GTSX thủy sản nuôi trồng ở huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 93 - 96)

Năm 2010 2013 2015 2017

GTSX theo giá hiện hành (tỷ đồng) 3,7 3,4 3,8 4,8

GTSX theo giá so sánh (tỷ đồng) 2,5 2,5 2,8 2,7

GTSX ngành thủy sản Phú Giáo có xu hướng tăng qua các năm, từ năm 2010 đến 2017 tăng 1,1 tỉ đồng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả kinh tế từ việc đầu tư đúng mức vào ngành nuôi trồng thủy sản, cần được phát huy.

Bảng 2.28. Số lượng đàn vật nuôi phân theo xã- thị trấn huyện Phú Giáo năm 2017 (nghìn con)

Stt Xã, thị trấn Đàn trâu Đàn bò Đàn heo Đàn gia cầm

Nghìn con Tồn huyện 308 4.020 160.531 1.125,11 1 Phước Vĩnh 39 422 5.269 121,75 2 An Linh 42 234 25.353 195,52 3 Phước Sang 29 876 49.364 13,83 4 An Thái 28 185 5.258 12,36 5 An Long 17 175 2.829 8,09 6 An Bình 32 273 10.944 135,31 7 Tân Hiệp 32 193 9.627 38,08 8 Tam Lập 41 676 13.975 440,67 9 Tân Long 7 230 15.195 51,33 10 Vĩnh Hòa 31 447 13.595 46,71 11 Phước Hòa 10 309 9.122 61,46

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

Nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cùng với việc ứng dụng KHCN vào sản xuất mà ngành chăn nuôi huyện Phú Giáo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong giai đoạn 2010-2017. Số lượng đàn vật ni khơng ngừng tăng lên nhanh chóng. Đàn vật ni phân bố tương đối rộng khắp trên huyện, đàn bò nhiều nhất ở xã Phước Sang do tại địa bàn xã mới hình thành khu Chăn ni bị U7DCNC, đàn heo có mặt ở hầu hết các xã nhưng trong đó nhiều nhất là xã Phước sang, Tam Lập là địa bàn nuôi nhiều gia cầm nhất.

- Ngành lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với kinh tế, lâm nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế, cung

cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cung cấp các lâm đặc sản, góp phần thúc đẩy kinh tế ở các địa phương vùng đồi núi. Đối với xã hội, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, giữ gìn an ninh quốc phịng cho địa phương. Đối với mơi trường, góp phần điều tiết nước, chống xói mịn, tạo cân bằng sinh thái.

Rừng trên địa bàn huyện Phú Giáo chỉ có rừng sản xuất, tổng diện tích đất là 5,6 nghìn ha (chiếm 10,35% diện tích tự nhiên tồn huyện, 11,7% diện tích đất nơng nghiệp), rừng tập trung tại xã Tam Lập thuộc lâm trường Phú Bình.

Năm 2010, GTSX ngành lâm nghiệp đạt 22,7 tỷ đồng (chiếm 0,84% giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – ngư nghiệp). GTSX lâm nghiệp năm 2017 tăng so với năm 2010 đạt 44 tỷ đồng (chiếm 0,98% giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – ngư nghiệp).

Cơ cấu: 100% diện tích đất lâm nghiệp là rừng sản xuất với loại cây chính là

tràm, gỗ tràm khi thu hoạch phục vụ cho các công ty chế biến gỗ trên địa bàn huyện cũng như vùng lân cận.

2.3.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp huyện Phú Giáo

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTNN) nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế - xã hội các vùng, góp phần đẩy mạnh chun mơn hóa sản xuất nơng nghiệp, nâng cao năng suất lao động xã hội, TCLTNN có nhiều hình thức

khác nhau tương ứng với trình độ phát triển nông nghệp (Đặng Văn Phan, 2008),

(Đặng Văn Phan, 2008). - Hộ gia đình

Tại huyện Phú Giáo hộ gia đình là hình thức TCLTNN quan trọng và phổ biến nhất, là cơ sở để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Cùng với định hướng phát triển nơng nghiệp của huyện hiện nay hộ gia đình đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Việc chuyển đổi các giống cây cao su, tiêu, điều, thử nghiệm trồng nấm, nuôi chim cút, trồng hoa lan, nuôi rắn mối.… đã từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo động lực cho kinh tế hộ gia đình, các hộ nơng dân ngày càng chủ động trong sản xuất, tận dụng diện tích canh tác, sử dụng nguồn lao động trong gia đình, giúp nâng cao cải thiện đời sống

của từng hộ nông dân.

Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của huyện Phú Giáo, số hộ sản xuất nông lâm thủy sản là 78%, còn lại là số hộ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực khác. Về quy mô đất đai, các nông hộ Phú Giáo có diện tích đất canh tác trung bình khoảng 0,5 ha. Số lao động thường xun trung bình trong mỗi nơng hộ từ 1-3 lao động. Thơng qua các chương trình tập huấn chuyển giao KHKT, việc tiếp cận sử dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã phát huy được hiệu quả, các nông dân đã trở thành hộ sản xuất hàng hóa, quy mơ sản xuất ngày càng được mở rộng.

Hạn chế lớn nhất của kinh tế hộ gia đình ở huyện Phú Giáo là việc áp dụng các biện pháp bảo vệ mơi trường, xử lí nước thải vào sản xuất nơng nghiệp cịn hạn chế do kinh phí cao, chưa có sự giám sát hướng dẫn và quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

- Trang trại

Các trang trại trên địa bàn huyện Phú Giáo chủ yếu là trang trại theo hình thức trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, chăn nuôi. Phát triển trang trại đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm tăng sản phẩm hàng hóa cho nơng nghiệp huyện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)