2.3. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn khoa học tự
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
10 Học sinh tự đánh giá 68 151 366 178 54 817 3,00 8
11 Học sinh đánh giá lẫn nhau 28 177 271 260 81 817 2,77 10
Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.16, ý kiến của HS khá tương đồng với ý kiến GV, cụ thể là hình thức được HS cho là GV sử dụng nhiều nhất trong KT-ĐG KQHT môn KHTN theo tiếp cận năng lực là thảo luận nhóm với điểm trung bình 4,30 (thuộc mức giữa từ thường xuyên đến rất thường xuyên). Các phương pháp, hình thức được GV thường xuyên sử dụng là kiểm tra tự luận, quan sát, xemina. Còn phương pháp ít được sử dụng nhất cũng được HS lựa chọn là HS ĐG lẫn nhau và dự án học tập.
Việc các hình thức thảo luận nhóm, xemina, kiểm tra tự luận được sử dụng với mức độ thường xuyên đã phản ánh đúng thực trạng nội dung KT-ĐG đã nêu trên. Bởi những bài tập, nhiệm vụ GV thường cho HS làm cũng là những nhiệm vụ liên quan đến các hình thức này.
Ngoài ra, có thể nhận thấy các phương pháp, hình thức dạy học như thảo luận nhóm, xemina, đóng vai được GV sử dụng khá nhiều trong KT-ĐG các môn KHTN theo tiếp cận năng lực cho thấy họ đã chú ý kết hợp ĐG với dạy học, ĐG trong quá trình dạy học. Bởi ĐG năng lực cần cả một quá trình với nhiều hoạt động khác nhau chứ không phải chỉ là ĐG tại một thời điểm.
2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học tập
GV cũng khá thường xuyên thực hiện KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực. Tuy nhiên, việc thực hiện còn có nhiều hạn chế, chưa xác định được năng lực cụ thể để ĐG, chưa có tiêu chí ĐG năng lực cũng như xác định được mức độ đạt năng lực của HS. Vì vậy, chúng tôi đã tìm hiểu những khó khăn của quá trình KT-ĐG KQHT môn KHTN, để tìm ra nguyên nhân của những khó khăn đó, từ đó tìm ra cách thức khắc phục những khó khăn gặp phải.
GV giữ vai trò chủ đạo trong quá trình KT-ĐG các môn KHTN theo tiếp cận năng lực. Vậy khi tiến hành KT-ĐG, GV thường gặp những khó khăn gì?
Bảng 2.17. Những khó khăn của GV trong quá trình KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực
TT Tác dụng Mức độ 𝐗̅ TB Đồng ý Phân vân Không đồng ý SL % SL % SL % 1 Khó xác định được các năng lực cần KT-ĐG ở môn KHTN 44 55,0 16 20 20 25 2,30 5 2 Khó xác định quy trình KT-ĐG
môn KHTN theo tiếp cận năng lực 46 57,5 20 25 14 17,5 2,40 4
3 Khó xây dựng được các nhiệm vụ
KT-ĐG năng lực 56 70 16 20 8 10 2,60 2
4 Khó xây dựng được các tiêu chí
KT-ĐG năng lực 62 77,5 18 22,5 0 0 2,78 1
5
Mất nhiều thời gian để xây dựng nhiệm vụ và các tiêu chí ĐG cũng như chấm điểm và phản hồi kết quả
50 62,5 18 22,5 12 15,0 2,48 3
6 Tính tự giác, tích cực trong KT-ĐG
của HS chưa cao 36 45 24 30 20 25 2,20 7
7 Thời lượng thực hành của môn học
ít 28 35 26 32,5 26 32,5 2,03 8
8 Số lượng học sinh trong một lớp
quá đông 40 50 20 25 20 25 2,25 6 Nhìn vào kết quả thu được từ bảng 2.17, chúng ta thấy khó khăn mà GV gặp phải nhiều nhất đó là “Khó xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực”. Khó khăn được GV xếp thứ hai là “Khó xây dựng được các nhiệm vụ KT-ĐG năng lực”. Vấn đề thứ 3 mà GV gặp phải là vấn đề thời gian: Việc xây dựng nhiệm vụ và tiêu chí KT- ĐG năng lực cũng như chấm điểm và phản hồi kết quả mất nhiều thời gian. Khó
khăn tiếp theo là “Khó xác định qui trình KT-ĐG KQHT môn KHTN theo tiếp cận năng lực”. Việc KT-ĐG môn KHTN theo tiếp cận năng lực là vấn đề còn mới mẻ, chưa được nhiều GV dạy các môn KHTN thực hiện, trong khi đó công việc xây dựng tiêu chí KT-ĐG và nhiệm vụ ĐG là những công việc khó, đòi hỏi GV phải có năng lực chuyên môn tốt, có hiểu biết rõ về loại hình KT-ĐG này thì mới có thể thực hiện được. Hơn nữa, việc này cũng chiếm rất nhiều thời gian đối với người GV.
