2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo
2.2.3. Các yếu tố kinh tế xã hội
- Dân cư và nguồn lao động
Là một huyện có dân số trung bình của tỉnh Bình Dương, với dân số (2017)
là 96.322 người, mật độ dân số là 177 người/km2, Phú Giáo đứng thứ 2/9 huyện, thị
xã của Bình Dương cao hơn mật độ dân số của huyện Bắc Tân Uyên (160) và huyện Dầu Tiếng (170). Quy mô dân số của huyện có mức tăng tự nhiên hàng năm cao 1,2% (2017), bên cạnh đó cịn có lực lượng lao động tại các địa phương khác đến làm việc tại Phú Giáo. Như vậy nguồn lao động trong địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được cho q trình sản xuất nơng nghiệp.
Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn huyện Phú Giáo (2010 – 2017)
Năm Tổng số dân
(người)
Dân số thành thị Dân số nông thôn
Quy mô (người) Cơ cấu (%) Quy mô (người) Cơ cấu (%) 2010 84.764 13.882 16,3 70.882 83,7 2011 88.501 15.330 17,3 73.171 82.7 2013 91.819 15.908 17,3 75.911 82,7 2015 94.168 16.058 17,1 79.110 82,9 2017 96.322 16.349 16,9 79.973 83,1
Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)
Tốc độ đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa ở huyện Phú Giáo diễn ra chậm so với các huyện khác trong tỉnh Bình Dương: dân cư đa số sống ở nơng thơn 83,1% năm 2017.
Theo Báo cáo của Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Phú Giáo
(2015), trên địa bàn huyện ngoài người Kinh chiếm đa số 97%, cịn có 12 dân tộc
thiểu số với số dân là 2.847 người sinh sống, trong đó đơng nhất là người Khơ-me, tiếp đến là dân tộc Sán Chỉ, Tày, Nùng… Điều này tạo cho Phú Giáo có cơ cấu dân tộc đa dạng, tiếp thu nhiều truyền thống sản xuất nông nghiệp đặc sắc nhằm phát triển một nền nơng nghiệp đa dạng, bên cạnh đó cũng có một số hạn chế cho việc
phát triển nơng nghiệp như: trình độ dân trí của người dân đồng bào cịn hạn chế khiến cho việc thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng các biện pháp khoa học vào nông nghiệp ở địa bàn do người đồng bào canh tác cũng gặp trở ngại.
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động huyện Phú Giáo (2010 - 2017)
Năm
Nguồn lao động Lao động đang làm việc trên địa bàn
Lao động nông nghiệp trong tổng lao động tại
địa bàn
Người Người % Người %
2010 38.005 33.915 40,0 22.131 65,3
2011 42.323 39.256 44,3 25.265 64,3
2013 48.569 45.369 49,4 28.234 62,2
2015 54.448 51.157 54.3 31.702 61,9
2017 62.442 60.082 62.3 34.620 57,6
Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)
Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số (57,6%) năm 2017. Trong những năm qua tỉ trọng lao động trong khu vực nơng nghiệp có xu hướng giảm dần, tỉ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tăng. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng theo xu thế phát triển kinh tế chung của tỉnh, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm. Phần lớn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là lao động phổ thơng 91,7% (2017), lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm tỉ lệ thấp, đây chính là một trở ngại trong phát triển nông nghiệp tại địa phương, là một trong những khó khăn trong định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng
+ Giao thông vận tải: Giao thông huyện Phú Giáo chủ yếu bằng đường bộ,
các loại giao thông khác khơng có khả năng khai thác. Trên địa bàn có 2 tuyến tỉnh lộ quan trọng:
Tỉnh lộ 741: Nối Quốc lộ 14 trục giao thơng chính từ các tỉnh tây Nguyên về vùng Đông Nam Bộ, là tuyến đường quan trọng tạo mối quan hệ liên vùng của huyện Phú Giáo nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Đoạn đi qua huyện Phú Giáo dài khoảng 27,9 km, đi qua xã Phước Hịa, Vĩnh Hịa, An Bình, thị trấn Phước Vĩnh.
Tỉnh lộ 750: Nối tỉnh lộ 714 với quốc lộ 13, đoạn đi qua huyện Phú Giáo dài khoảng 17,46 km, đi qua các xã Phước Hòa, Tân Long.
Các tuyến đường tỉnh lộ đã cứng hóa tồn bộ, đường hai chiều với 6 làn xe rất thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản, máy móc, nguyên vật liệu, mở rộng giao lưu buôn bán với các huyện và tỉnh thành khác. Những năm qua, chính quyền và nhân dân huyện Phú Giáo đã chung tay xây dựng nhiều tuyến đường liên xã, liên ấp với kết cấu bê tông, láng nhựa, nhằm phục tốt cho việc vận chuyển nông sản, nguyên vật liệu và máy móc. Cụ thể, từ năm 2010 – 2017 đã thực hiện được 340 cơng trình giao thơng nơng thơn, giao thông nội đồng với tổng chiều dài 295km, kinh phí thực hiện 106 tỉ 509 triệu đồng (Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo, 2017).
+ Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn huyện đang
trong q trình nâng cấp và hồn thiện. Tồn huyện có 1 bưu điện trung tâm huyện, 2 bưu cục và 9 điểm bưu điện văn hóa xã, dịch vụ bưu chính ngày càng phát triển đa dạng và thuận tiện cho người dân. Tính đến ngày 31/7/2017: điện thoại cố định là 6.231 máy, bình qn có 6,1 máy/100 dân; thuê bao di động là 35.678 máy, bình quân có 36,9 máy/100 dân; mạng lưới internet được phủ sóng đều trên địa bàn huyện phục vụ tốt nhu cầu liên lạc cho người dân. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp cũng như kinh tế chung của huyện.
+ Điện: Năm 2017 mạng lưới điện quốc gia đã được phủ khắp 11 xã, thị trấn, không chỉ phục vụ cho sinh hoạt mà còn phục vụ cho sản xuất trong và ngoài địa phương. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện hạ áp nông thơn của huyện vẫn cịn 157 nhánh điện hạ áp chưa đảm bảo kỹ thuật ngành điện, đây cũng là hạn chế về hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp
+ Thủy lợi: Huyện Phú Giáo có 1 hệ thống kênh tưới nước Suối Giai được
xây dựng từ năm 1978, nâng cấp sửa chữa năm 1993 với công suất thiết kế tưới 190 ha. Hệ thống thủy lợi Phước Hịa có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước, đảm bảo tiêu tích nước cho huyện. Nhìn chung, các cơng trình thủy lợi trên địa bàn huyện Phú Giáo được đầu tư xây dựng khá tốt, đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp hiện tại. Tuy nhiên, nếu muốn đa dạng hóa cây trồng, phát triển tốt các vùng cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh cũng như chăn ni quy mơ lớn thì cần đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi.
+ Cơ sở vật chất khác
Từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (sau năm 2011), cơ sở vật chất phục vụ nơng nghiệp như: máy móc, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp ngày càng được nâng cao.
- Thị trường tiêu thụ
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thị trường lớn và năng động nhất cả nước đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp huyện Phú Giáo tiêu thụ nông sản đặc biệt là các sản phẩm an tồn có chất lượng cao như: trái cây, thịt gia súc, gia cầm.
Dân số huyện Phú Giáo năm 2017 là 96.322 (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2018), quy mơ dân số ở mức trung bình so với các huyện khác trong tỉnh, mật độ
dân số 177 người/km2,dân cư phân bố tập trung theo các tuyến đường liên tỉnh,
đường huyện thành các khu ấp. Nhu cầu tiêu thụ nông sản trong địa bàn không lớn, như vậy thị trường tại địa phương không phải là ưu thế của nông nghiệp huyện, thị trường chủ yếu là các địa bàn lân cận thuộc tỉnh Bình Dương, Biên Hịa, TP. HCM, Đồng Xồi.
- Chính sách phát triển
Ngay từ khi tái lập huyện năm 1999, huyện Phú Giáo đã xác định nơng nghiệp là thế mạnh và đã có nhiều chính sách cũng như định hướng nhằm phát triển nông nghiệp. Điển hình là các chính sách về vốn và tín dụng hỗ trợ nông dân sản xuất với lãi suất thấp, chính sách phát triển nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp
ứng dụng cơng nghệ cao. Bên cạnh đó là các đề án phát triển và quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa… đã giúp nơng nghiệp huyện phát triển mạnh mẽ trên cơ sở sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp huyện Phú Giáo bao gồm nhiều nguồn khác nhau: vốn ngân sách tỉnh, vốn ngân sách huyện, vốn ngân sách xã, vốn tín dụng, vốn của các doanh nghiệp và tư nhân. Trong đó vai trị của vốn ngân sách từ các cấp chính quyền có vai trị quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp.
Nhằm phát huy thế mạnh của huyện và phát triển kinh tế trên toàn tỉnh, Phú Giáo ln nhận được nguồn kinh phí lớn hỗ trợ từ chương trình phát triển kinh tế của UBND tỉnh Bình Dương. Kể từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới (2012 - 2017) huyện đã nhận được 406 tỷ 878 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Chỉ tính riêng Chương
trình hành động số 18 của UBND huyện Phú Giáo - Chuyển dịch cơ cấu ngành
nông nghiệp công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến (2011), từ năm 2011-
2015 có 401 tổ chức, cá nhân trên địa bàn được vay vốn với trị giá 125 tỉ 120 triệu đồng. Bên cạnh đó, huyện cịn phối hợp với các cơ quan tài chính nhằm hỗ trợ, vận động vốn tín dụng cho nơng dân cụ thể từ năm 2010 - 2017 đã thực hiện được các chương trình là:
- Phối hợp với phịng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện giải ngân nguồn vốn ủy thác trên 77 tỉ đồng cho 4.545 hộ vay.
