trường Trung học cơ sở
1.4.1. Vai trò, chức năng của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
1.4.1.1. Vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra – đánh giá KQHT của HS là một trong các khâu cơ bản và rất quan trọng của quá trình dạy học. KT-ĐG nhằm cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học.
Ở nhà trường phổ thông, KT-ĐG là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể thiếu của quá trình dạy học. Qua KT-ĐG, người thầy nắm được quá trình dạy học có chất lượng, hiệu quả hay không và đạt đến mức độ như thế nào. KT-ĐG kết quả học tập của HS mục đích cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa quan trọng đối với người dạy và người học. Thông qua KT-ĐG, người GV phát hiện ra thực trạng học tập môn học của HS, tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. KT-ĐG giúp
cho GV điều chỉnh hoạt động dạy và HS điều chỉnh hoạt động học, tự học. Qua đó, KT-ĐG là cơ sở bắt đầu một chu trình dạy học tiếp theo với chất lượng cao hơn và đó là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông.
1.4.1.2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá KQHT
Kiểm tra – đánh giá KQHT của học sinh trong nhà trường phổ thông thể hiện một số các chức năng sau:
* Chức năng định hướng
Kiểm tra – đánh giá KQHT của HS trước khi dạy bài học mới giúp cho giáo viên nắm bắt được thông tin về kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập bộ môn, qua đó người thầy dự báo cho HS kết quả dự kiến mà HS có thể đạt được trong quá trình học tập môn học, đồng thời người thầy xác định cho HS những điểm mạnh và yếu của bản thân trong học tập. Từ đó, người giáo viên có thể hướng dẫn HS cách học phù hợp với năng khiếu, sở trường, trình độ và khả năng nhận thức riêng của cá nhân nhằm đạt kết quả cao.
Dựa vào việc KT-ĐG mà giáo viên có thể xác định được mục tiêu, thiết kế nội dung học tập môn học, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng, chuẩn bị phương tiện, hình thức dạy học theo sát yêu cầu bài dạy. HS qua KT-ĐG của GV sẽ biết được khả năng tiếp thu, năng lực học tập hiện tại của bản thân, HS biết được các kiến thức, kỹ năng còn thiếu để có kế hoạch học tập bổ sung cho phù hợp.
* Chức năng xác nhận
Kiểm tra – đánh giá KQHT của HS nhằm xác định mức độ HS đạt được các mục tiêu học tập đến mức độ nào, cung cấp thông tin cho HS biết các em đã đạt hay chưa đạt yêu cầu học tập của môn học. Qua KT-ĐG, làm cơ sở cho quyết định phù hợp cho việc đánh giá việc học tập HS qua giữa học kỳ, cuối học kỳ, cuối năm học. Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt xã hội do chỉ ra được chất lượng đào tạo.
* Chức năng hỗ trợ
Kiểm tra – đánh giá KQHT của HS được xem là bộ phận tích hợp của quá trình dạy học. Chức năng này KT-ĐG quá trình học tập của người học, cung cấp
thông tin giá trị cho cả người dạy và người học. Kết quả KT-ĐG nhằm xác định được những mặt còn yếu, chưa đạt của HS, giúp cho GV điều chỉnh cách dạy và HS điều chỉnh cách học phù hợp. Hoặc nói cách khác, thông tin cung cấp qua KT-ĐG là cơ sở để ra các quyết định điều chỉnh có liên quan đến giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông, mục đích nâng cao chất lượng dạy và học.
1.4.2. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Nguyên tắc KT-ĐG trong nhà trường phổ thông là yêu cầu có tính khách quan và có tác dụng chỉ đạo hoạt động kiểm tra – đánh giá KQHT. Kiểm tra – đánh giá KQHT của HS cần bám sát các nguyên tắc cơ bản sau:
1.4.2.1. Nguyên tắc đánh giá được các năng lực khác nhau của học sinh
Mỗi cá nhân để thành công trong học tập, thành đạt trong cuộc sống cần phải sở hữu nhiều loại năng lực khác nhau. Do vậy giáo viên phải sử dụng nhiều loại hình, công cụ khác nhau nhằm kiểm tra đánh giá được các loại năng lực khác nhau của người học, để kịp thời phản hồi, điều chỉnh hoạt động dạy học và giáo dục.
- Năng lực của cá nhân thể hiện qua hoạt động (có thể quan sát được ở các tình huống, hoàn cảnh khác nhau) và có thể đo lường/đánh giá được. Mỗi kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể phải thu thập được các chứng cứ cốt lõi về các kiến thức, kỹ năng, thái độ,... được tích hợp trong những tình huống, ngữ cảnh thực tế.
- Năng lực của mỗi cá nhân là một phổ từ năng lực bậc thấp như nhận biết/tìm kiếm thông tin (tái tạo), tới năng lực bậc cao (khái quát hóa/phản ánh
- Năng lực và các thành tố của nó không bất biến mà được hình thành và biến đổi liên tục trong suốt cuộc sống của mỗi cá nhân. Mỗi kết quả kiểm tra đánh giá chỉ là một “lát cắt”, do vậy mà mỗi phán xét, quyết định về học sinh phải sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá.
1.4.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan
- Phối hợp một cách hợp lý các loại hình, công cụ đánh giá khác nhau nhằm hạn chế tối đa các hạn chế của mỗi loại hình, công cụ đánh giá.
- Đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập đánh giá của học sinh.
- Kiểm soát các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của học sinh.
- Những phán đoán liên quan đến giá trị và quyết định về việc học tập của học sinh phải được xây dựng trên các cơ sở:
+ Kết quả học tập thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình dạy học, tránh những thiên kiến, những biểu hiện áp đặt chủ quan;
+ Các tiêu chí đánh giá có các mức độ đạt được mô tả một cách rõ ràng; + Sự kết hợp cân đối giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết.
