Biểu đồ phân loại học sinh theo kết quả điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 101 - 169)

Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

Bài kiểm tra Lớp Tổng HS 𝒙̅ S2 S V(%) tTN tLT Lần 1 TN 89 7,2 2,14 1,46 20,31 3,0 1,96 ĐC 91 6,53 2,41 1,55 23,77 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 % HS đạt điểm Xi tr ở xu ốn g Điểm Xi

Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra số 3

TN ĐC 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 45.0 50.0 YK TB K G

Biểu đồ phân loại HS theo kết quả điểm

TN ĐC

Lần 2 TN 89 7,25 2,35 1,53 21,14 2,94 1,96 ĐC 91 6,55 2,72 1,65 25,17

Lần 3 TN 89 7,13 2,23 1,49 20,94 3,04 1,96 ĐC 91 6,45 2,34 1,53 23,71

Bảng 3.11. Trung bình cộng; Phương sai; Độ lệch chuẩn và Độ biến thiên

Nội dung TN ĐC

Điểm trung bình cộng 𝒙̅ = 6.45 𝒙̅ = 5.46

Phương sai S2 = 1.82 S2 = 2.57

Độ lệch chuẩn S= 1.35 S = 1.60

Độ biến thiên 20,93% 29,3%

3.4.7.3. Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh các lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm chính.

- Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các nhóm thực nghiệm luôn thấp hơn các nhóm đối chứng.

- Tỉ lệ % HS đạt khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở các lớp đối chứng.

- Đồ thị đường lũy tích của các nhóm thực nghiệm luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích của các nhóm đối chứng.

- Điểm trung bình cộng của các nhóm thực nghiệm bao giờ cũng cao hơn các nhóm đối chứng 𝑥̅TN > 𝑥̅ĐC

- Giá trị độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên V của các nhóm thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn các nhóm đối chứng, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm thực nghiệm nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm thực nghiệm đồng đều hơn so với các nhóm đối chứng.

- Trong luận văn đã sử dụng phép thử t để kiểm nghiệm cho thấy tTN> tĐC, chứng tỏ sự khác nhau giữa 𝑥̅TN và 𝑥̅ĐC do tác động của phương án thực nghiệm là có ý nghĩa so với mức độ ý nghĩa 0,05.

- Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu và phân tích chất lượng HS làm bài qua từng phần kiến thức theo chuẩn KT-KN như sau:

Bảng 3.12. Phân loại kết quả KT của nhóm TN theo chuẩn KT-KN

Nội dung chính Nhận biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao HS đạt % HS đạt % HS đạt % HS đạt % Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ 77 97.46 75 95 72 91.13 70 88.6 Tính chất của kim loại 76 96.2 74 93.67 70 88.6 69 87.3

Vận dụng thực hành 75 95 73 92.4 68 86 60 76

Bảng số liệu cho thấy, việc KT-ĐG theo chuẩn KT-KN giúp GV phân loại được HS, nhiều HS nhận biết tốt phần kiến thức này nhưng lại không nhận biết tốt phần kiến thức khác; nhiều HS có khả năng nhận biết và hiểu được kiến thức nhưng kĩ năng vận dụng các kiến thức đó vào các bài toán cụ thể chưa đạt .Việc phân tích kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực sẽ giúp GV bồi dưỡng cho HS những phần kiến thức mà HS đang thiếu và yếu qua đó sẽ nâng cao chất lượng dạy học.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1 và các biện pháp đã đề xuất ở chương 2, trong chương này, chúng tôi đã giải quyết các vấn đề sau:

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường: THCS Phú Thọ và THCS Hậu Giang thuộc quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.

- Việc thực nghiệm sư phạm đã được thực hiện đúng theo kế hoạch.

- Về cơ bản, GV dạy các lớp thực nghiệm đã thực hiện đúng giáo án thực nghiệm và nắm được tinh thần, thái độ, chất lượng của HS trong giờ lên lớp.

Kết quả TNSP cho thấy việc đề xuất KT-ĐG KQHT môn KHTN (trong đó có môn Hóa học) của HS theo định hướng phát triển năng lực có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về hoạt động KT-ĐG KQHT của HS hiện nay. Thông qua việc KT-ĐG KQHT theo chuẩn KT-KN giúp GV đánh giá đúng năng lực của HS để phân loại bồi dưỡng HS; giúp HS thấy được KQHT của mình qua đó bắt buộc GV và HS phải điều chỉnh quá trình dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường phổ thông.

