3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương
Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương theo Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2025.
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực dịch vụ, phát triển đô thị hóa, phát triển cơng nghệ cao, gắn kết nhanh với hệ thống cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN, giữ vững an ninh chính trị trật tự xã hội, quốc phịng và bảo vệ mơi trường sinh thái có hiệu quả.
- Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, chú trọng vai trị của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế là phục vụ cho cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa với định hướng phát triển nơng nghiệp đơ thị, nông nghiệp ứng dụng kĩ thuật, công nghệ cao.
- Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển xã hội, gắn với quốc phòng – an ninh để đảm bảo quá trình phát triển được ổn định và bền vững.
Việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030
- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong 5 năm, từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm thế mạnh của từng địa phương.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và nơng nghiệp. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên phát triển sử dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường.
Đây là cơ sở để huyện Phú Giáo xây dựng “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo đến năm 2030”.
Mục tiêu phát triển KT – XH Phú Giáo đến năm 2025
Phát triển kinh tế theo hướng bền vững, khuyến khích các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm, gắn với phát triển dịch vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, tạo lực đẩy cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp và nơng thơn.
3.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo
Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực đã giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng trưởng khá. Tuy nhiên, cần phát huy hơn nữa hiệu quả từ việc sử dụng các nguồn lực nhằm tăng hiệu quả sản xuất.
Nông nghiệp thuần là ngành chủ đạo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển, cần chuyển dịch mạnh mẽ hơn giữa trồng trọt và chăn nuôi và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. Ngành thủy sản và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chưa đem lại hiệu quả cao, nhưng có ý nghĩa lớn trong việc cân bằng sinh thái và bảo vệ cảnh quan của huyện cần được quan tâm giữ vững và tăng hiệu quả sản xuất.
Trong ngành trồng trọt, công tác ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả. Thời gian qua, huyện Phú Giáo cơ bản đã hình thành các vùng sản xuất tập trung những cây trồng có giá trị như cây cao su, cây tiêu, cây ăn quả. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2017 tăng trưởng cao. Phát triển mạnh mơ hình chăn ni trang trại phát triển với việc ứng dụng công nghệ, hệ thống máng ăn uống tự động, xử lý chất thải làm phân hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Bên cạnh những thành quả đạt được cũng cịn có những hạn chế nhất định như chưa tạo được thị trường ổn định cho nơng sản; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật ni có nguy cơ tiềm ẩn; một số cơ sở chế biến nông sản và cơ sở chăn nuôi chưa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cịn hạn chế do
trình độ lao động nơng nghiệp cịn thấp và vốn đầu tư vào khoa học công nghệ ban đầu cao.
Từ những kết quả đạt được cũng như các mặt hạn chế còn tồn tại là cơ sở để đưa ra các định hướng, giải pháp cho ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
3.1.3. Các dự báo về tác động đến sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp huyện Phú Giáo tiếp tục chịu tác động mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nguyên nhân do: Vùng KTTĐPN được xác định là vùng kinh tế động lực lớn nhất của cả nước mà Phú Giáo một trong các đơn vị hành chính của vùng. Tác động tích cực bao gồm: thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở chế biến phát triển nhanh, khoa học – công nghệ hiện đại. Tác động tiêu cực: quá trình CNH và ĐTH làm thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, ơ nhiễm mơi trường, thiếu lao động nông nghiệp.
- Cách mạng KHKT 4.0 sẽ tạo ra các công nghệ mới, thúc đẩy sản xuất phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường.
- Biến đổi khí hậu, mùa khơ kéo dài tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp, cần có các biện pháp thích nghi. Việc gia tăng khối lượng lớn chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và dân sinh gây ô nhiễm môi trường đất. Do vậy, cần xử lý nghiêm các vấn đề về môi trường trong việc phát triển tất cả các ngành kinh tế.
- Phát triển thương mại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lưu thơng và giá cả các mặt hàng nông sản.