1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam (201 0 2017)
- Quy mô và tỉ trọng nông nghiệp
Quy mô ngành nông nghiệp tăng liên tục qua các năm song tỉ trọng trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm, phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng mục tiêu thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Biểu đồ 1.1. Quy mô và tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2010 – 2017
Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2011)
Từ năm 2010 – 2017, giá trị ngành nơng nghiệp tăng từ 396,6 nghìn tỉ đồng lên 768,2 nghìn tỉ đồng. Tỉ trọng khu vực nơng nghiệp có xu hướng giảm từ 18,38% (2010) xuống còn 15,34% (2017), mặc dù trong giai đoạn có biến động vào năm 2011 tăng lên đến 19,22% nhưng sau đó lại giảm.
- Tốc độ tăng trưởng
Số liệu thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2017 thể hiện tính khơng ổn định. Năm 2010 tăng trưởng nơng nghiệp đạt 2,78% sau đó tăng vào năm 2011 (4,23%) và giảm mạnh còn 1,36% vào năm 2016, phục hồi vào năm 2017 (2,9%). Cụ thể được phản ánh ở bảng số liệu sau:
Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2017 (theo giá so sánh)
(Đơn vị: %)
Năm 2010 2011 2014 2015 2016 2017
GDP 6,78 5,89 5,98 6,68 6,21 6,81
Nông nghiệp 2,78 4,23 3,44 2,41 1,36 2,9
Từ bảng 1.1. Ta thấy tốc độ tăng trưởng bình quân GDP từ 2010 – 2017 là 6,4%, tốc độ tăng trưởng bình qn của nơng nghiệp là 2,85%. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp giảm dần và không ổn định nguyên nhân bao gồm các yếu tố như: diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu nhiệt đới, tình hình kinh tế thế giới, giá cả thị trường, nguồn vốn, sự phát triển khoa học kĩ thuật…đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp nước ta. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) với một số quốc gia đã tác động đến nông nghiệp Việt Nam theo xu hướng giảm đi về số lượng mặt hàng nông sản. Một số mặt hàng không cạnh tranh được với giá cả của thị trường thế giới về vật tư và sản phẩm, việc gia tăng các rào cản thương mại về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước đối với hàng hóa nơng sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, sau một vài năm điều chỉnh lại cơ cấu, phương thức, quy trình sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông sản theo phân ngành
Cơ cấu ngành giá trị giữa 3 nhóm ngành: nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2010 – 2016 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 (giá thực tế)
(Đơn vị:%)
Năm Nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp
2010 75,9 21,5 2,6 2011 77,5 20,2 2,3 2013 73,5 23,6 2,9 2015 72,3 24,2 3,5 2016 73,7 22,9 3,2 Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2017)
Tỉ trọng nơng nghiệp vẫn duy trì ở mức cao (trên 70%), tăng lên 77,5% vào năm 2011 và còn 73,7% năm 2016; lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ (khoảng 3%) và có xu hướng tăng, thủy sản có xu hướng tăng từ 2010 đến 2016 tăng 1,4%.
Từ bảng số liệu trên cho thấy trong phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam, nơng nghiệp thuần vẫn giữ vai trị chủ đạo, hai ngành lâm nghiệp và thủy sản bước đầu được khai thác có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu toàn ngành hợp lý và tận dụng được hết lợi thế về tự nhiên của nước ta.
Bảng 1.3. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm Đất trồng trọt Mặt nước nuôi trồng thủy
sản 2011 72,2 135,2 2013 75,7 157,6 2015 82,6 178,1 2017 90,1 206,8 Nguồn: (Tổng cục Thống kê, 2017)
Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển biến: Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thuần ngành trồng trọt chiếm ưu thế nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ, ngành chăn nuôi tăng dần tỉ trọng (30%). Trong nhóm ngành trồng trọt cây công nghiệp và cây ăn quả tăng nhanh về tỉ trọng, cây lương thực giảm; Ngành lâm nghiệp đang phát huy hiệu quả, đặc biệt là rừng trồng; Ngành thủy sản, tỉ trọng thủy sản nuôi trồng ngày càng tăng, tỉ trọng ngành khai thác giảm.
1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ
Năm 2017, Đơng Nam Bộ có diện tích tự nhiên khoảng 2.35,9 triệu ha, đất sản xuất nơng nghiệp 1.363,4 nghìn ha (Tổng cục Thống kê, 2017).
Với những ưu thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên như diện tích đất bazan và đất xám lớn, đất phù sa cổ thoát nước tốt, khí hậu cận xích đạo, mạng lưới thủy lợi khá phát triển với hồ thủy lợi Dầu Tiếng và hồ thủy lợi Phước Hòa cung cấp nước tưới tiêu cho cả vùng, cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm phát triển mạnh…..đã tạo điều kiện để nông nghiệp Đông Nam Bộ đa dạng hóa cây trồng vật ni trên quy mơ lớn.
Cây lâu năm của Đông Nam Bộ chiếm 28% diện tích cây lâu năm của cả nước năm 2017, chiếm 68% tổng diện tích cây trồng của vùng. Các loại cây: cao su, điều là các cây cơng nghiệp chun mơn hóa của vùng. Cao su chiếm 60% diện tích cả nước, điều chiếm 64% diện tích cả nước, được phân bố nhiều ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai. Bên cạnh đó cịn có các loại cây khác như: cà phê 6,1%, tiêu 36,9% của cả nước.
Cây công nghiệp hàng năm của Đông Nam Bộ khá phát triển. Cây hàng năm được trồng nhiều ở Đơng Nam Bộ là: mía, lạc, khoai mì. Diện tích khoai mì của vùng đạt 103,2 nghìn ha, sản lượng đạt 3.121 nghìn tấn, chiếm 19% diện tích và 29% sản lượng tồn quốc, khoai mì được trồng nhiều nhất ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai. Mía chiếm 9,5% diện tích mía cả nước, mía được trồng nhiều ở tỉnh Bình Phước, Tây Ninh.
Cây ăn quả vùng Đông Nam Bộ nổi tiếng thơm ngon với các sản phẩm như: măng cụt, sầu riêng, bưởi da xanh, dưa lưới, chuối, mít, chơm chơm….. Tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn là Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước,
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh với các sản phẩm là bò sữa, heo, gà. Bò được ni nhiều nhất ở Tp. HCM (127,9 nghìn con), Tây Ninh (90 nghìn con). Trâu nhiều nhất ở Tây Ninh, lợn và gia cầm nhiều nhất ở Đồng Nai (Tổng cục Thống kê, 2017).
1.2.3. Thực trạng phát triển nơng nghiệp tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố, 4 thị xã, 4 huyện, có tổng diện tích tự nhiên là
2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền
Đơng Nam Bộ); dân số 2.070.651 người (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2018). Trong những năm qua với nhiều chính sách đột phá chiến lược, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh thành phát triển kinh tế hàng đầu, ln thuộc nhóm các tỉnh thành có đóng góp GDP và tổng thu ngân sách quốc gia cao trong cả nước.
Kinh tế Bình Dương nổi bật với sự phát triển của các ngành nơng nghiệp, sự tăng nhanh và có hiệu quả về các ngành dịch vụ. So với các ngành khác nơng nghiệp Bình Dương có tỉ trọng thấp hơn nhưng nông nghiệp vẫn luôn là ngành được quan tâm, đầu tư phát triển. Quá trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các thị xã, thành phố phía Nam của tỉnh làm cho diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, đây là một thách thức cho ngành nơng nghiệp tỉnh Bình Dương song cũng là điều kiện thúc đẩy đầu tư sản xuất các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, nơng nghiệp đơ thị, áp dụng khoa học, máy móc vào trong sản xuất nơng nghiệp.
- Vị trí của nơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Dương
Do có đặc điểm về địa hình, thủy văn và thổ nhưỡng thuận lợi nên nơng nghiệp có nhiều điều kiện phát triển. Tỉ trọng ngành nông nghiệp chiếm 3,75% trong cơ cấu kinh tế (2017). Quá trình CNH đã làm thu hẹp một phần diện tích đất nơng nhưng phát triển nông nghiệp hiện vẫn đang là thế mạnh của một số huyện như: Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Bàu Bàng. Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Dương song vẫn giữ vai trị hết sức quan trọng trong tổng kinh tế - xã hội tỉnh, cụ thể là:
+ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều tài nguyên đất nhất so với các ngành kinh tế khác (72,4% năm 2017).
+ Sản phẩm ngành nơng nghiệp của Bình Dương phần lớn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: chủ yếu là mủ cao su, gia súc, gia cầm, sữa bò.
+ Sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu đời sống, giải quyết việc làm và đem lại thu nhập, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, góp phần đáng kể xóa đói giảm nghèo ở khu vực nơng thơn.
+ Nông nghiệp đô thị bước đầu hình thành ở các thành phố, thị xã phía Nam của tỉnh góp phần giải quyết một một nhu cầu tiêu thụ rau quả sạch, tạo mảng xanh, cảnh quan và tận dụng thời gian nhàn rỗi của một bộ phận dân cư đô thị của tỉnh.
Với tỷ lệ che phủ lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm chiếm 57% (2017) diện tích tự nhiên tồn tỉnh, hoạt động nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong bảo vệ môi trường.
- Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp
Trong giai đoạn 2010 - 2017 nơng nghiệp tỉnh Bình Dương đạt nhiều thành tựu, mặc dù diện tích đất nơng nghiệp giảm nhưng giá trị sản xuất qua các năm vẫn giữ ở mức cao. Sản xuất nơng nghiệp Bình Dương hướng đến nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng nơng sản vì thế nhiều sản phẩm nơng nghiệp trở thành hàng hóa, có mặt trên nhiều thị trường trong và ngồi nước.
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2017 (giá thực tế)
Năm 2010 2011 2013 2015 2016 2017
GTSX (Tỉ đồng) 13.197,5 19.132,0 15.406,1 14.377,0 14.688,0 15.584,0
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, Sở NN và phát triển NT Bình Dương, 2017)
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 13.197,5 tỉ đồng (2010) lên 15.584 tỉ đồng (2017), tăng 1,18 lần. Sản xuất nơng nghiệp của tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều sự tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu của thị trường do việc chủ động, sáng tạo, đổi mới trong sản xuất.
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành
Từ năm 2010 – 2017 cơ cấu nơng nghiệp của vùng ít có sự biến động, số liệu thống kê cho thấy tỉ trọng khu vực nơng nghiệp ln giữ vai trị chủ đạo (năm 2017 chiếm 98,4%) trong tỉ trọng ngành nông nghiệp, khu vực lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm (năm 2017 và lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 1,6%). Điều này có thể được giải thích do tỉnh Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp thuần, rừng chiếm diện tích rất nhỏ, mặt nước nuôi trồng thủy sản rất hạn chế cùng với đó là truyền thống sản xuất nơng nghiệp và chính sách của tỉnh đã tạo ra một nền nông nghiệp gắn chặt với nông nghiệp thuần.
Biểu đồ 1.2. Cơ cấu GTSX nơng nghiệp của Bình Dương theo phân ngành giai đoạn 2010 – 2017
Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2018)
Trong ngành nông nghiệp thuần, tỉ trọng ngành chăn nuôi đang từng bước được khẳng định từ năm 2010 đến năm 2017 tỉ trọng tăng 26,8%, giữ vị trí cao nhất trong cơ cấu ngành. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao song có sự giảm nhanh, giảm từ 75,6% năm 2010 xuống cịn 44,3% năm 2017. Trong ngành trồng trọt có sự chuyển dịch giữa các nhóm cây trồng, giảm mạnh tỉ trọng cây hàng năm, đặc biệt là cây lương thực (lúa, ngô), tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Dịch vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ đạt 4,8% năm 2017. Ngành lâm nghiệp duy trì tỉ trọng GTSX ở mức 0,85%/năm trong cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp. Song trong nội bộ ngành, khai thác gỗ và lâm sản có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn với trồng và chăm sóc rừng. Giá trị sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2010 – 2017 trong tỉ trọng chung của GTSX ngành nông nghiệp giảm từ 1,44% (năm 2010) xuống còn 0,71% (năm 2017). Trong đó thủy sản ni trồng giảm mạnh nhất: nguyên nhân GTSX nuôi trồng thủy sản giảm mạnh do chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành tại Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 09/01/2015 về việc tăng cường công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản: theo đó, nội dung đáng chú ý nhất là nghiêm cấm việc nuôi cá bè trên các nhánh sơng Đồng Nai, Sài Gịn thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương nhằm cân đối giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
Bảng 1.5. Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2017
(Đơn vị: %)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2010 75,6 24,1 4,2
2011 75,9 20,6 3,5
2013 66,57 29,0 4,4
2015 49,0 46,1 4,9
2017 44,3 50,9 4,8
Tiểu kết Chương 1
Phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự thành cơng của q trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nơng nghiệp làm nền tảng.
Trong giai đoạn 2010 - 2017, nhờ tăng trưởng nhanh, nông nghiệp đã cung ứng được lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Trên cơ sở đó, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khác cũng đã phát triển mạnh mẽ trở thành các ngành sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc. Sự phát triển của nông nghiệp và nơng thơn đã góp phần quan trọng vào thành cơng của cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Những thành tựu này cũng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nông nghiệp Bình Dương mặc dù gặp khó khăn do q trình tăng trưởng mạnh mẽ của cơng nghiệp và đơ thị hóa đã thu hẹp một phần diện tích và lực lượng lao động, song giá trị sản xuất ngành nơng nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Nơng nghiệp Bình Dương có điều kiện để phát triển các mơ hình nơng nghiệp hiện đại, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.
Để tiếp tục giữ vững các thành tựu trên lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời thực hiện mục tiêu CNH – HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, ngành nơng nghiệp tỉnh Bình Dương cần tiếp tục triển khai thực hiện thêm nhiều chương trình - chính sách phát triển nơng nghiệp nhằm đưa sản xuất nông nghiệp ngày một phát triển hơn.
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ GIÁO
2.1. Khái quát về huyện Phú Giáo
Phú Giáo là huyện vùng xa, nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Bình Dương. Từ khi tái lập (1999) đến nay, kinh tế - xã hội huyện có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu kinh tế - xã hội chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên nơng nghiệp vẫn đóng góp gần 40% vào cơ cấu kinh tế chung của huyện (2017). Ngành nơng nghiệp huyện Phú Giáo có nhiều lợi thế để phát triển, có vai trị quan trọng trong việc cung cấp nông sản phục vụ cho nhu cầu của người dân và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Việc phát