Khái quát chung về ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 63 - 69)

2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo

2.3.1. Khái quát chung về ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo

Dương)

- Vai trò của ngành nông nghiệp Phú Giáo trong ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương

Nông nghiệp Phú Giáo có vị trí quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp chung của tỉnh Bình Dương. Nông nghiệp của huyện phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu đa dạng, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp chung của tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.5. GTSX ngành nông nghiệp phân theo huyện – thị tỉnh Bình Dương năm 2017 (tỉ đồng, giá so sánh) Đơn vị hành chính (tỉ đồng) GTSX 2010 GTSX (tỉ đồng) 2017 Tốc độ tăng trưởng % Cả tỉnh 12.085,6 15.106 124,9 Tp. Thủ Dầu Một 217,5 237 108,9 Huyện Bàu Bàng - 1.704 -

Huyện Dầu Tiếng 3.130,2 3.783 120,8

Thị xã Bến Cát 3.359,8 2.675 79,6

Huyện Phú Giáo 2.610,5 3.326 127,4

Thị xã Tân Uyên 2.260 777 34,3

Thị xã Dĩ An 181,3 197 108,6

Thị xã Thuận An 326,3 347 106,3

Huyện Bắc Tân Uyên - 2.062 -

Nguồn: (Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, 2017)

Phú Giáo giữ vị trí thứ 1 về tốc độ tăng trưởng GTSX nông nghiệp của tỉnh Bình Dương, cao hơn tốc độ tăng trưởng GTSX NN trung bình của cả tỉnh. Nguyên nhân: do ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo ngày càng được đầu tư phát triển, hơn nữa huyện Phú Giáo không chịu tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa như các huyện phía Nam của tỉnh và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa như huyện Bến Cát và Tân Uyên. Nông nghiệp huyện Phú Giáo có vai trò giúp ổn định thị trường, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh, là

cơ sở vững chắc thúc đẩy phát triển KT – XH chung của tỉnh Bình Dương.

Huyện Phú Giáo có những đóng góp quan trọng đối với ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương về GTSX cũng như sản lượng một số loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh. Năm 2017 tổng sản lượng hạt điều và hồ tiêu đứng đầu cả tỉnh xếp thứ hạn 1/9, tổng sản lượng cao su xếp 2/9 và tổng sản lượng đàn heo xếp 2/9 toàn tỉnh.

- Vai trò của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện Phú Giáo

Phú Giáo là huyện còn nhiều khó khăn nhưng có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ngay từ khi tái lập (1999) nông nghiệp luôn được chú trọng đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế chung của huyện. Hiện nay, nền kinh tế của huyện phát triển nhanh với cơ cấu đa dạng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Trong đó ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong CCKT và tăng trưởng nhanh.

Cũng như các địa phương khác trên cả nước, song song với quá trình CNH – HĐH, tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm. Cho đến nay, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2017 (giá hiện hành) (giá hiện hành)

Trong giai đoạn 2010 – 2017 ngành nông nghiệp luôn có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện. Năm 2010 nông nghiệp chiếm 44% giảm nhẹ còn 39,7% năm 2017. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp

Cùng với chiến lược xây dựng nông nghiệp huyện Phú Giáo trở thành ngành chủ lực của huyện là sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ từ tỉnh Bình Dương và sự quyết tâm của người dân mà trong những năm qua kinh tế huyện đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng với tốc độ cao.

Bảng 2.6. GTSX và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp huyện Phú Giáo 2010 - 2017 (tỉ đồng, giá so sánh 2010) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GTSX 2.604 2.751 2.852 2.983 3.120 3.209 3.568 3.769 Tốc độ tăng trưởng (%) 100 105,6 103,6 104,5 104,5 102,8 111,1 105,6 Nông nghiệp 2.580 2.727 2.827,1 2.954 3.009 3.173,5 3.530 3.727 Tốc độ tăng trưởng(%) 100 105,6 103,7 104,4 101,8 105,4 111,2 105,5 Lâm nghiệp 22 23 24 27 28,9 32,7 35,1 38,9 Tốc độ tăng trưởng(%) 100 104,5 104,3 112,5 107 113 107,3 110,8 Thủy sản 2 1 0,9 2 2,1 2,8 2,9 3,1 Tốc độ tăng trưởng (%) 100 50 90 222,2 105 133 103,5 106,8

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

Cùng với sự chuyển biến kinh tế huyện Phú Giáo, ngành nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực, thể hiện qua giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm. Trong đó ngành nông nghiệp thuần có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước. Riêng ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp và không ổn định.

Bảng 2.7. Cơ cấu GTSX nông, lâm, ngư nghiệp huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2017 (giá hiện hành) Năm 2010 2017 GTSX (tỉ đồng) % GTSX (tỉ đồng) % Toàn ngành 2.614 100 4.497,2 100 Nông nghiệp 2.578,3 98,6 4448 98,9 Lâm nghiệp 32,7 1,25 44 0,97 Thủy sản 3 0,15 5,2 0,13

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

Quy mô GTSX nông nghiệp của huyện giai đoạn 2010 – 2017 tăng liên tục, năm 2017 đạt 4.024,8 tỉ đồng (giá hiện hành), tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010.

Cơ cấu GTSX nông nghiệp trong giai đoạn năm 2010 – 2017 có sự chuyển biến, phù hợp với điều kiện phát triển của huyện và yêu cầu phát triển trong định hướng chung của tỉnh Bình Dương.

Trong cơ cấu GTSX nông nghiệp ưu thế thuộc về ngành nông nghiệp (trên 98% GTSX toàn ngành), không có xu hướng giảm. Lâm nghiệp và thủy sản có GTSX thấp, chiếm tỉ trọng thấp trong GTSX N, L, TS song có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan của huyện.

Có được sự phát triển như trên là do huyện Phú Giáo đã tập trung khai thác tiềm năng, nguồn lực tự nhiên cũng như KT – XH để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đầu tư ứng dụng tiến bộ KH – KT và công nghệ vào sản xuất, tăng cường các chính sách hỗ trợ, phát huy hiệu quả các nguồn vốn tín dụng.

Bảng 2.8. GTSX nông, lâm, thủy sản bình quân trên 1 ha đất canh tác của huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2017 (giá hiện hành)

2010 2017 Diện tích canh tác (ha) GTSX (tỉ đồng) GTSX/1ha (triệu đồng) Diện tích canh tác (ha) GTSX (tỉ đồng) GTSX/1ha (triệu đồng) Toàn ngành 47.606,99 2.614 54,9 48.038,13 4.497,2 93,6 Nông nghiệp 41.070,43 2.578,3 62,8 41.689,44 4.448 106,7 Lâm nghiệp 6.424,13 32,7 50,9 5634 44 78,1 Thủy sản 98,98 3 30,3 90,66 5,2 57,4

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên một ha đất canh tác thể hiện chất lượng tăng trưởng của ngành. GTSX trên 1 ha đất canh tác của huyện Phú Giáo trong giai đoạn 2010 – 2017 tăng nhanh và liên tục, năm 2017 đạt 93,6 triệu đồng/ha so với 54,9 triệu năm 2010, tăng hơn 1,6 lần, trong đó tăng nhanh nhất thuộc về ngành nông nghiệp (gấp 1,7 lần so với năm 2010), khẳng định vị trí của ngành nông nghiệp thuần trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Ngành lâm nghiệp và thủy sản có GTSX trên 1ha đất canh tác thấp là do: điều kiện tự nhiên của sông suối có lòng dốc, mức chênh lệch nước giữa hai mùa rất lớn không có giá trị trong việc nuôi trồng thủy sản, thủy sản khai thác ít, hơn nữa vùng ít ao hồ cho việc nuôi trồng thủy hải sản; đối với ngành lâm nghiệp, rừng sản xuất mới trồng chưa đem lại hiệu quả kinh tế hoặc đem lại hiệu quả không cao bằng cây công nghiệp và cây ăn trái nên đã dần bị thay thế bởi hai loại cây này.

- Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GTSX nông nghiệp của huyện Phú Giáo giai đoạn 2010 – 2017 (giá hiện hành) 2010 – 2017 (giá hiện hành)

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

98,7 98,8 99,0 1,2 1,0 95,4 1,3 60,0 4,6 0 20 40 60 80 100 2010 2013 2015 2016 2017 Nông nghiệp Lâm nghiệp – Thủy sản

Năm %

Về cơ cấu GTSX ít có thay đổi, tỉ trọng ngành nông nghiệp thuần vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Thực hiện Kế hoạch số 765/KH-UBND ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh

Bình Dương về việc “Triển khai thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành

nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015”. Kế hoạch hành động số 388/KH-UBND ngày 12/02/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về

việc thực hiện “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát

triển bền vững”, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã giúp ngành nông nghiệp chuyển dịch nhanh chóng.

Giai đoạn 2010 - 2017, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ đặc biệt là ở khía cạnh triển khai các mô hình và ứng dụng các quy trình sản xuất tiến bộ. Nhiều mô hình sản xuất, đối tượng sản xuất mới có hiệu quả được phát triển như: trồng hoa lan, trồng nấm, trồng chanh, nuôi chim cút. Bên cạnh đó, chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, các mô hình như: dưa lưới thủy canh, trồng chuối theo tiêu chuẩn VietGap, nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn VietGap… đã góp phần tăng năng suất và giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Trong tổng số 54,4 nghìn ha diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Giáo năm 2017, đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu sử dụng đất với 88,2%. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 42,3 nghìn ha (chiếm 77,7%), đất lâm nghiệp và thủy sản tương ứng 10,3 và 0,2%. Đất nông nghiệp tăng nhẹ là do việc tận dụng khai thác diện tích đất ven sông, suối bỏ hoang trước đây vào trồng trọt.

Bảng 2.9. Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất của huyện Phú Giáo 2010 - 2017 Loại đất Năm 2010 Năm 2017 Diện tích ( ha) % so với diện tích tự nhiên Diện tích (ha) % so với diện tích tự nhiên Tổng số 54.378,16 100 54.443,85 100 Đất nông nghiệp 47.060,99 86.5 48.038,13 88.2 - Đất SX nông nghiệp 41.083,88 75.6 42.313,47 77.7 - Đất lâm nghiệp 6.424,13 11.8 5.634 10.3 - Đất nuôi trồng thủy sản 98,98 0.2 90,66 0.2

Đất phi nông nghiệp 6.683,47 12.3 6.405,72 11.8

Đất chưa sử dụng và đất khác 87,7 0.2 - 0.0

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

Đất nông nghiệp Phú Giáo chiếm 23,1% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh trong đó xã Tam Lập có quy mô lớn nhất chiếm 23,5% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, tiếp đến là xã An Bình (12,2%), Phước Hòa (10,5%), An Thái (10,2%), Tân Long (9,5%), Vĩnh Hòa (7,9%), Tân Hiệp (5,7%), Phước Sang (5,5%), Thị trấn Phước Vĩnh (5,7%), An Long (4,8%) và thấp nhất là xã An Linh (4,5%).

Đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ, phân bố chủ yếu ở xã Tam Lập, có xu hướng giảm nhẹ do chuyển đổi một phần sang trồng cây công nghiệp. Đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chủ yếu tận dụng một số ao hồ trong địa bàn các xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)