Biện pháp 4 Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 83 - 85)

các môn khoa học tự nhiên

Để thực hiện KT-ĐG môn KHTN theo tiếp cận năng lực thì không thể thiếu được các công cụ thông tin về năng lực của HS và công cụ chấm điểm để xác định mức năng lực mà HS đạt được. Vì vậy biện pháp này giúp GV hiểu được cách xây dựng các công cụ ĐG KQHT môn KHTN theo tiếp cận năng lực để vận dụng trong hoạt động KT-ĐG môn học.

Việc xây dựng các câu hỏi, bài tập được tiến hành theo nhiều bước cụ thể, chặt chẽ. Để thực hiện điều này, GV chú ý đến cả nội dung, hình thức của câu hỏi, bài

tập cũng như các tiêu chí để KT-ĐG chúng. Không phải ngay lập tức xây dựng được một bài KT-ĐG năng lực có chất lượng một cách dễ dàng. GV xây dựng bộ công cụ KT-ĐG tiến hành theo các bước sau:

+ Xác định năng lực của HS cần KT-ĐG.

+ Phát triển ý tưởng về bộ công cụ (câu hỏi, bài tập) cần KT-ĐG. + Phác thảo nội dung bộ công cụ KT-ĐG.

+ Hoàn chỉnh nhiệm vụ đã phác thảo + Xây dựng các tiêu chí để ĐG HS.

Bên cạnh đó, GV phối hợp với các GV khác trong tổ bộ môn về sử dụng các loại hình, công cụ đánh giá trong KT-ĐG nhằm hạn chế tối đa các hạn chế của mỗi loại hình, công cụ đánh giá HS. Xây dựng và phổ biến trong tổ bộ môn về các quy định, quy trình quản lý phần mềm điểm số báo cáo định kỳ, phần mềm trắc nghiệm và chấm bài trắc nghiệm.

GV phối hợp với CBQL nhà trường để đảm bảo môi trường, cơ sở vật chất nhà trường phổ thông không ảnh hưởng đến việc thực hiện các bài tập KT-ĐG quá trình học tập của học sinh (cơ sở vật chất phòng thực hành thí nghiệm, hoá cụ, hoá chất…)

GV kiểm soát, dự trù được các yếu tố khác ngoài khả năng thực hiện bài tập đánh giá của học sinh có thể ảnh hưởng đến kết quả bài làm hay thực hiện hoạt động của học sinh. Các yếu tố khác đó có thể là trạng thái sức khỏe, tâm lý lúc HS làm bài hay thực hiện các hoạt động; ngôn ngữ diễn đạt trong bài kiểm tra; độ dài của bài kiểm tra; sự quen thuộc với bài kiểm tra (làm một bài kiểm tra mà trước đây học sinh đã được làm hoặc đã được ôn tập).

GV chia sẻ với HS bảng ma trận nội dung kiến thức, kỹ năng dùng để ra đề kiểm tra định kỳ/thi. Đó là một cách giúp HS nắm được kiến thức mà GV yêu cầu, HS phải hiểu, cách học và vận dụng kiến thức, kỹ năng đó thông qua bài làm của cá nhân. GV sử dụng nhiều nguồn thông tin từ các kết quả kiểm tra đánh giá một cách cụ thể, chính xác và đánh giá được các năng lực khác nhau của người học (bài kiểm tra miệng, bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết, bài kiểm tra học kỳ…)

GV lấy ý kiến phản hồi của HS về đề kiểm tra, quá trình tổ chức KT-ĐG để bổ sung vào công tác quản lý KT-ĐG KQHT nhằm đảm bảo tính khách quan khi tiến hành hoạt động. Những phán đoán liên quan đến giá trị và quyết định về việc học tập của học sinh phải được xây dựng trên các cơ sở:

+ Kết quả học tập HS thu thập được một cách có hệ thống trong quá trình dạy học, tránh những thiên kiến, những biểu hiện áp đặt chủ quan;

+ Các tiêu chí đánh giá của GV có các mức độ đạt được mô tả một cách rõ ràng;

+ Sự kết hợp cân đối giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn khoa học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở quận 11, thành phố hồ chí minh​ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)