắng học hỏi để đưa vào sử dụng ngay với hình thức kiểm tra theo hướng phát triển năng lực người học.

- Thầy N.T.T. (GV Hoá trường THCS P.)

Qua bài kiểm tra, đánh giá đã xác định được mục đích của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của học sinh với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học của GV và HS.

- Thầy: H.T.T (GV Hóa trường THCS L.)

Thực tế hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển người học chúng tôi cũng đã được tập huấn năm 2014 và đã triển khai, tuy nhiên do đang còn mới, còn lúng túng trong triển khai nên sự chuẩn bị đề thi, chương trình chưa thật sự chu đáo vì vậy hiệu quả chưa thực sự khác biệt. Khi tôi cho HS thực hiện đề tài này thấy các em làm bài chăm chú, kết quả phản ánh đúng, toàn diện năng lực người học. Điều đặc biệt đề thi đã khiến các em thấy được vai trò to lớn của hóa học trong thực tiễn.

* Đối với học sinh

Tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến cho HS ở trường THCS Phú Thọ và trường THCS Hậu Giang về phương thức KT-ĐG theo chuẩn KT-KN theo định hướng năng lực trong bộ đề đã tiến hành kiểm tra, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4. Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh về biện pháp KTĐG

TT Câu hỏi Không

1 Các câu hỏi trong đề có vừa sức với em không? 78% 22%

2 Em có thích phương pháp kiểm tra có gắn với những

câu hỏi thực tế không? 96,40% 3,60%

3 Em có thích phương pháp kiểm tra có sự kết hợp giữa

TNKQ và tự luận không? 68,20% 31,80%

4 Em có vận dụng được kiến thức của mình để làm tốt

5 Những câu hỏi trong đề kiểm tra có khác lạ so với đề

kiểm tra bình thường không? 75,40% 24,60% Hầu hết HS đều tỏ ra rất hứng thú với phương thức KT-ĐG mới. Có đến 78% cho rằng bài KT là vừa sức với các em. Số lượng HS vận dụng được kiến thức của mình để làm bài kiểm tra cũng khá cao chiếm 72,3%. Kết quả này cho phép khẳng định được tính hiệu quả của bộ câu hỏi theo hướng tiếp cận năng lực HS đã xây dựng ở chương 2. Có 75,40% học sinh nhận định những câu hỏi trong đề kiểm tra có khác lạ, có những kiến thức thực tế hơn so với đề kiểm tra bình thường. Khi được hỏi, có một số ý kiến từ HS chúng tôi đã ghi lại như sau:

- Em T.M.A (lớp 9/2 trường THCS P.)

So với các bài kiểm tra lần trước thì bài kiểm tra này ít tính toán hơn, liên hệ thực tế nhiều hơn khiến em rất thích thú. Em thấy học và kiểm tra như thế này có ý nghĩa tốt hơn trước đây. Thực chất em đã có quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời là làm các bài tập tính toán phức tạp phi lý thuyết để làm gì?

- Em T.M.Q (lớp 9/8 Trường THCS P.)

Em thấy sau khi làm đề kiểm tra thấy nhẹ nhàng. Có những câu em làm sai, nhưng sau khi biết đáp án em đã sáng tỏ được nhiều điều lý thú. Với hình thức học và kiểm tra như thế này sẽ giúp chúng em học môn hóa nhẹ nhàng hơn, đam mê hơn và đặc biệt là áp dụng thực tiễn tốt hơn trước đây.

- Em T.B.K (lớp 9/2 trường THCS P.)

Cách ra đề kiểm tra để đánh giá học sinh theo em rất phù hợp. Rất nhiều kiến thức em đã tiếp thu sau khi học và kiểm tra bộ môn hoá như hiện nay. Em đã thích học tập bộ môn hoá so với học môn này ở lớp dưới.

-Em Đ. M. Đ. (lớp 9/8 trường THCS P.)

Theo em, cách KT-ĐG theo đề kiểm tra của GV làm em rất thích thú. Các kiến thức hoá học phù hợp với trình độ của học sinh như chúng em. Đề kiểm tra có sự vận dụng và liên hệ thực tế làm em và các bạn làm bài dễ dàng và đạt hiệu quả hơn trước rất nhiều.

Bài kiểm tra môn hoá vừa qua rất phù hợp với kiến thức mà em và các bạn học trên lớp. Trong bài kiểm tra có sự vận dụng kiến thức thực tế làm em rất thích, em và các bạn trong lớp làm rất tốt bài kiểm tra này.

- Em L.Q.T (lớp 9/3 trường THCS H.)

Các câu hỏi đã cung cấp cho em biết rất nhiều thông tin liên quan về các chất. Có những câu hỏi rất hay về hiện tượng ma trơi, cách sử dụng phân bón… Em mong rằng các thầy cô sẽ tiếp tục nghiên cứu và cũng cấp nhiều kiến thức thực tiễn hơn nữa cho chúng em để trong những tiết KT chúng em luôn tự tin và phát huy tối đa năng lực của mình.

- Em N.V.P (lớp 9/5 trường THCS H.)

Đề kiểm tra và các câu hỏi trắc nghiệm rất phù hợp với năng lực của em, em đã có thể làm tốt bài kiểm tra của mình so với trước đây rất nhiều. Em rất thích cách ra đề kiểm tra này của thầy bộ môn.

- Em N.T.T. (lớp 9/5 trường THCS H.)

Theo em, đề kiểm tra em làm tốt hơn so với các bài kiểm tra trước. Đề kiểm tra mang lại cho em sự hứng thú, có những kiến thức liên hệ thực tế em có thể làm được ngay. Em mong các thầy, cô các môn khác sẽ có cách ra đề giống như môn hoá.

- Em L.Q.A (lớp 9/3 trường THCS H.)

Các bài tập và kiểm tra của môn hoá học có sự vận dụng liên hệ thực tế, đề rất phù hợp với năng lực của chúng em. Lớp em và các bạn rất hứng thú với các bài tập và đề kiểm tra theo các dạng này.

- Em T.H.T. (lớp 9/5 trường THCS H.)

Qua đề kiểm tra môn hoá, em thấy bài có sự vận dụng kiến thức thực tế, bài kiểm tra đánh giá được trình độ tiếp thu bài của học sinh. Em rất mong muốn có những bài kiểm tra như thế.

Đa số các em HS đều cho ý kiến: Đề kiểm tra hơi lạ so với các bài kiểm tra hằng ngày vì cung cấp nhiều thông tin thực tiễn gắn với nội dung các em đã được học, phù hợp với năng lực của các em, kích thích được sự suy nghĩ của các em vì

hoàn toàn có thể tư duy được đồng thời giúp các em khắc sâu các kiến thức cơ bản của bộ môn, phát triển tư duy tổng hợp của các em.

b) Kết quả điều tra về các câu hỏi trong đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh

* Đối với GV:

Việc tạo đề theo ma trận dễ dàng hơn bởi lâu nay GV đã biết cách thiết kế ma theo hình thức KT – ĐG theo chuẩn KT – KN. Tuy nhiên GV sẽ mất nhiều thời gian hơn khi xây dựng các câu hỏi trong đề KT bởi vì những câu hỏi GV đưa ra đòi hỏi phải gắn liền với đời sống, với thực tiễn, các dẫn chứng xác thực và số liệu phù hợp. Sau khi có kết quả KT của HS, GV có thể biết kết quả học tập theo mức độ nhận thức của từng HS (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao) qua việc phân tích kết quả làm bài của HS so với chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xây dựng trong ma trận đề nên GV khẳng định việc KT này sẽ giúp GV nắm bắt được khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)