Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 25 - 28)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

1.2.2.1. Kiểm tra

Kiểm tra là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều đã được hoạch định, đồng thời sửa chữa những sai lầm để đảm bảo việc đạt được mục tiêu theo như kế hoạch hoặc các quyết định đã được đề ra.

Việc giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành kiểm tra đánh giá thường xuyên tiến độ tiếp thu tri thức của học sinh. Việc kiểm tra của người thầy bằng cách quan sát các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên đặt các câu hỏi kiểm tra, các bài tập kiểm tra thông thường hoặc theo kiểu chương trình hoá, người thầy có thể kiểm tra người học bằng cách trò chuyện riêng với từng học sinh trong lúc học sinh tự làm việc trên lớp, xem các bài viết của học sinh, xem tập của học sinh khi giáo viên đi lại quan sát trong giờ học…

1.2.2.2. Đánh giá

Hiện nay, tồn tại nhiều khái niệm, định nghĩa về “đánh giá” và được nhìn nhận theo các phương diện, góc nhìn khác nhau như đánh giá nói chung, đánh giá trong giáo dục, đánh giá trong dạy học, đánh giá kết quả học tập học sinh. Khái niệm “đánh giá” được xem xét trên những cách nhìn nhận khác nhau: đánh giá nói chung, đánh giá trong giáo dục, đánh giá trong dạy học, và đáng giá kết quả học tập. Theo tác giả Nguyễn Bá Kim: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” (Nguyễn Bá Kim, 2011).

Jean – Marie Deketele (dẫn theo X.Roegiers), định nghĩa: “Đánh giá có nghĩa là: (1). Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; (2). Và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; (3). Nhằm ra một quyết định” (tr.144).

Ngoài ra, tác giả Trần Bá Hoành đưa ra định nghĩa: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân

tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc” (Trần Bá Hoành, 1995). Theo nghĩa chung nhất về khái niệm “đánh giá”: có một số khái niệm như sau: -Với quan niệm triết học, đánh giá là quá trình xác định giá trị của của sự vật, hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người tương xứng với các mục tiêu, nguyên tắc, kết quả mong đợi hay chuẩn mực nhất định, từ đó bộc lộ một thái độ. Nó có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động.

-Xét theo bảng thuật ngữ đối chiếu Anh – Việt: Thuật ngữ “assessment” có nghĩa là đánh giá. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, hình thành các nhận định, phán đoán về kết quả công việc, theo những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đưa ra các quyết định phù hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Theo K.Ulbrich: “Đánh giá là hệ thống hoạt động nhằm thu thập số liệu, sản phẩm, báo cáo có giá trị thực về sự hiểu biết và nắm vững những mục tiêu đã đề ra”.

Theo Nguyễn Công Khanh, 2015: Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về đối tượng cần đánh giá (hiểu biết hay năng lực của học sinh, chương trình, nhà trường…) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục” (tr.33).

Đánh giá KQHT của người học đóng một vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân, tập thể và trong môi trường xã hội. Trong sinh hoạt của nhà trường phổ thông và của học sinh, quá trình đánh giá kết quả học tập một cách đúng đắn, khách quan và khoa học sư phạm mang một ý nghĩa quan trọng, nó động viên, giáo dục và mang ý nghĩa trí dục rất to lớn.

1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá KQHT

Theo tác Ralph Tyler, nhà giáo dục và tâm lí học nổi tiếng của Hoa Kỳ (dẫn theo Nguyễn Công Khanh, 2015): “Quá trình đánh giá kết quả học tập chủ yếu là

quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo dục”(tr.32).

Theo tác giả Dương Thiệu Tống, (2005) thì: “Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng huấn về phía học sinh. ĐG có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng (đo lường) hay định tính (phỏng vấn, quan sát)”.

Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc, (2008): “Đánh giá KQHT là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để họ học tập ngày một tiến bộ hơn”.

Theo Trần Kiều (2004) thì “Có thể coi ĐG KQHT của HS là xác định mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học đối chiếu với mục tiêu chương trình môn học”.

Luận văn dùng cụm từ “kiểm tra – đánh giá” để sử dụng cho hoạt động bao gồm cả kiểm tra và đánh giá và quy ước chỉ hoạt động KT-ĐG, có thể dùng cụm từ “kiểm tra – đánh giá”, hay từ “kiểm tra” hoặc “đánh giá” phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể nhưng mang ý nghĩa như nhau.

Hiện nay, khái niệm KT-ĐG có ba quan điểm: Thứ nhất, KT-ĐG nhằm xác nhận kết quả học tập của người học; Thứ hai, KT-ĐG giúp cải thiện việc học của người học; Thứ ba, KT-ĐG có 2 mục đích: (1) xác nhận kết quả học tập của người học, (2) giúp cải thiện việc dạy và học.

KT-ĐG KQHT của HS là một quá trình được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được của người học về mục tiêu đào tạo, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình học tập; quá trình này diễn ra có lúc song hành, có lúc đan xen và lồng ghép với quá trình dạy – học bằng những hình thức tổ chức khác nhau. Nó có thể bao gồm những sự mô tả, liệt kê về mặt định tính hay định lượng những hành vi (kiến thức, kỹ năng, thái độ) của HS ở thời điểm hiện tại đang xét đối chiếu với những tiêu chí của mục đích dự kiến trong mong muốn, nhằm có quyết định thích

hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học, nhằm chứng nhận KQHT của HS theo mục tiêu đề ra.

Từ phân tích trên, luận văn đưa ra khái niệm KT-ĐG kết quả học tập là: KT- ĐG kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin dựa vào hoạt động học tập cá nhân, so sánh với mục tiêu đã xác định nhằm công nhận kết quả học tập của người học sau một giai đoạn học tập và cung cấp thông tin phản hồi giúp hiệu chỉnh việc dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)