- Phối hợp Ngân hàng NN và PTNT Chi nhánh huyện Phú Giáo đã cho nông dân vay sản xuất với số tiền 1.220 tỉ đồng cho 5.629 lượt hộ vay.
- Hỗ trợ 4 dự án với tổng số tiền trên 2,6 tỉ đồng bao gồm: Dự án “Phát triển nghề trồng nấm” kinh phí 900 triệu đồng; dự án “Nâng cao năng suất, hiệu quả vườn cây cao su khai thác cho các hộ tiểu điền” số tiền 200 triệu đồng; dự án” Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ chế phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện” số tiền 300 triệu đồng; dự án “Nhân rộng mơ hình điểm truy cập thơng tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Phú Giáo” số tiền 1,3 tỉ đồng.
- Vận động các doanh nghiệp, công ty, đại lý bán thiếu trả chậm về phân bón, thức ăn chăn nuôi, cây, con giống quy thành tiền trên 2,7 tỉ đồng, đã hỗ trợ cho 3.803 hộ. Ngồi ra, phối hợp với các cơng ty phân bón, vật tư tổ chức hội thảo, đã cung ứng được 1.092 tấn phân bón các loại, 5 tấn thuốc BVTV, hơn 27.000 cây giống, hỗ trợ 348 lượt hộ (Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo, 2017).
Như vậy, nguồn vốn trong việc phát triển nông nghiệp của huyện Phú Giáo rất thuận lợi, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao, nơng sản chất lượng cao huyện cần đầu tư hợp lý nhằm tận dụng lợi thế về vốn.
- Khoa học công nghệ
Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Phú Giáo triển khai từ năm 2011 cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ phía cơ quan nhà nước, các trung tâm khoa học, doanh nghiệp. Việc tiếp cận và ứng dụng KHKT vào sản xuất tại địa phương còn nhiều hạn chế vì nguồn vốn cho việc ứng dụng khoa học vào nơng nghiệp cao và trình độ của nơng dân cịn thấp. Do đó, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được tổ chức thường xuyên. Từ năm 2010 – 2017 huyện đã tổ chức tập huấn được 240 lớp về chuyên đề kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật canh tác các loại cây trồng chính với tổng số trên 10.200 lượt nơng dân tham dự.
- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ
Công nghiệp
Từ năm 2010 – 2017 ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,4%
(Chi cục Thống kê huyện Phú Giáo, 2017). Theo Báo cáo của UBND huyện Phú
Giáo năm 2017 huyện có 473 cơ sở sản xuất cơng nghiệp. Trong đó các ngành cơng
nghiệp: chế biến mủ cao su, chế biến nông sản, chế biến gỗ…chiếm tỉ trọng lớn, đã tác động mạnh mẽ đến phát triển ngành nơng nghiệp, đẩy nhanh q trình chuyển đổi từ nơng nghiệp cổ truyền sang nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp chế biến đã giúp các mặt hàng nơng sản của huyện trở thành hàng hóa thâm nhập vào nhiều thị trường trong và ngồi nước (Phịng Kinh tế huyện Phú Giáo, 2017).
Dịch vụ
Tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GTSX khá cao 28,4% (2017), có xu hướng tăng. Các mặt hàng nông sản của địa phương được giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng bằng các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, hiện nay nơng sản của huyện đã có mặt trên nhiều thị trường.
- Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Đến năm 2017, huyện Phú Giáo có 8/10 xã đạt chuẩn theo 19 tiêu chí nơng thơn mới của UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành tại quyết định số 730/QĐ- UBND ngày 29/4/2017. Kết quả này có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nông nghiệp huyện từ cơ sở hạ tầng đến vốn đầu tư và khoa học kĩ thuật đều được nâng cấp một cách đồng bộ tạo thuận lợi cho q trình sản xuất nơng nghiệp.
- Đánh giá chung
Thuận lợi
Với lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương cũng như vùng Đơng Nam Bộ, Phú Giáo có lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và nơng nghiệp nói riêng, dễ dàng trao đổi hàng hóa và tận dụng thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đất nơng nghiệp, khí hậu có nhiều thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, hình thành vùng chun canh nơng nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đang từng bước được hồn thiện, cùng với sự phát triển của ngành cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến đã tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Trên hết là ngành nông nghiệp của huyện luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ban ngành trong việc thu hút đầu tư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp.
Khó khăn, thách thức
Q trình CNH gia tăng tình trạng ơ nhiễm mơi trường từ các nhà máy, xí nghiệp. Cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp tuy phát triển nhưng chưa đồng bộ, bên cạnh đó là trình độ lao động thấp, đây là những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp.