1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
- Vị trí địa lí
Vị trí địa lí gắn liền với sự hiện diện các tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thủy văn, sinh vật); quy định sự có mặt của các hoạt động nơng nghiệp; tác động đến các nhân tố xã hội (dân cư, lao động, lịch sử phát triển, kinh nghiệm và truyền thống…) trong việc hình thành và phát triển các vùng nơng nghiệp hàng hóa, thị trường tiêu thụ, thu hút nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Như vậy, muốn phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả cần xem xét đầy đủ, tồn diện các yếu tố do vị trí địa lí, tài nguyên vị thế đem lại (Lê Mỹ Dung, 2017).
- Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản của q trình sản xuất nơng nghiệp nó trực tiếp quy định sự hình thành, quy mơ, tính chất và phương hướng phát triển sản xuất. Cây trồng và vật ni chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Phát triển nông nghiệp phải dựa vào những đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên từ đó có thể xác định được cơ cấu hợp lí, đảm bảo khai thác và phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của một lãnh thổ. Các nhân tố tự nhiên có vai trị quan trọng hàng đầu là địa hình và đất, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
Địa hình và đất
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp, tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật ni. Địa hình thấp, bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hóa nơng nghiệp, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung quy mô lớn. Ngược lại, địa hình dốc, việc làm đất, làm thủy lợi đều gặp khó khăn, tốn kém trong cơng tác chống xói mịn, rửa trôi…(Nguyễn Minh Tuệ, 2005). Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành sản xuất. Khơng thể có sản xuất nơng nghiệp nếu khơng có đất. Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu và sự phân bố, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng.
Khí hậu
Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ các biện pháp canh tác và hiệu quả sản xuất nơng nghiệp (Nguyễn Minh Tuệ, 2005).
Biến đổi khí hậu cùng với sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu, gia tăng lên của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán đã trở thành mối đe dọa thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, làm suy giảm diện tích đất nơng nghiệp. Vì vậy phải lựa chọn giống cây trồng, vật ni thích hợp, tính đến khả năng thay đổi thất thường của khí hậu.
Nguồn nước
thấy vai trò quan trọng của nước trong sản xuất nông nghiệp. Ngày nay nền nơng nghiệp hiện đại có rất nhiều hình thức canh tác khác nhau, nhưng vai trò của nước vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật ni. Nước tham gia vào q trình sinh trưởng, phát triển, thu hoạch và chế biến nơng sản. Vì vậy, cần có biện pháp thủy lợi, cung cấp nước cho cây trồng, vật nuôi.
Sinh vật
Ngày nay với các tiến bộ của khoa học kĩ thuật (KHKT), con người có thể lai tạo giữa các giống cây trồng vật ni bản địa, có khả năng thích nghi tốt nhưng năng suất thấp với các giống ngoại nhập có năng suất cao để tạo ra các giống mới, vừa có khả năng thích nghi tốt, vừa có năng suất cao. Từ đó sản xuất nơng nghiệp có thể lựa chọn và tập trung phát triển những loại cây trồng, vật ni có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, nhu cầu thị trường lớn thay cho những loại năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao (Nguyễn Minh Tuệ, 2005).
- Các nhân tố kinh tế - xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Ảnh hưởng tới hoạt động nơng nghiệp dưới hai góc độ: Lực lượng sản xuất trực tiếp và nguồn tiêu thụ nông sản.
Là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động là nhân tố quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nguồn lao động được xem xét về số lượng và chất lượng sẽ là yếu tố để phát triển các ngành kinh tế trong đó có nơng nghiệp.
Nguồn tiêu thụ nơng sản: truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống, quy mô dân số sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm, phân bố cây trồng, vật nuôi.
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra quyết định nhu cầu, giá cả của nông sản. Đây cũng là nhân tố cơ bản tác động đến quy mô, cơ cấu, thúc đẩy sự phát triển của nơng nghiệp. Thị trường có vai trị định hướng xu hướng tiêu dùng, vì thế cũng điều tiết và hướng dẫn hoạt động sản xuất, hình thành các vùng chuyên mơn hóa, làm thay đổi giá cả sản phẩm. Quy mơ dân số và trình độ phát triển kinh tế quyết định
nhu cầu thị trường và quy mơ sản xuất. Nhu cầu của thị trường chính là điều kiện quan trọng để nông nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng chun mơn hóa và hình thành liên kết nơng - cơng nghiệp (Vũ Đình Thắng, 2006).
