Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 61 - 65)

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn khoa học tự

2.3.1. Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa

học tự nhiên của học sinh các trường Trung học cơ sở quận 11

2.3.1. Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên khoa học tự nhiên

2.3.1.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về ý nghĩa của KT-ĐG kết quả học tập môn khoa học tự nhiên

KT-ĐG KQHT các môn KHTN của HS trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng. Việc ĐG KQHT không chỉ biết thực trạng KQHT mà còn cung cấp các thông tin ngược về chất lượng học tập của HS để GV và HS điều chỉnh hoạt động dạy và học phù hợp.

Nhằm đảm bảo chất lượng dạy học các môn KHTN, GV và HS phải xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc KT-ĐG KQHT. Chúng tôi tìm hiểu vai trò của KT-ĐG KQHT trong quá trình dạy và học thông qua các câu hỏi ở phụ lục 2. Kết quả khảo sát thể hiện như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của GV và HS về ý nghĩa của KT-ĐG KQHT trong dạy và học ở trường THCS

STT Các mức độ Giáo viên Học sinh

SL % SL % 01 Rất quan trọng 70 87,5 403 49,3 02 Quan trọng 10 12,5 353 43,2 03 Bình thường 0 0 54 6,6 04 Ít quan trọng 0 0 5 0,6 05 Không quan trọng 0 0 2 0,2 Tổng cộng 80 100 817 100

Qua kết quả thống kê, chúng ta nhận thấy:

- Đối với GV: tất cả đều khẳng định vai trò quan trọng và rất quan trọng của KT-ĐG KQHT trong quá trình dạy học phổ thông

- Đối với HS: có 756 HS (92,5%) tổng số HS được hỏi cho rằng KT-ĐG KQHT có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong quá trình học tập ở nhà trường. Tuy nhiên vẫn có HS được hỏi cho rằng KT-ĐG có vai trò ít quan trọng hoặc không quan trọng. Mặc dù số lượng này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (0,8%) cho thấy HS chưa nhận ra được vai trò của KT-ĐG trong quá trình học tập. Nếu không thấy được tầm quan trọng của KT-ĐG và thực hiện tốt thông tin thì HS rất khó học tập tốt.

2.3.1.2. Nhận thức của giáo viên và học sinh về mục đích của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn khoa học tự nhiên

Để làm rõ nhận thức của GV và HS về mục đích của KT-ĐG, chúng tôi đặt câu hỏi số 2 ở phụ lục 2 và 3 về mức độ lựa chọn: 5 - rất quan trọng; 4 - quan trọng; 3 - bình thường; 2 – ít quan trọng; 1 – không quan trọng.

Bảng 2.6. Nhận thức của GV về mục đích của KT-ĐG KQHT ở trường THCS

T

T Các mục tiêu Mức độ Tổng 𝐗̅ Bậc 5 4 3 2 1

1 Xếp hạng HS 18 40 18 2 2 80 3,88 6

2 Xác định kết quả đạt được của HS

so với mục tiêu 60 18 0 2 0 80 4,70 1

3 Cung cấp thông tin phản hồi để

điều chỉnh hoạt động học của HS 48 28 0 4 0 80 4,5 3

4 Cung cấp thông tin phản hồi để

điều chỉnh hoạt động dạy của GV 50 28 0 2 0 80 4,58 2

5 Thúc đẩy HS tích cực học tập 42 36 0 2 0 80 4,48 4

6 Hình thành khả năng tự KT-ĐG

của HS 26 46 6 2 0 80 4,20 5

Kết quả của bảng 2.6 cho thấy, điểm trung bình ý kiến của GV về các mục đích của KT-ĐG dao động từ 3.88 đến 4.70 (nằm trong khoảng từ mức quan trọng đến rất quan trọng), trong đó mục đích được GV cho là quan trọng nhất của KT-ĐG là “Xác định trình độ đạt được của HS so với mục tiêu đã đề ra”. Mục đích thứ hai và thứ ba là “Cung cấp thông tin phản hồi để điểu chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học”. Các mục đích xếp thấp nhất là “Hình thành khả năng tự KT-ĐG của HS” và “Xếp hạng HS”.

Bảng 2.7. Nhận thức của HS về mục đích của KT-ĐG KQHT ở trường THCS

T

T Các mục tiêu Mức độ Tổng 𝐗̅ Bậc 5 4 3 2 1

1 Xếp hạng HS 123 328 250 73 43 817 3,51 6

2 Xác định kết quả đạt được của HS

so với mục tiêu 254 437 102 21 3 817 4,12 4

3 Cung cấp thông tin phản hồi để

điều chỉnh hoạt động học của HS 309 369 124 10 5 817 4,18 3 4 Cung cấp thông tin phản hồi để

điều chỉnh hoạt động dạy của GV 341 357 93 19 7 817 4,23 2

5 Thúc đẩy HS tích cực học tập 358 359 80 14 6 817 4,28 1

6 Hình thành khả năng tự KT-ĐG

của HS 242 384 161 24 6 817 4,02 5

Điểm trung bình ý kiến của HS nằm trong khoảng từ 3,51 đến 4,28 (tập trung nhiều nhất ở mức độ quan trọng). HS cho rằng mục đích của KT-ĐG là “Thúc đẩy HS tích cực học tập”. Mục đích HS cho là quan trọng thứ hai và thứ ba là của KT- ĐG KQHT là “Cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy và học”. Mục đích thứ năm là “Hình thành khả năng tự KT-ĐG của HS” và cuối cùng là mục đích “Nhằm xếp hạng HS”.

Thông qua kết quả thu được của cả GV và HS cho thấy mục đích KT-ĐG xác nhận được GV rất đề cao. Đây là mục đích trọng tâm của KT-ĐG KQHT nên được GV xem trọng. Khi thực hiện KT-ĐG KQHT theo tiếp cận năng lực thì KT- ĐG nhằm mục đích hỗ trợ cho hoạt động học tập sẽ được chú trọng rất nhiều trong khi vẫn thực hiện ĐG xác nhận. Ngoài ra, biết tự ĐG đúng khả năng của bản thân là điều cần thiết và quan trọng trong học tập của HS, nó thể hiện sự chủ động tham gia của HS vào quá trình KT-ĐG.

2.3.1.3. Nhận thức của giáo viên về mối quan hệ giữa KT-ĐG kết quả học tập môn KHTN và quá trình dạy học

Bên cạnh khảo sát tầm quan trọng và mục đích của KT-ĐG KQHT, chúng tôi còn khảo sát nhận thức của GV và HS các trường THCS về mối quan hệ giữa KT- ĐG KQHT và quá trình dạy học qua câu hỏi số 3 của phụ lục 2.

Bảng 2.8. Nhận thức của GV và HS về mối quan hệ giữa KT-ĐG KQHT và quá trình dạy học ở trường THCS

STT Các mức độ Giáo viên Học sinh SL % SL %

01 Là một quá trình độc lập với quá trình dạy học 0 0 36 4,4

02 Là khâu cuối của quá trình dạy học 6 7,5 128 15,7

03 Là một bộ phận của QTDH và gắn kết với các

khâu khác của QTDH 74 92,5 653 79,9

Tổng cộng 80 100 817 100

Nhìn vào bảng tổng kết 2.8, chúng ta nhận thấy: Phần lớn GV và HS (74 GV chiếm 92,5% và 652 HS chiếm 79,9%) cho rằng KT-ĐG là một bộ phận của QTDH và gắn kết với các khâu khác của QTDH. Chỉ có 6 GV chiếm 7,5% và 128 HS chiếm 15,7% cho rằng KT-ĐG là khâu cuối của QTDH. Ngoài ra, còn có một bộ phận HS (36 HS chiếm 4,4%) khẳng định KT-ĐG KQHT là một quá trình độc lập với QTDH.

Đa số GV và HS đã hiểu đúng về mối quan hệ giữa KT-ĐG KQHT và QTDH. KT-ĐG là một bộ phận của QTDH và gắn kết với các khâu khác của QTDH. Hiểu đúng về mối quan hệ này sẽ giúp cho GV tiến hành KT-ĐG KQHT một cách linh hoạt, đa dạng, thông qua nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Còn HS cũng thấy rõ KT-ĐG giống như là một nhiệm vụ, một hoạt động dạy học để tích cực tham gia vào hoạt động đó.

2.3.1.4. Nhận thức của giáo viên về xu hướng KT-ĐG kết quả học tập môn KHTN hiện nay

Những thay đổi về quan điểm dạy học và giáo dục đào tạo đã dẫn đến thay đổi về quan điểm KT-ĐG KQHT. Vậy người GV có hiểu biết như thế nào về các xu hướng mới của KT-ĐG? Vấn đề này được tìm hiểu qua câu hỏi số 4 phụ lục 2 và thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 2.9. Nhận thức của GV về xu hướng KT-ĐG KQHT hiện nay

STT Các mức độ Giáo viên SL %

02 Từ ĐG tri thức, kĩ năng riêng lẻ sang ĐG những tri thức, kĩ năng

mang tính tổng hợp để vận dụng vào thực tiễn 44 55

03 Chuyển từ ĐG bên ngoài sang tự ĐG 24 30

04 Từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí sang công khai các tiêu

chuẩn, tiêu chí. 36 45

05 Từ ĐG dựa trên ít thông tin sang ĐG dựa trên nhiều thông tin 34 42,5 06 Các xu hướng khác

Trong câu hỏi này, các ý kiến của GV tập trung nhiều nhất vào hướng “Chuyển từ ĐG cuối cùng sang ĐG quá trình” (chiếm 80%) đó là “Từ ĐG tri thức, kĩ năng riêng lẻ sang ĐG những tri thức, kĩ năng mang tính tổng hợp để vận dụng vào thực tiễn” (chiếm 55%). Các xu hướng khác tuy đều có sự lựa chọn nhưng tỉ lệ không cao (từ 30% đến 45%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)