Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 102)

được chia ra nhiều phân khu. Trong đó có hơn 380 sản xuất, trồng các loại cây ăn trái như chuối (diện tích nhiều nhất), tiếp theo là dưa lưới, cam, quýt, chanh, bưởi, còn lại là các khu chức năng. Mỗi loại cây trồng ở đây đều được lắp các hệ thống tưới tiêu và bón phân tự động, được sự giám sát kĩ càng của các chuyên gia. Với khẩu hiệu “thực phẩm an toàn vì cuộc sống”, Unifarm là nông trại đầu tiên tại Bình Dương đạt chứng nhận Global GAP, và là nông trại đạt chứng chỉ Global GAP cho các sản phẩm dưa (dưa lưới, dưa hoàng kim, dưa tú thanh).

Khu nông nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp – Phước Sang

Khu chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao do công ty cổ phần Đường Bình Dương làm chủ đầu tư (ở hai xã Tân Hiệp và Phước Sang), quy mô 471 ha. Năm 2017 khu NNCNC Tân Hiệp – Phước Sang vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, quy mô chăn nuôi sau khi hoàn thiện là 3.500 con bò sữa với sản lượng trên 8 triệu kg sữa/năm. Trang trại ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào việc quản lí điều hành, tất cả những hoạt động liên quan tới quản lí và chăm sóc đàn bò được vận hành thông qua phần mềm quản lí đàn tiên tiến của châu Âu. Chuồng trại được thiết kế theo một chu trình khép kín, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đàn bò và kế hoạch chu chuyển đàn tổng thể. Mỗi khu chuồng đều có sân chơi xen kẽ với từng khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng cách ly cục bộ, vừa đảm bảo sự thỏa mái thư giãn nhất cho đàn bò.

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) Dương)

2.4.1. Các mặt hàng nông sản đặc trưng

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo, một trong những vấn đề tác giả quan tâm nhất là các mặt hàng nông

nghiệp có thị trường tiêu thụ và cá lợi thế cạnh tranh cao. Kết quả cho thấy các mặt hàng chủ lực bao gồm:

+ Cao su: Cây cao su chiếm tỷ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng trong cơ cấu nông nghiệp, là cây trồng truyền thống nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cao su, bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực từ ngành công nghiệp trên địa bàn, toàn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch được đưa vào chế biến tại các nhà máy chế biến cao su có áp dụng công nghệ nên chất lượng khá tốt. Mủ cao su sau khi được sơ chế ngay tại địa bàn sẽ được nhập và sản xuất các mặt hàng như hàng gia dụng, công nghiệp xe hơi, các vật liệu cách điện, ngành viễn thông…

+ Cây ăn quả: Diện tích trồng cây ăn quả lớn, điều kiện địa hình và khí hâu thuận lợi cho phát triển vùng trồng cây ăn quả. Nhu cầu tiêu thụ trái cây ngày càng cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung, đặc biệt là Khu NNCNC An Thái với cây chủ lực là chuối, dưa lưới, chanh. Các trang trại cây giống trên huyện cung cấp không chỉ sản phẩm mà còn các tập đoàn hạt giống, cây con như Trang trại giống cây trồng Miền Nam (tại xã Tân Hiệp) có chất lượng tốt.

+ Chăn nuôi heo: Đàn heo trên địa bàn có số lượng lớn, heo được nuôi theo hình thức trang trại chiếm 95,8%. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi heo đã có những bước tiến rõ rệt làm tăng năng suất, chất lượng thịt đáp ứng được thị hiếu của trong và ngoài nước. Chăn nuôi heo mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người chăn nuôi và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Heo thịt nuôi tại huyện đã có mặt trên hệ thống Bách Hóa Xanh và Coopmart.

+ Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm đã áp dụng nhiều công nghệ mới từ thiết kế xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn để tăng năng suất, chất lượng đàn gia cầm. Hiện nay sản phẩm gia cầm của huyện đã được bàn tại các hệ thống siêu thị trong nước.

+ Chăn nuôi bò: Công ty cổ phần phát triển nông nghiệp Bình Dương đầu tư trang trại bò sữa tại xã Phước Sang mở ra cơ hội tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến cũng như giải quyết đầu ra cho các hộ nuôi bò sữa khu vực lân cận. Hiện tại sản lượng sữa bò chưa nhiều, nhưng đây sẽ là mặt hàng có tiềm năng lớn trong vài năm tới.

2.4.2. Thành tựu

Nông nghiệp là kinh tế quan trọng, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế chung cả huyện Phú Giáo. Trong giai đoạn 2010 – 2017 nông nghiệp phát triển mạnh, GTSX tăng liên tục từ 2.614 tỉ đồng (năm 2010) lên 4.497,2 tỉ đồng (năm 2017). Bình quân GTSX cũng đạt được kết quả khả quan đạt 93,6 triệu đồng/ha.

Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, giảm tỉ trọng các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế thấp (lúa, ngô) tăng tỉ trọng các sản phẩm có giá trị, CLC, đem lại kinh tế cao và phù hợp với nhu cầu của thị trường (cây ăn quả).

Trong ngành trồng trọt, năng suất và chất lượng cây trồng, ngày càng tăng, việc sử dụng các loại giống mới, tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất ngày càng được nâng cao. Cây công nghiệp và cây ăn quả là hai loại cây chủ lực của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được đầu tư mạnh mẽ để sản xuất ra những sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Phú Giáo, trong giai đoạn 2010 – 2017 ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, vượt qua ngành trồng trọt về GTSX. Ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng công nghiệp tập trung hoặc bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành các vùng sản xuất chăn nuôi tạo thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng như phát huy thế mạnh của từng địa phương. Số lượng đàn trâu, bò thịt giảm mạnh, trong khi đó số lượng đàn lợn, gia cầm, bò sữa gia tăng. Ngành thủy sản và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nông nghiệp, song có vai trò quan trọng nhằm đa dạng hóa cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như góp phần cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của huyện.

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các cấp chính quyền và nhân dân tích cực hưởng ứng đã tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn Phú Giáo. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như ngành nông nghiệp.

Huyện phú giáo phát triển hình thức TCLTNN đa dạng gồm: Hộ gia đình, trang trại, HTX, khu NNƯDCNC và vùng chuyên canh. Tính đến năm 2017, toàn

huyện có 20.000 hộ sản xuất nông nghiệp, 189 trang trại với quy mô vừa và nhỏ, 14 HTX nông nghiệp, 2 vùng chuyên canh cây trồng và 2 vùng chăn nuôi trọng điểm. Sự phân bố TCLTNN trên địa bàn huyện đã góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao và phát huy được lợi thế so sánh và đặc trưng của từng địa bàn.

2.4.3. Tồn tại và hạn chế

Mùa khô nắng nóng kéo dài, nguồn nước tưới phụ thuộc chính vào nước ngầm lại ở mức trung bình và nghèo gây khó khăn trong việc cung cấp nước trong mùa khô cho cây trồng, vật nuôi.

Việc kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn liên doanh, liên kết khác…đang gặp nhiều khó khăn bởi tính rủi ro nông nghiệp lớn, chưa có sự hợp tác hiệu quả giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và không đồng bộ; đặc biệt là thủy lợi, giao thông nội đồng, điện và hệ thống cơ sở chế biến nông sản.

Kinh tế hộ vẫn chiếm tỉ trọng lớn, kinh tế hợp tác vẫn còn là hình thức, vấn đề hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ mới bước đầu hình thành.

Dịch vụ nông nghiệp vẫn còn rất nhỏ bé cả về quy mô với tỉ trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực sản xuất.

Nhìn chung trong các lĩnh vực đều đã ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trang trại chăn nuôi và các khu trồng trọt (chủ yếu là cây ăn quả) có doanh nghiệp đầu tư...được áp dụng một số công nghệ mới, các ngành khác mới chỉ dừng lại như những mô hình điểm, việc nhân ra diện rộng còn gặp nhiều khó khăn do hai nguyên nhân chính: một là vốn đầu tư ban đầu để đưa khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp lớn, người nông dân chưa mạnh dạn đầu tư; hai là trình độ nông dân còn hạn chế trong việc sử dụng khoa học công nghệ.

Tiểu kết Chương 2

Phú Giáo có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chính sách phát triển Phú Giáo và các huyện phía Bắc của tỉnh trở thành vùng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ vào sản xuất của tỉnh Bình Dương đã thúc đẩy nông nghiệp huyện chuyển biến nhanh chóng.

Sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2017 có sự phát triển đáng kể, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mô hình sản xuất.

Bên cạnh các cây trồng, vật nuôi truyền thống, hiện nay Phú Giáo còn có các loại sản phẩm mới như: Nấm, hoa lan, dưa lưới, chim cút, cá sấu…đang tạo ra những mô hình sản xuất mới, đem lại giá trị kinh tế cao.

Ngành thủy sản và lâm nghiệp tuy có GTSX nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Việc phân bố cây trồng vật nuôi ngày càng hợp lí, phát huy thế mạnh của từng địa phương. Các hình thức sản xuất nông nghiêp đa dạng, thúc đẩy quá trình sản xuất, tạo động lực lớn để phát triển nền nông nghiệp hóa.

Nhằm phát huy tối đa lợi thế và nâng cao hơn nữa hiệu quả của sản xuất nông nghiệp cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại cần có sự định hướng của các cấp chính quyền, sự tham gia góp sức của các nhà khoa học và người dân toàn huyện.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP PHÚ GIÁO (TỈNH BÌNH DƯƠNG) ĐẾN NĂM 2030

3.1. Cơ sở để xây dựng định hướng

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương

Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương theo Nghị quyết Đại hội đại

biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2025.

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và phát triển bền vững trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực dịch vụ, phát triển đô thị hóa, phát triển công nghệ cao, gắn kết nhanh với hệ thống cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN, giữ vững an ninh chính trị trật tự xã hội, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái có hiệu quả.

- Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, chú trọng vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế là phục vụ cho công nghiệp hóa, đô thị hóa với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng kĩ thuật, công nghệ cao.

- Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển xã hội, gắn với quốc phòng – an ninh để đảm bảo quá trình phát triển được ổn định và bền vững.

Việc triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong 5 năm, từ đó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện. Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm thế mạnh của từng địa phương.

- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên phát triển sử dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường.

Đây là cơ sở để huyện Phú Giáo xây dựng “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo đến năm 2030”.

Mục tiêu phát triển KT – XH Phú Giáo đến năm 2025

Phát triển kinh tế theo hướng bền vững, khuyến khích các ngành phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản thực phẩm, gắn với phát triển dịch vụ, phát triển công nghiệp nông thôn, tạo lực đẩy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

3.1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo

Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực đã giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng trưởng khá. Tuy nhiên, cần phát huy hơn nữa hiệu quả từ việc sử dụng các nguồn lực nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

Nông nghiệp thuần là ngành chủ đạo, đem lại hiệu quả kinh tế cao, có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển, cần chuyển dịch mạnh mẽ hơn giữa trồng trọt và chăn nuôi và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. Ngành thủy sản và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, chưa đem lại hiệu quả cao, nhưng có ý nghĩa lớn trong việc cân bằng sinh thái và bảo vệ cảnh quan của huyện cần được quan tâm giữ vững và tăng hiệu quả sản xuất.

Trong ngành trồng trọt, công tác ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được quan tâm thực hiện đạt hiệu quả. Thời gian qua, huyện Phú Giáo cơ bản đã hình thành các vùng sản xuất tập trung những cây trồng có giá trị như cây cao su, cây tiêu, cây ăn quả. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2017 tăng trưởng cao. Phát triển mạnh mô hình chăn nuôi trang trại phát triển với việc ứng dụng công nghệ, hệ thống máng ăn uống tự động, xử lý chất thải làm phân hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Bên cạnh những thành quả đạt được cũng còn có những hạn chế nhất định như chưa tạo được thị trường ổn định cho nông sản; tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi có nguy cơ tiềm ẩn; một số cơ sở chế biến nông sản và cơ sở chăn nuôi chưa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế do

trình độ lao động nông nghiệp còn thấp và vốn đầu tư vào khoa học công nghệ ban đầu cao.

Từ những kết quả đạt được cũng như các mặt hạn chế còn tồn tại là cơ sở để đưa ra các định hướng, giải pháp cho ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

3.1.3. Các dự báo về tác động đến sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp huyện Phú Giáo tiếp tục chịu tác động mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nguyên nhân do: Vùng KTTĐPN được xác định là vùng kinh tế động lực lớn nhất của cả nước mà Phú Giáo một trong các đơn vị hành chính của vùng. Tác động tích cực bao gồm: thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở chế biến phát triển nhanh, khoa học – công nghệ hiện đại. Tác động tiêu cực: quá trình CNH và ĐTH làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường, thiếu lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)