Thực nghiệp sư phạm đã khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn. Việc KT-ĐG KQHT theo chuẩn KT-KN đã tạo nên tính chính xác, công bằng, khách quan trong KT-ĐG KQHT môn KHTN của HS THCS.

Việc KT-ĐG kết quả học tập HS là một phần không thể thiếu của quá trình dạy học trong trường phổ thông. Kết quả học tập của học sinh được hình thành và chịu tác động từ nhiều yếu tố tác động đến quá trình dạy học như: việc dạy của giáo viên, việc học của học sinh, vấn đề quản lí giáo dục, các dịch vụ giáo dục, ảnh hưởng của gia đình và xã hội tới quá trình giáo dục, dạy học ... Vì vậy, để cải thiện kết quả học tập thì cần phải tác động từ nhiều phía làm sao để các yếu tố khác luôn có ảnh hưởng tích cực đến việc học của học sinh, giúp các em luôn thoải mái, chủ động trong việc học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, qua kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học nêu ra của luận văn và rút ra một số kết luận:

- Dạy học và KT-ĐG theo tiếp cận năng lực đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, đồng thời cũng là một chủ trương, yêu cầu của việc đổi mới toàn diện và sâu sắc giáo dục Việt Nam. Môn KHTN là môn học đặc thù trong nhà trường THCS, có khả năng cùng với các môn học khác trong việc hình thành, phát triển các năng lực cho HS THCS. Vì thế, nghiên cứu KT-ĐG KQHT các môn KHTN theo tiếp cận năng lực là hết sức cần thiết giúp HS hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt trong tương lai.

- Trong dạy học các môn KHTN ở THCS, đổi mới KT-ĐG giúp GV đánh giá đúng kết quả học tập của HS và hiệu quả giảng dạy của mình để điều chỉnh việc dạy học, góp phần phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành bộ môn, giáo dục thái độ tình cảm đúng đắn cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

- Qua nghiên cứu thực trạng KT-ĐG KQHT các môn KHTN có thể thấy: GV và HS đã có nhận thức đúng về vai trò của KT-ĐG KQHT các môn KHTN. Các GV cũng đã hướng đến ĐG các năng lực của HS trong quá trình dạy học các môn KHTN nhưng việc KT-ĐG chưa được thực hiện triệt để, toàn diện, đầy đủ, chưa xác định được mức độ năng lực đạt được của HS.

- Để khắc phục những tồn tại trong KT-ĐG, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp cụ thể để KT-ĐG KQHT các môn KHTN của HS, đó là: Xác định mục tiêu về năng lực cần KT-ĐG ở các môn KHTN; Xác định quy trình KT-ĐG các môn KHTN; Xây dựng cách thức kết hợp các KQ KT-ĐG bộ phận các môn KHTN; Xây dựng bộ công cụ KT-ĐG KQHT các môn KHTN; Xây dựng bài KT-ĐG thường xuyên và định kỳ các môn KHTN theo tiếp cận năng lực; Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức KT-ĐG với các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác; Phối hợp KT-ĐG

của GV với tự ĐG và ĐG đồng đẳng của HS. Các biện pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đem lại hiệu quả cao nhất.

Qua thực nghiệm sư phạm cho thấy các biện pháp đề xuất có tính khả thi và có hiệu quả, đã xác định được mức độ năng lực của HS trong quá trình dạy học các môn KHTN và kết quả HS đạt được có tính ổn định. Kết quả TNSP được xử lý bằng thống kê toán học đã khẳng định và chứng minh những đề xuất, đổi mới hình thức, phương pháp, thiết kế đề là đúng đắn, hợp lý, có tính khả thi khi vận dụng trong KT-ĐG kết quả học tập môn KHTN ở trường THCS. Kết quả góp phần làm thay đổi nhận thức và thực hiện của GV, HS, cán bộ quản lý giáo dục xem đổi mới KT-ĐG là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN ở THCS.

- Những kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận của KT-ĐG. Một mặt cố gắng làm rõ bản chất của các khái niệm KT-ĐG về góc độ lý luận, mặt khác đã xác định các yêu cầu sư phạm đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập môn KHTN của học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực HS.

- Những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã đạt được cả về mặt lý luận lẫn sản phẩm thực tiễn là những tài liệu giúp đỡ về KT-ĐG cho GV và HS các trường THCS. Có thể khẳng định mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Qua kết quả thực hiện luận văn đã khẳng định đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS là việc làm cần thiết giúp nâng cao hiệu quả dạy học.

2. Kiến nghị

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng quy trình đổi mới KT – ĐG kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của HS trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với các cấp lãnh đạo ngành giáo dục

- Việc đổi mới cách KT-ĐG HS phổ thông hiện nay là một việc làm có tính cấp bách. Bộ GD&ĐT và các cấp lãnh đạo cần phải nghiên cứu, triển khai thí điểm, sau đó áp dụng cho cả nước, tránh tình trạng ban hành quy chế rồi thay đổi, điều chỉnh.

- Dân chủ hóa giáo dục: KT-ĐG phải đảm bảo công khai, công bằng, dựa vào mục tiêu đặt ra từ đầu, tôn trọng sự tự ĐG của HS.

- Ứng dụng hóa giáo dục: KT-ĐG nhằm hướng đến năng lực thực tiễn của HS, đề KT không chú trọng đến kiến thức lí thuyết, hàn lâm mà chú trọng đến việc vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống, những kiến thức hữu ích cho cuộc sống và việc học tập của các em.

- Đổi mới chương trình nội dung SGK sắp tới đây phải phù hợp với nội dung dạy học và KT- ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.

2.2. Đối với các trường Trung học cơ sở

- Trong KT- ĐG ở nhà trường, cần sử dụng nhiều phương pháp KT-ĐG khác nhau (thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm, quan sát, làm thí nghiệm, trình bày dự án…). Đặc biệt là chuyển từ ĐG chú trọng đến kiến thức HS nắm được sang ĐG quá trình, cách thức HS nắm được kiến thức đó như thế nào, chú trọng đến kĩ năng cơ bản, năng lực cá nhân.

- Các nhà trường cần cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất như (hóa chất, thiết bị phòng thí nghiệm; phòng học đa chức năng, phòng Internet; nguồn sách báo thư viện...) đảm bảo việc học tập và KT – ĐG theo định hướng phát triển năng lực HS.

2.3. Đối với giáo viên Trung học cơ sở

- GV THCS cần khắc phục những hạn chế của hoạt động đánh giá kết quả học tập dựa trên nội dung, giáo dục phổ thông để chuyển dần sang kiểm tra, đánh giá dựa trên năng lực của học sinh. Năng lực được hiểu là khả năng giải quyết một công việc nào đó không phải chỉ trong sách vở mà phải trong đời sống thực tiễn và không chỉ quan tâm đến mức độ đạt được cao hay thấp mà cả về chất lượng nữa. Khác với đánh giá dựa trên nội dung, trong đánh giá dựa trên năng lực, học sinh phải nói và làm được theo đúng nguyên tắc bảo đảm “Học đi đôi với hành”.

- Để thực hiện hoạt động KT-ĐG, GV và HS phải huy động tổng hợp các yếu tố như kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn có, thái độ, động cơ và tình cảm của người dạy và người học đối với hoạt động KT-ĐG, cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi của giáo dục trong những năm sắp tới, đưa ra những hoạt động sáng tạo cần thiết trong từng bối cảnh, tình huống cụ thể... để KT-ĐG chính xác, đầy đủ

năng lực HS. Người GV cần hiểu và vận dụng sự khác biệt của đánh giá dựa trên năng lực so với đánh giá dựa trên nội dung là đánh giá dựa trên năng lực không chú trọng đến việc so sánh kết quả học tập đạt được giữa các học sinh với nhau (nguyên nhân của sự ganh đua không lành mạnh và học vì điểm số) mà chú trọng đến sự tiến bộ của từng học sinh qua thời gian học tập (đánh giá vì sự tiến bộ) và dựa trên chuẩn của chương trình và chuẩn phát triển theo độ tuổi của học sinh THCS trong quá trình dạy học./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Trần Hùng Minh Phương. (2018). Phát triển năng lực vận dụng kiến thức các môn khoa học tự nhiên vào thực tiễn của học sinh thông qua sử dụng bài tập. Hội thảo khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh năm học 2018-2019, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đắc Thanh – Trần Hùng Minh Phương. (2018). Đánh giá kết quả học tập nhóm môn hoá học 9 theo phương thức dạy học trải nghiệm nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Hội thảo “Quản trị nhà trường theo định hướng phát triển năng lực người học”, ngày 11/10/2018, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Tp. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, (Ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và GV biên soạn đề kiểm tra, xây dựng câu hỏi và bài tập. Hà Nội:Nxb Giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Hóa học lớp 8. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Hóa học lớp 9. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Sinh học lớp 6. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Sinh học lớp 7. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Sinh học lớp 8. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Sinh học lớp 9. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Vật lí lớp 6. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Vật lí lớp 7. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Vật lí lớp 8. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). SGK Vật lí lớp 9. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 101 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)