Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp huyện Phú Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 95 - 102)

2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo

2.3.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp huyện Phú Giáo

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTNN) nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế - xã hội các vùng, góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động xã hội, TCLTNN có nhiều hình thức

khác nhau tương ứng với trình độ phát triển nông nghệp (Đặng Văn Phan, 2008),

(Đặng Văn Phan, 2008). -Hộ gia đình

Tại huyện Phú Giáo hộ gia đình là hình thức TCLTNN quan trọng và phổ biến nhất, là cơ sở để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Cùng với định hướng phát triển nông nghiệp của huyện hiện nay hộ gia đình đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Việc chuyển đổi các giống cây cao su, tiêu, điều, thử nghiệm trồng nấm, nuôi chim cút, trồng hoa lan, nuôi rắn mối.… đã từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao tạo động lực cho kinh tế hộ gia đình, các hộ nông dân ngày càng chủ động trong sản xuất, tận dụng diện tích canh tác, sử dụng nguồn lao động trong gia đình, giúp nâng cao cải thiện đời sống

của từng hộ nông dân.

Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của huyện Phú Giáo, số hộ sản xuất nông lâm thủy sản là 78%, còn lại là số hộ hoạt động sản xuất trong lĩnh vực khác. Về quy mô đất đai, các nông hộ Phú Giáo có diện tích đất canh tác trung bình khoảng 0,5 ha. Số lao động thường xuyên trung bình trong mỗi nông hộ từ 1-3 lao động. Thông qua các chương trình tập huấn chuyển giao KHKT, việc tiếp cận sử dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã phát huy được hiệu quả, các nông dân đã trở thành hộ sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng.

Hạn chế lớn nhất của kinh tế hộ gia đình ở huyện Phú Giáo là việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lí nước thải vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế do kinh phí cao, chưa có sự giám sát hướng dẫn và quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

- Trang trại

Các trang trại trên địa bàn huyện Phú Giáo chủ yếu là trang trại theo hình thức trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, chăn nuôi. Phát triển trang trại đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm tăng sản phẩm hàng hóa cho nông nghiệp huyện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân.

Bảng 2.29. Số lượng trang trại phân theo xã năm 2017

Đơn vị tính Tổn g số Phước Vĩnh An linh Phước Sang An Thái An Long An Bình Tân Hiệp Tam lập Tân Long Vĩnh Hòa Phước Hòa Trang trại 189 22 15 6 14 5 17 6 54 16 24 10 Trang trại trồng trọt 27 - 4 - 1 - 2 2 18 - - - Trang trại chăn nuôi 159 22 11 6 12 5 15 4 34 16 24 10 Trang trại thủy sản 1 - - 1 - - - - Trang trại tổng hợp 2 - - - 1 - - - 1 - - -

Năm 2010 tổng số trang trại trên địa bàn huyện là 363 trang trại. Trong đó: Trang trại trồng trọt là 216 trang trại, 147 trang trại chăn nuôi, tổng diện tích đất sử dụng của trang trại là 4.489 ha. Tổng số lao động trang trại sử dụng là 2.341 lao động. Bình quân tổng thu mỗi trang trại là 1,6 tỉ đồng. Tuy nhiên từ năm 2011, Bộ NN & PTNT ban hành thông tư số 27/2011/TTBNPTNT quy định tiêu chí mới về trang trại, vì vậy số lượng trang trại của huyện giảm xuống nhiều. Đến năm 2017 số lượng trang trại địa bàn huyện là: 189 trang trại. Trong đó: Trang trại trồng trọt 27 trang trại, 159 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại thủy sản, 2 trang trại tổng hợp. Tổng diện tích sử dụng đất của trang trại là 1.565 ha. Tổng số lao động trang trại sử dụng là 1.243 lao động. Bình quân tổng thu mỗi trang trại là 1,2 tỉ đồng. Trong đó nhiều nhất là xã Tam Lập, Vĩnh Hòa, Phước Vĩnh.