Chính sách của nhà nước
Các chính sách nơng nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức TCLTNN. Sự điều hành vĩ mơ của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biện pháp đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách khơng phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi q trình phát triển nơng nghiệp (Timmer C.P, 1988).
Ở Việt Nam, việc phát triển kinh tế thị trường, nhiều thành phần với đường lối mở cửa, “coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” đã thực sự kích thích nơng nghiệp phát triển. Hàng loạt các chính sách của Nhà nước ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu đa dạng, huy động được các thành phần kinh tế tham gia, hình thành những vùng sản xuất nơng nghiệp quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Chính sách ruộng đất, Chính sách đầu tư, Chính sách tín dụng, Chính sách giá cả thị trường, Chính sách xuất khẩu nơng sản, Chính sách khuyến nơng… Ở tầm vi mơ, mỗi tỉnh và TP lại có các chương trình hay đề án riêng như phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, xây dựng nông thôn mới (Lê Mỹ Dung, 2017).
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước…ảnh hưởng rõ rệt tới sản xuất nông nghiệp. Để phát triển ngành này theo hướng sản xuất hàng hóa thì điều kiện quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông. Đây là nhân tố thiết yếu để giảm chi phí vận chuyển, tăng cường liên kết giữa người nông dân với thị trường tiêu thụ, đồng thời giảm áp lực của chênh lệch địa tô. Hệ thống thơng tin thị trường cũng đóng vai trị quan trọng, giúp cho người nông dân và thương nhân nắm được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, giúp hướng dẫn canh tác, tiếp thị và đầu tư (Lê Mỹ Dung, 2017).
Cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm hệ thống thủy nông, các trạm giống thú y, các xí nghiệp chế biến sản phẩm nơng nghiệp, các cơ sở giết mổ, các cơ sở thu gom
và phân phối nông sản…là tiền đề giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao (Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông, 2013).
Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống mới cho năng suất cao, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh, thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa.
Các biện pháp kĩ thuật như điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, sinh học hóa…nếu được áp dụng một cách rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và một người lao động sẽ tăng cao. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, con người hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, chủ động hơn trong hoạt động nông nghiệp, nâng cao năng suất và sản lượng.
Nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng với mọi hoạt động sản xuất kể cả nông nghiệp. Nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến SXNN và giá cả nông sản, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nơng nghiệp, đưa tiến bộ khoa học – công nghệ vào nông nghiệp.
Thực trạng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ
Mức độ phát triển của ngành công nghiệp sẽ đẩy nhanh mức độ cơ giới hóa, tự động hóa, cơng nghiệp hóa nơng nghiệp. Việc tăng cường sử dụng máy móc trong nơng nghiệp khơng chỉ tiết kiệm sức lao động của con người mà nó cịn giúp nâng cao năng suất và chất lượng lao động, nâng cao chất lượng nông sản. Việc áp dụng mạnh mẽ công nghiệp chế biến khơng chỉ bảo quản nơng sản mà cịn gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đem lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp.
Sự phát triển các ngành dịch vụ: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, quảng cáo…cũng giúp khai thác có hiệu quả tính mùa vụ, tính phổ biến và góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Thực tế cho thấy những vùng có ngành cơng nghiệp và dịch
vụ phát triển thì nơng nghiệp cũng phát triển ở trình độ cao hơn, hiệu quả hơn và ngược lại (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008).
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp vận dụng cho huyện Phú Giáo
Căn cứ vào hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển N – L – TS mà Tổng cục Thống kê (TCTK) và Bộ NN và PTNT sử dụng trong điều tra thống kê về N – L – TS của cả nước cũng như từng địa phương, căn cứ vào đặc điểm sản xuất nông nghiệp huyện Phú Giáo, luận văn đưa ra các tiêu chí chung vận dụng cho huyện Phú Giáo. Cụ thể là:
- GTSX nông nghiệp là tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và giá trị những dịch vụ liên quan đến hoạt động này được tạo ra trên một đơn vị lãnh thổ, trong một thời kì nhất định. Chỉ tiêu này được Tổng cục thống kê và Cục thống kê các tỉnh, TP công bố hàng năm trong Niên giám thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010).
- Cơ cấu GTSX nông nghiệp được hiểu là tương quan về GTSX giữa các bộ
phận (nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản) trong tổng thể hoạt động kinh tế nông nghiệp, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận đó với nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010). Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện KT – XH nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo về tăng trưởng (GTSX, GRDP) phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu thể hiện những chuyển biến về chất trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.
- Tốc độ tăng trưởng của GTSX nông nghiệp là tỉ lệ phần trăm GTSX nơng nghiệp của năm tính tốc độ tăng trưởng với năm tính trước đó hoặc cả thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển, hiệu quả của sản xuất nơng nghiệp, phản ánh trình độ cơ giới hóa, hiện đại hóa và hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất vì giá trị tăng thêm của ngành chủ yếu nhờ nâng cao năng suất lao động trong điều kiện các yếu tố tự nhiên có giới hạn.
Chỉ tiêu này được TCTK và cục TK các tỉnh thành công bố hàng năm trong Niên giám Thống kê.
- Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất canh tác
- Đất nông nghiệp là đất trên thực tế đang được sử dụng cho mục đích sản
xuất nơng nghiệp. Tiêu chí này phản ánh mức độ hợp lý cũng như ảnh hưởng của q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa với tài ngun đất tồn lãnh thổ. Hiện nay, diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng giảm xuống và tăng diện tích các loại đất phi nơng nghiệp.
Cách tính: (Diện tích đất từng loại/tổng diện tích tự nhiên) x 100. Đơn vị:%.
- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng
đất. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất đồng cỏ và đất chăn ni.
Cách tính: (Diện tích đất từng loại/tổng diện tích tự nhiên) x 100. Đơn vị:%.
- Diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu
+ Diện tích gieo trồng là tồn bộ diện tích đất được sử dụng để trồng các loại cây trồng, gồm diện tích gieo trồng cây hàng năm và diện tích gieo trồng cây lâu năm.
+ Năng suất là số lượng sản phẩm chính thu được tính trên một đơn vị diện
tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch của từng loại trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương.
+ Sản lượng cây nông nghiệp bao gồm tồn bộ khối lượng sản phẩm chính
của một loại cây hoặc một nhóm cây nơng nghiệp thu được trong một vụ sản xuất hoặc trong một năm của một đơn vị sản xuất nông nghiệp, một địa phương.
- Chỉ tiêu khác
Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp là tỉ lệ lao động trong độ tuổi quy định có
khả năng tham gia hoạt động sản suất nơng nghiệp tính trên tổng số lao động. Phản ánh thực trạng nguồn lao động đang hoạt động trong nông nghiệp.
Để tính tỉ lệ lao động nơng nghiệp: (số lao động trong độ tuổi có khả năng
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các điều kiện tự nhiên, lao động, vị trí địa lí và cơ sở vật chất kĩ thuật để đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong đề tài này tác giả tập trung vào một số hình thức phổ biến và tiêu biểu ở cấp huyện của nước ta và có mặt trên địa bàn nghiên cứu đó là: hộ nơng dân (nông hộ), trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên canh nông nghiệp.
- Hộ nông dân (nông hộ)
Hộ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nơng nghiệp, do chủ gia đình lập lên, lao động và quản lí dựa vào chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình. Nơng hộ là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, có những đặc trưng chủ yếu sau:
+ Về đất đai: quy mô canh tác nhỏ bé.
+ Về vốn: ít, quy mơ nhỏ, khả năng tích lũy thấp làm hạn chế khả năng tái
đầu tư sản xuất. Vật tư chủ yếu được mua từ tiền bán nông phẩm.
+ Về lao động: chủ yếu sử dụng lao động gia đình.
+ Kĩ thuật canh tác và cơng cụ sản xuất: ít biến đổi, mang nặng tính truyền
thống.
+ Mục đích sản xuất: tự cấp, tự phục vụ nhu cầu gia đình (Đặng Văn Phan, 2008), (Đặng Văn Phan, 2012).
Hiện nay, nông hộ đã dần phát triển đến mức độ cao hơn, từ tự túc (với nền