1.4.2.3. Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng
Một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính công bằng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập là:
- Mọi học sinh được giao các nhiệm vụ hay bài tập vừa sức, có tính thách thức để giúp mỗi em có thể tích cực vận dụng, phát triển kiến thức và kỹ năng đã học.
- Đề bài kiểm tra phải cho học sinh cơ hội để chứng tỏ khả năng áp dụng những kiến thức, kỹ năng học sinh đã học vào đời sống hằng ngày và giải quyết vấn đề.
- Đối với những bài kiểm tra nhằm thu thập thông tin để đánh giá xếp loại học sinh, giáo viên cần phải đảm bảo rằng hình thức bài kiểm tra là không xa lạ đối với mọi học sinh. Mặt khác, ngôn ngữ và cách trình bày được sử dụng trong bài kiểm tra phải đơn giản, rõ ràng, phù hợp với trình độ của học sinh. Bài kiểm cũng không nên chứa những hàm ý đánh đố học sinh.
- Đối với các bài kiểm tra kiểu thực hành hay tự luận, thang đánh giá cần được xây dựng cẩn thận sao cho việc chấm điểm hay xếp loại cũng như ghi nhận xét kết quả phản ánh.
1.4.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Một số yêu cầu nhằm đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Mục tiêu đánh giá cần bao quát các kết quả học tập với những mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp và các mức độ phát triển kỹ năng.
- Nội dung kiểm tra đánh giá cần bao quát được các trọng tâm của chương trình, chủ đề, bài học mà ta muốn đánh giá.
- Công cụ đánh giá cần đa dạng.
- Các bài tập hoặc hoạt động đánh giá không chỉ đánh giá kiến thức, kỹ năng môn học mà còn đánh giá các phẩm chất trí tuệ và tình cảm cũng như những kỹ năng xã hội.
1.4.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính công khai
Đánh giá phải là một tiến trình công khai. Do vậy, các tiêu chí và yêu cầu đánh giá các nhiệm vụ hay bài tập, bài thi cần được công bố đến học sinh trước khi họ thực hiện. Các yêu cầu, tiêu chí đánh giá này có thể được thông báo miệng, hoặc được thông báo chính thức qua những văn bản hướng dẫn làm bài. Học sinh cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ để đạt được tốt nhất các tiêu chí và yêu cầu đã định. Việc công khai các yêu cầu hoặc tiêu chí đánh giá tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở để xem xét tính chính xác, tính thích hợp của các đánh giá của giáo viên, cũng như tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn học và của bản thân. Nhờ vậy, việc đảm bảo tính công khai sẽ góp phần làm cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong nhà trường khách quan và công bằng hơn.
1.4.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
Đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên. Và từ những điều học được ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân. Muốn vậy, giáo viên cần làm cho bài kiểm tra sau khi được chấm trở nên có ích đối với học sinh bằng cách ghi lên bài kiểm tra những ghi chú về:
- Những gì mà học sinh làm được;
- Những gì mà học sinh có thể làm được tốt hơn; - Những gì học sinh cần được hỗ trợ thêm; - Những gì học sinh cần tìm hiểu thêm.
Nhờ vậy, nhìn vào bài làm của mình, học sinh nhận thấy được sự tiến bộ của bản thân, những gì cần cố gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy sự khẳng định của giáo viên về khả năng của họ. Điều này có tác dụng động viên người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục.
1.4.2.7. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
Trong dạy học, để giúp cho việc đánh giá kết quả học tập có tác dụng phát triển các năng lực của người học một cách bền vững, cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Công cụ đánh giá tạo điều kiện cho học sinh khai thác, vận dụng các kiến thức, kỹ năng liên môn và xuyên môn.
- Phương pháp và công cụ đánh giá góp phần kích thích lối dạy phát huy tinh thần tự lực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, chú trọng thực hành, rèn luyện và phát triển kỹ năng.
- Đánh giá hướng đến việc duy trì sự phấn đấu và tiến bộ của người học cũng như góp phần phát triển động cơ học tập đúng đắn trong người học.
- Qua những phán đoán, nhận xét về việc học của học sinh, người giáo viên nhất thiết phải giúp các em nhận ra chiều hướng phát triển trong tương lai của bản thân, nhận ra tiềm năng của mình. Nhờ vậy, thúc đẩy các em phát triển lòng tự tin, hướng phấn đấu và hình thành năng lực tự đánh giá cho học sinh.
1.4.3. Mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở học tự nhiên ở trường Trung học cơ sở
1.4.3.1. Mục tiêu
Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện, học tập.
1.4.3.2. Nội dung
Theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
*Căn cứ đánh giá, xếp loại học lực:
a) Mức độ hoàn thành chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS, cấp THPT;
b) Kết quả đạt được của các bài kiểm tra.
- Học lực được xếp thành 5 loại: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).
*Hình thức đánh giá:
a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:
- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:
+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;
+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.
- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.
b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo dục công dân:
- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm học.
Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.
d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.
* Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn học và tính điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu (nếu có).
* Hình thức kiểm tra:
Kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi-đáp), kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
* Các loại bài kiểm tra:
a) Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng; kiểm tra viết dưới 1 tiết; kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
b) Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên; kiểm tra học kỳ (KThk).
* Hệ số điểm các loại bài kiểm tra:
a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Điểm kiểm tra thường xuyên tính hệ số 1, điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên tính hệ số 2, điểm kiểm tra học kỳ tính hệ số 3.
b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Kết quả nhận xét của các bài kiểm tra đều tính một lần khi xếp loại môn học sau mỗi học kỳ.
* Số lần kiểm tra và cho điểm
1. Số lần KTđk được quy định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả kiểm tra