2.3.4.2. Khó khăn từ phía HS
Bảng 2.18. Những khó khăn của HS trong quá trình KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực
TT Tác dụng
Mức độ
𝐗̅ TB
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
1 Bản thân HS còn thiếu tích cực
trong ĐG 393 48 272 33,3 152 18,6 2,29 5
2
Không được cung cấp các tiêu chí cụ thể để tự ĐG và ĐG bài làm của bạn
491 60,1 161 19,7 165 20,2 2,40 3
3 Ít thời gian dành cho việc thực
hiện nhiệm vụ được giao từ GV 393 48,1 123 15,1 301 36,8 2,11 6
4 Ít thời gian dành cho việc sửa
bài và phản hồi kết quả 503 61,6 151 18,5 163 19,9 2,42 2
5 Chưa được hướng dẫn cách thức
tự ĐG và ĐG lẫn nhau 534 65,4 104 12,7 179 21,9 2,43 1
6 Khó được sửa bài đến từng cá
nhân do lớp học đông 455 55,7 210 25,7 152 18,6 2,37 4 Khi thực hiện KT-ĐG KQHT, khó khăn mà HS cho là “Chưa được hướng dẫn cách thức tự ĐG và ĐG lẫn nhau”. Điều này cũng có nghĩa khả năng tự ĐG và ĐG của HS chưa được tốt. Do đó, cần có biện pháp để giúp HS phát huy các năng
lực này tốt hơn. Khó khăn thứ hai mà HS gặp phải là “Có ít thời gian dành cho việc sửa bài và phản hồi kết quả”. Đây là khó khăn chung mà cả GV và HS gặp phải. Khó khăn này khiến cho việc trả bài và phản hồi kết quả ít khi thực hiện nên cũng dẫn đến việc HS chưa được rèn luyện nhiều về năng lực ĐG và tự ĐG. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tiêu chí ĐG năng lực cụ thể, chi tiết là hết sức cần để HS tự ĐG và ĐG bài làm của bạn trong lớp.
Một khó khăn nữa cũng được nhiều HS lựa chọn là “Khó được sửa bài đến từng cá nhân do lớp học đông”. Với cách tổ chức lớp học đông như hiện nay (khoảng 45 HS/lớp) là một khó khăn không nhỏ để thực hiện KT-ĐG theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả.
* Nguyên nhân của các khó khăn
Trên cơ sở phân tích những khó khăn và trên cơ sở phân tích những thực trạng ở trên, chúng tôi nhận thấy những khó khăn mà GV và HS gặp phải khi thực hiện KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Về phía GV:
Năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, nhất là các giáo viên tuổi nghề còn ít, vốn sống chưa nhiều, chưa đủ thời gian trau dồi, tích luỹ bề dày và chiều sâu về kiến thức nên việc truyền thụ tri thức đến học sinh còn sơ sài, chưa có chiều sâu và thường yếu ở khâu liên hệ thực tiễn.
Còn không it giáo viên chưa thực hiện được thường xuyên việc đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của HS. Kĩ năng soạn câu hỏi TNKQ của nhiều GV chưa thành thạo nên chất lượng kiểm tra bằng phương pháp này không cao.
Trong KT – ĐG năng lực nghiệp vụ của GV thể hiện ở việc tiến hành các bước KT-ĐG kết quả học tập của học sinh vẫn chưa đạt yêu cầu. Về ý thức trách nhiệm của giáo viên, giáo viên giảng dạy có đủ nhiệt tình và tâm huyết để có thể giành thời gian của mình cho việc quan tâm tìm hiểu về cá nhân học sinh như: hứng thú, sở thích, năng lực...Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả học tập của các em được
toàn diện hơn, nhờ có sự tích hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá như: quan sát, thực hành, viết, vấn đáp...
Cũng còn một số ít giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình trong các phần công việc soạn, giảng bài, KT-ĐG kết quả của HS.
Hiểu biết về loại hình KT-ĐG KQHT theo tiếp cận năng lực của GV còn hạn chế. Có một số GV đã đề xuất ý kiến: “Cần tập huấn cho GV về cách thức KT-ĐG KQHT theo tiếp cận năng lực” để họ có thể vận dụng trong thực tiễn giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Chính vì chưa hiểu rõ bản chất và cách thực hiện KT- ĐG KQHT theo tiếp cận năng lực nên GV gặp khó khăn khi xây dựng bài tập ĐG năng lực, khó xây dựng được tiêu chí và khó xác định được các năng lực cần KT- ĐG cho HS qua các môn KHTN. Trò chuyện với chúng tôi, có GV cho biết: “Để soạn các bài tập để HS vận dụng KT, KN cũng không phải quá khó đối với GV. Nhưng xác định năng lực nào cần ĐG và xây dựng tiêu chí như thế nào để KT-ĐG năng lực đó là việc làm khó và mất thời gian”. Vì thế, đưa ra được hệ thống năng lực của môn học và cách thức xây dựng bài tập, xây dựng tiêu chí ĐG môn học theo tiếp cận năng lực để GV vận dụng vào thực tiễn là vấn đề rất cần thiết trong quá trình KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực.
+ Về phía HS:
Khó khăn mà HS gặp phải chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan là chưa được GV hướng dẫn cách ĐG, tự ĐG và chưa được cung cấp các tiêu chí cụ thể để ĐG. Vì vậy, GV cần phải cho HS tham gia vào quá trình ĐG, tham gia vào việc xây dựng tiêu chí ĐG và hướng dẫn cho HS cách ĐG và tự ĐG để HS thấy được ý nghĩa của ĐG và phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động của HS trong hoạt động KT-ĐG ở nhà trường.
Bên cạnh đó, có thể khẳng định, phần lớn học sinh chưa có động cơ mạnh mẽ trong học tập, mục đích học tập chưa đúng đắn- học vì điểm số, học để đạt danh hiệu nào đó. Nhiều HS chưa thực sự có nhu cầu, hứng thú đối với môn học và một sự thực là, cũng rất ít học sinh có lí tưởng sẽ học thật giỏi môn học này. Những học sinh được đánh giá là có ý thức tốt trong học tập môn học, cũng chỉ dừng lại ở mức
độ học bài đầy đủ (chủ yếu là học thuộc) và có tinh thần tích cực trong giờ học trên lớp.
Chưa kể đến một bộ phận không nhỏ HS, thờ ơ với môn học, luôn có thái độ đối phó với thầy(cô) một cách khôn khéo. Với tinh thần thái độ học tập như vậy thì không thể có kết quả KT-ĐG môn học tốt được. Để nâng cao hiệu quả KT-ĐG thì không chỉ có đổi mới phương pháp KT-ĐG mà trước hết cần nâng cao tính tích cực trong học tập của HS.
Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng trên đây, chúng tôi có cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm giúp cho qúa trình KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát chương 2 cho biết hầu hết GV và HS THCS quận 11 đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của KT-ĐG KQHT, chỉ còn một số lượng nhỏ HS chưa nhận thức đúng về vấn đề này. Các GV đều thấy được tầm quan trọng của các mục đích KT-ĐG nhưng họ đề cao nhất mục đích ĐG xác nhận KQHT của người học. Có một số GV và HS chưa nhận thức đúng về mối quan hệ giữa ĐG KQHT và quá trình dạy học. Nhận thức của GV và HS về các xu hướng KT-ĐG KQHT chưa thật toàn diện và đầy đủ.
Đa số Gv đã hiểu đúng về khái niệm KT-ĐG KQHT theo tiếp cận năng lực, nhưng vẫn còn có một số GV chưa hiểu đầy đủ về khái niệm này. Phần lớn GV và HS đã hiểu rõ vai trò của KT-ĐG KQHT các môn KHTN đối với việc phát triển năng lực của HS, song vẫn còn một số tác dụng chưa được GV và HS nhận thức đầy đủ.
GV đã hướng đến ĐG năng lực của HS trong quá trình dạy và học các môn KHTN. Tuy nhiên việc KT-ĐG này chưa được triệt để, toàn diện và đầy đủ bởi cách thức chấm điểm của GV là chấm điểm nội dung chứ chưa chú ý đến chấm điểm năng lực. GV chưa xác định được tiêu chí ĐG của từng năng lực, do đó họ chưa ĐG được mức độ đạt được các năng lực của HS trong quá trình dạy học các môn KHTN.
Kết quả khảo sát này là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề ra các biện pháp ĐG KQHT của HS THCS theo tiếp cận năng lực, nhằm khắc phục những tồn tại của thực trạng trên, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của dạy học và KT- ĐG KQHT các môn KHTN ở các trường THCS hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố Hồ