2.1. Khái quát về giáo dục Trung học cơ sở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
2.1.3. Tình hình giáo dục Trung học cơ sở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
Minh
2.1.3.1. Quy mô, cơ cấu cấp trung học cơ sở ở quận 11
Những năm gần đây, qui mô cấp THCS ở Quận 11 phát triển mạnh; số lớp và số học sinh 02 năm gần đây tăng khá nhanh so với các năm trước; có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là do di dân cơ học. Điều này kéo theo hàng loạt các vấn đề mà ngành GD & ĐT Quận 11 phải đối mặt, trong đó có vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo.
Bảng 2.2. Quy mô, cơ cấu cấp THCS ở quận 11
TT Năm học Số trường Lớp Học sinh CBQL GV THCS
1 2015- 2016 11 296 12. 917 35 603 2 2016 - 2017 11 298 13.032 35 608
(Nguồn: Phòng GD & ĐT Quận 11) 2.1.3.2. Chất lượng giáo dục
- Kết quả chất lượng giáo dục THCS trong 3 năm:
Bảng 2.3. Kết quả chất lượng giáo dục trong 3 năm 2014 - 2017
Nội dung 2014-2015 2015-2016 2016-2017 Kết quả tốt nghiệp THCS 100% 100% 100% Kết quả xếp loại học lực đạt từ Trung
bình trở lên 95,8% 96,2% 98,1
Học sinh giỏi cấp Thành phố 95 98 86
(Nguồn: Phòng GD & ĐT Quận 11) 2.1.3.3. Đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở
- Về số lượng và cơ cấu đội ngũ
Tổng số GV THCS là 608 người; đảm bảo số lượng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trình độ đào tạo của GV THCS được thể hiện qua các bảng và biểu đồ sau đây:
Bảng 2.4. Trình độ đào tạo của đội ngũ GV THCS Quận 11
TT Trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ
1 Thạc sĩ 39 6,4%
2 Đại học 505 83,1%
3 Cao đẳng 64 10,5 %
4 Trung cấp 0 0%
5 GV trung học cao cấp 0 0%
6 Ngoại ngữ (trình độ B hoặc tương đương) 541 88,98% (Nguồn: Phòng GD&ĐT Quận 11)
Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của GV chiếm tỉ lệ rất cao 608/608 (tỉ lệ 100%), trong đó, trên chuẩn: 544/608GV (89,5%).
2.1.3.4. Nhận định chung về giáo viên Trung học cơ sở Quận 11
Giáo viên THCS ở Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đảm bảo về số lượng. Về trình độ đào tạo, tỉ lệ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo khá cao. Điều này chứng tỏ sự quan tâm đầu tư đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao chất lượng ĐNGV của Quận. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là giữa năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo của một bộ phận nhà giáo vẫn chưa tương xứng. Một số nhà giáo trình độ trên chuẩn nhưng còn hạn chế về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo, chậm thích ứng với việc đổi mới, nên khó đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Bên cạnh bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, phần lớn, nhà giáo đều đã được đào tạo, bồi dưỡng trình độ tin học và ngoại ngữ. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, hạn chế khả năng nghiên cứu khoa học.
Hạn chế về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm còn biểu hiện cụ thể qua cách thức tổ chức dạy học, việc vận dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Nhiều giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức dạy học; chưa chú ý kết hợp học với hành, giáo dục với thực tiễn đời sống nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vẫn theo lối mòn và mang tính một chiều, tình trạng kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức nhiều hơn kĩ năng vận dụng. Từ đó, người học thiếu kỹ năng thực hành, khi chạm vào tình huống thực tiễn cụ thể thì rất lúng túng. Ngoài ra, bản thân người học chưa được trang bị kỹ năng tự đánh giá để có thể xác định mức độ đạt được của bản thân, nên chưa có sự điều chỉnh quá trình học tập cho phù hợp.
Về phẩm chất, đạo đức, lối sống và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ GV THCS có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết GV đều tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít nhà giáo thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất. Mặc dù tình trạng đạo đức nhà
giáo ở quận 11, thành phố Hồ Chí Minh không đến mức báo động, nhưng ngầm ẩn thể hiện thái độ thiếu nhiệt tình, tâm huyết với công việc, hoặc bộc lộ rõ nét qua một số hành vi lơ là trách nhiệm, không thực hiện hết vai trò của một GV khi lên lớp; sự phát triển quá nhanh về kinh tế cũng đã làm một số GV không còn quan trọng đạo đức người thầy, chạy theo các lợi ích về kinh tế, điển hình như các hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm vẫn còn tràn lan... làm ảnh hưởng hình tượng cao đẹp của người thầy trong suy nghĩ của học sinh, của xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.
Nguyên nhân của những hạn chế trên phần lớn là do công tác đào tạo nâng chuẩn chưa đảm bảo chất lượng. Sâu xa hơn là do ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn của GV còn rất hạn chế; cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ nâng cao nghiệp vụ của GV chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Những hạn chế, tồn tại nêu trên về phía đội ngũ GV là thách thức rất lớn đặt ra cho ngành Giáo dục và đào tạo quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Chính thực tế này là cơ sở để thúc đẩy chúng tôi nên có giải pháp tích cực đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng cho GV THCS, không chỉ chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, mà phải chú trọng bồi dưỡng cả phẩm chất, đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho GV, để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Việc có giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ này là vô cùng cần thiết. Không chỉ có tính cấp bách, cần thiết, công tác bồi dưỡng GV còn vừa có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Bởi vì, chất lượng GV và chất lượng giáo dục có quan hệ hữu cơ là hai mặt thống nhất của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, GV hạn chế về kỹ năng sư phạm, kiến thức chuyên môn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Trong khi đó, chất lượng GV phụ thuộc vào công tác đào tạo và bồi dưỡng GV, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng yêu cầu lâu dài trong đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập.