3.4.5.1. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định tính
Điều tra cho HS và GV về các đề KT-ĐG đã xây dựng, phương thức KT-ĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình Hóa học lớp 9.
3.4.5.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng
Để đánh giá tính hiệu quả của phương pháp sử dụng chúng tôi đưa ra phương thức và tiêu chí đánh giá mặt định lượng theo các tham số đặc trưng thống kê như sau:
(1)Trung bình cộng (𝑿), là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu. + Điểm trung bình của các bài KT bằng công thức: 𝑥 ̅ =∑10𝑖=1𝑥𝑖𝑓𝑖
𝑁 , trong đó N là số bài KT (số HS làm bài KT), xi là loại điểm (thí dụ: điểm 0, 1,...,10) và (fi) là tần số các điểm mà HS đạt được.
(2) Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S: phản ánh sự sai lệch của các số liệu xung quanh giá trị trung bình cộng. Muốn tính được độ lệch chuẩn (S) thì trước hết phải tính được tham số phương sai (S2)
+ Phương sai được tính bằng công thức: s2 = ∑ (𝑥𝑖−𝑥̅)
2.𝑓𝑖 10
𝑖=1
𝑁−1 + Độ lệch chuẩn được tính bằng công thức: s = √∑10𝑖=1(𝑥𝑖−𝑥̅)2.𝑓𝑖
𝑁−1 S có giá trị càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.
(3) Hệ số biến thiên (V)
Hệ số biến thiên (hệ số phân tán) V = 𝑆
𝑥̅ (%). hệ số này càng thấp thì phương pháp sử dụng càng có ý nghĩa.
- Khi hai bảng số liệu có giá trị TB cộng bằng nhau, thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.
- Nếu hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ hơn thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn hơn thì nhóm đó có trình độ cao hơn.
(4) Phép thử t-Student
Khi so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng chúng tôi đã sử dụng phép thử Student để đánh giá sự sai khác về kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC:
t = (𝑥 TN – 𝑥ĐC)√𝑆 𝑛
𝑇𝑁2 +𝑆Đ𝐶2 Trong đó:
n: Tổng số học sinh của 2 lớp thực nghiệm.
𝑥TN: Trung bình cộng của lớp thực nghiệm
𝑥ĐC Trung bình cộng của lớp đối chứng
S2TN, S2ĐC Lần lượt là phương sai của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lấy thêm đại lượng là xác suất sai số (0,001 ÷ 0,05) và độ lệch chuẩn tự do k = 2n -2.
Nếu t > tα thì sự khác nhau giữa 𝑥 TN và 𝑥 ĐC là có ý nghĩa.
Nếu t < tα thì sự khác nhau giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa.