Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 35 - 38)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nơng nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các điều kiện tự nhiên, lao động, vị trí địa lí và cơ sở vật chất kĩ thuật để đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong đề tài này tác giả tập trung vào một số hình thức phổ biến và tiêu biểu ở cấp huyện của nước ta và có mặt trên địa bàn nghiên cứu đó là: hộ nông dân (nông hộ), trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên canh nông nghiệp.

- Hộ nông dân (nông hộ)

Hộ là đơn vị kinh tế tự chủ trong nơng nghiệp, do chủ gia đình lập lên, lao động và quản lí dựa vào chủ hộ và các thành viên trong hộ gia đình. Nơng hộ là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, có những đặc trưng chủ yếu sau:

+ Về đất đai: quy mô canh tác nhỏ bé.

+ Về vốn: ít, quy mơ nhỏ, khả năng tích lũy thấp làm hạn chế khả năng tái

đầu tư sản xuất. Vật tư chủ yếu được mua từ tiền bán nông phẩm.

+ Về lao động: chủ yếu sử dụng lao động gia đình.

+ Kĩ thuật canh tác và công cụ sản xuất: ít biến đổi, mang nặng tính truyền

thống.

+ Mục đích sản xuất: tự cấp, tự phục vụ nhu cầu gia đình (Đặng Văn Phan, 2008), (Đặng Văn Phan, 2012).

Hiện nay, nông hộ đã dần phát triển đến mức độ cao hơn, từ tự túc (với nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, chủ yếu cung cấp lương thực, thực phẩm và một số loại nông sản cần thiết khác, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho gia đình, ít tiếp với thị trường sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến đến sản xuất hàng hóa (Lê Mỹ Dung, 2017).

- Trang trại

Trang trại là “một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có quy mơ ruộng đất và các yếu tố sản xuất

đủ lớn, có trình độ kĩ thuật cao, tổ chức và quản lí tiến bộ” (Nguyễn Thế Nhã, 2004).

Trang trại là kết quả tất yếu của nông hộ gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu với các đặc trưng nổi bật sau:

+ Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nơng phẩm hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Vì vậy, quy mơ sản xuất hàng hóa của trang trại phải đạt mức độ tương đối lớn.

+ Tư liệu (đất) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng (Việt Nam) của người chủ độc lập.

+ Chủ trang trại hoàn toàn tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Cách thức tổ chức sản xuất và quản lí tiến bộ, đẩy mạnh chun mơn hóa, hướng vào sản xuất những nơng sản có lợi thế so sánh và khả năng sinh lợi cao, vào việc thâm canh (vốn, công nghệ, lao động…) trên một đơn vị diện tích.

+ Chủ trang trại thuê mướn lao động.

+ Chủ trang trại là người có kiến thức, năng lực tổ chức quản lí, kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh và thị trường.

Phát triển kinh tế trang trại có vai trị tích cực và quan trọng về kinh tế, xã hội, mơi trường. Về kinh tế, trang trại góp phần phát triển cây trồng, vật ni có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Về xã hội, kinh tế trang trại giúp giải quyết vấn đề việc làm, tạo thu nhập cho người dân. Về môi trường, kinh tế trang trại góp phần tích cực trong bảo vệ mơi trường (Nguyễn Minh Tuệ, 2005).

- Hợp tác xã nông nghiệp

Theo Luật hợp tác xã (HTX) năm 1996 và Luật HTX năm 2003 “Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế do người nông dân tự nguyện thành lập lên nhằm mục đích trợ giúp các hoạt động sản xuất nơng nghiệp của họ thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá rẻ do lợi thế về quy mô và chun mơn hóa hoạt động”. HTXNN dựa trên nền tảng kinh tế hộ nơng dân, tổ chức theo các hình thức sau:

HTXNN làm dịch vụ: về mặt hình thức, đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp được tách hẳn để làm chức năng dịch vụ nông nghiệp bao gồm: dịch vụ các yếu tố đầu vào (HTX cung ứng vật tư), dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật), dịch vụ q trình tiếp theo của sản xuất nơng nghiệp (HTX bảo quản và tiêu thụ sản phẩm). Tuy nhiên, tùy theo tính chất của từng ngành, từng mức độ, yêu cầu của hợp tác và phân công lao động để lựa chọn các hình thức HTX .

HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ: các HTXNN loại này thường dưới dạng chun mơn hóa theo sản phẩm. Đó là các HTX dịch vụ chuyên ngành gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Trong đó, trực tiếp sản xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

HTX sản xuất nông nghiệp thuần túy: Người sản xuất liên kết với nhau ở khâu sinh học của sản xuất nơng nghiệp với mục đích tạo ra quy mơ sản xuất thích hợp, nhằm chống lại sự chén ép của tư thương, tạo ra những ưu thế mới ở những ngành khó tách riêng như chăn nuôi cá ở các hồ đầm lớn.

HTXNN khơng những góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, mà cịn gắn với các chương trình, dự án phát triển cộng đồng như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, dạy nghề, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mơ hình HTX tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng nơng sản. HTX cịn là nơi cung ứng các dịch vụ đầu vào, dịch vụ tiêu thụ đầu ra mà không cần qua tư thương, nhờ vậy giá trị sản phẩm, lợi nhuận sản xuất tăng lên.

- Khu nông nghiệp công nghệ cao

Theo Luật Cơng nghệ cao. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008: Khu

nông nghiệp công nghệ cao do Chính phủ quyết định thành lập, có ranh giới xác định, tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp.

+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mơ hình sản xuất sản phẩm nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp.

+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm nơng nghiệp công nghệ cao.

+ Thu hút đầu tư, nhân lực công nghệ cao trong nước và ngoài nước, thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

- Vùng chuyên canh

Vùng chuyên canh là khu vực có sự tập trung cao độ về sản xuất quy mô lớn, được đầu tư trên cơ sở thâm canh, chun mơn hóa một hoặc một vài nơng phẩm nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - mơi trường. Vùng chun canh có các đặc điểm:

+ Mức độ tập trung đất đai lớn trên một lãnh thổ nhất định và dành cho một hoặc một vài loại cây trồng đặc trưng.

+ Chun mơn hóa sản xuất phát triển ở trình độ cao. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế so sánh của vùng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thế giới.

+ Sản xuất gắn liền với thâm canh, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, đảm bảo được các mối liên hệ đặc biệt giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến (Lê Thông, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)