Trang trại chăn nuôi đứng đầu trong cơ cấu loại hình các trang trại của huyện. Các trang trại chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn (114 trang trại chiếm 71,7% số lượng trang trại chăn nuôi và 60,3% tổng số trang trại của huyện năm 2017), đứng thứ hai là trang trại chăn nuôi gà (năm 2017 là 44 trang trại), trang trại chăn nuôi bò là 1 trang trại. Các trang trại chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, quy mô lớn, có chất lượng tốt, được thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Trang trại trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn thứ hai (14,2%), trang trại trồng trọt đa số là trang trại trồng cây lâu năm chiếm 92% (chủ yếu là cây cao su, cây ăn quả), trang trại trồng cây hằng năm chiếm 8%. Thời gian gần đây, phát triển loại trang trại tổng hợp. Đây là loại trang trại sản xuất và kinh doanh đa ngành nghề, dịch vụ nông nghiệp. Trang trại thủy sản chỉ có 1 trang trại nuôi cá sấu với quy mô 400 con ở xã Phước Sang.

Các trang trại đều phát huy thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, tận dụng đất đai và nguồn lao động tốt, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của trang trại cần được sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng trong việc vay vốn và các cấp chính quyền trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính và cần có đầu ra sản phẩm ổn định.

-Hợp tác xã nông nghiệp

nghiệp đang hoạt động dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau như HTX trồng trọt, HTX chăn nuôi hay kinh doanh vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, chế biến kinh doanh hàng nông lâm sản, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ngoài HTX, huyện Phú Giáo còn tổ chức có tổ liên kết, tổ hợp tác nhằm tạo môi trường liên kết, trao đổi học tập giữa các hộ nông dân. Đến năm 2017 trên địa bàn huyện có 29 tổ chức liên kết với tổng số tổ viên 272 người: 4 tổ hợp tác với tổng số tổ viên 73 người. Các tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: Dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Các tổ liên kết, các tổ hợp tác được hỗ trợ vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để thực hiện các dự án. Thu nhập bình quân của các hộ tham gia tổ chức hợp tác hàng tháng là 15-20 triệu đồng (Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo, 2017).

Bảng 2.30. HTX nông nghiệp của huyện Phú Giáo năm 2017 Số Số TT Tên hợp tác xã Sản phẩm chính Thu nhập BQ/người/ tháng

1 HTX dịch vụ nông nghiệp Bông Trang Cao su 10 triệu

2 HTX dịch vụ nông nghiệp Long Thành Heo, gà 12 triệu

3 HTX dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Hòa Cây CN 8 triệu

4 HTX Bình Dương Nấm Nấm 9 triệu

5 HTX dịch vụ nông nghiệp Ba Ngọc Dịch vụ NN 11 triệu

6 HTX chăn nuôi – giết mổ gà ta Hương Quê Gà 7 triệu

7 HTX nông nghiệp Minh Trí (Tam Lập) Chanh, mít 10 triệu

8 HTX nông nghiệp Bình Dương (Phước Sang) Phân bón 5 triệu

9 HTX nông nghiêp công nghệ cao Kim Long

(An Bình)

Rau, dưa lưới 15 triệu

10 HTX nông nghiệp dịch vụ Phú Giáo (Vĩnh

Hòa)

Heo 5 triệu

11 HTX nông nghiệp – dịch vụ Tân Tiến (An

Thái)

12 HTX nông nghiệp ổi Thanh Kiên (Phước Hòa)

ổi, phân bón 6 triệu

13 Chi nhánh HTX Phong Phú Bình Dương

(Phước Vĩnh)

Dịch vụ NN 11 triệu

14 HTX thương mại – dịch vụ Thành Đạt Nông sản 12 triệu

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

- Vùng chuyên canh

Nhằm phát huy thế mạnh và đặc trưng của mỗi khu vực, góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, tiến tới sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh với quy mô nhỏ.

+ Vùng chuyên canh cây ăn quả

Tập trung chủ yếu ở xã An thái, Phước Sang với quy mô trên 30 ha, các sản phẩm chính là chuối, mít, chanh, dưa lưới là chủ yếu. Vùng chuyên canh cây ăn quả đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất trên một ha canh tác, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

+ Vùng sản xuất rau và rau an toàn

Xã Phước Hòa được quy hoạch thành vùng sản xuất rau sạch và rau an toàn của huyện với quy mô 100 ha. Hiện nay, quy trình sản xuất rau được giám sát chặt chẽ để sản phẩm vừa đạt năng suất, chất lượng cao, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Vùng chăn nuôi lợn trọng điểm

Trên địa bàn huyện có 4 xã nuôi lợn trọng điểm là Tam Lập, Vĩnh Hòa, An Bình, Tân Long. Chỉ riêng 4 xã nuôi lợn trọng điểm này có số lợn lên tới 100.000 con chiếm 62,2% số lợn toàn huyện (năm 2017), trong đó lợn nái 1.100 con, lợn thịt 90.000, lợn đực 9.900 con.

+ Vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm

Hiện nay huyện Phú Giáo có 3 xã nuôi gia cầm trọng điểm bao gồm gà và vịt, đó là Thị trấn Phước Vĩnh, xã An Ninh, xã Tân Hiệp. Ba xã này chiếm 60% số lượng đàn gia cầm của huyện. Gia cầm được nuôi với quy mô khá lớn, có hệ thống

chuồng trại lạnh, đảm bảo quy trình và kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh môi trường. - Một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp, chú trọng NNƯDCNC được định hướng là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện.

Hình. 2.1. Tác động của nông nghiệp ƯDCNC vào TCSXNN huyện Phú Giáo

Trước năm 2015, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chủ yếu là các trang trại lĩnh vực chăn nuôi (trang trại có máng ăn, máng uống tự động, bán tự động…). Các trang trại ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt (nhà lưới kín, lưới hở,…) đã được hình thành nhưng chưa thực sự rõ nét và chưa được mạnh dạn áp dụng do vốn đầu tư ban đầu khá cao, kỹ thuật tay nghề của nông dân còn hạn chế. Từ năm 2015, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp được chuyển qua trồng các loại cây giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Các khâu làm đất, tưới tiêu, sơ chế, vận chuyển nông sản đã được cơ giới hóa.

Nền nông nghiệp toàn diện huyện Phú Giáo phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển qua chăn nuôi tập trung và quy mô lớn. Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi tập chung vào việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm với sự hỗ trợ đắc lực của các chương trình, dự án khuyến nông như cải tạo đàn bò, chăn nuôi gà công nghiệp, chăn nuôi heo.

Theo Báo cáo tổng kết năm 2017 của UBND huyện Phú Giáo, trên địa bàn

huyện đã hình thành 100 trang trại sản xuất NNƯDCNC với quy mô vừa và nhỏ (với 14 trang trại được chứng nhận VietGAP) gồm 54 trang trại trồng trọt (trong đó có 10 mô hình sản xuất được chứng nhận VietGAP) và 46 trang trại chăn nuôi trại lạnh (có 4 trang trại được chứng nhận VietGAP). Tổng diện tích nông nghiệp chuyển đổi sang trồng các loại rau, cây ăn quả, trồng lan ứng dụng công nghệ cao là 460 ha. Các trang trại đa dạng về loại cây trồng, kỹ thuật, quy mô diện tích. Các trang trại sản xuất NNƯDCNC trong trồng trọt như trang trại trồng dưa lưới, rau an toàn, các cây ăn trái (chuối, bưởi, cam, sầu riêng…) với quy mô diện tích vài nghìn mét vuông (trồng hoa lan, rau…) đến vài hecta và vài chục hecta (dưa lưới, cây ăn trái…). Các trang trại sản xuất NNƯDCNC trong chăn nuôi gồm các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trại lạnh với quy mô chăn nuôi tập trung. Tổng diện

tích trang trại chăn nuôi là 300.000m2. Trong đó, có nhiều mô hình mang lại kinh tế

cao, lợi nhuận từ 30 - 40%, điển hình là các trang trại NNƯDCNC trồng rau có doanh thu bình quân 500 triệu đồng đến trên 1 tỉ đồng/ha/năm: hoa lan gần 2 tỉ đồng/ha/năm, cây ăn trái trên 1 tỉ đồng/ha/năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm khoảng 1 tỉ đồng/trang trại/năm.

Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất NNƯDCNC theo quyết định số 04/2016/QĐ – UBND tỉnh Bình Dương về khuyến khích và phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương, đã có 21 tổ chức, cá nhân sản xuất NNƯDCNC trên địa bàn huyện với tổng vốn đầu tư trên 412 tỉ đồng lập thủ tục và được vay vốn ưu đãi từ chính sách này với tổng số tiền được vay là 125 tỉ đồng. Điển hình trong việc sản xuất NNƯDCNC tại huyện Phú Giáo là sự tham gia của doanh nghiệp nông nghiệp, trong đó nổi bật có 2 mô hình sau:

Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái

Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái được xây dựng từ năm 2008, đến năm 2010 bắt đầu đi vào hoạt động, năm 2012 cho thu hoạch vụ đầu tiên. Khu NNCNC An Thái (xã An Thái huyện Phú Giáo) của công ty CP nông nghiệp Unifarm (U&I) làm chủ đầu tư được coi là tiên phong trong chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)