Định hướng cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 111 - 117)

3.2. Định hướng

3.2.2. Định hướng cụ thể

Tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực (cao su, cây ăn quả, chăn ni heo, gà, bị) đồng thời khuyến khích phát triển các vùng sản xuất tập trung rau an tồn, hoa cây cảnh nhằm đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài huyện.

Bảng 3.1. Hiện trạng, dự kiến tốc độ tăng và tỷ trọng GTSX các lĩnh vực

Lĩnh Vực

Tốc độ tăng trưởng (%/ năm) Tỷ trọng (%)

Giai đoạn 2011 - 2017 Giai đoạn 2018 - 2020 Giai đoạn 2020 – 2025 Giai đoạn 2026 – 2030 Năm 2017 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 Toàn khu vực I 5,43 6,0 5,0 4,5 100 100 100 100 Nông nghiệp 5,46 6,0 5,0 4,5 98,9 94,04 99,09 99,11 Trồng trọt 0,75 6,0 4,5 4,0 65,2 65 60 53 Chăn nuôi 40,12 6,5 6,0 32,1 33,48 33 37 42 Dịch vụ NN 2,42 6,0 10,0 12,0 1,3 2 3 5 Lâm nghiệp 1,96 2,5 3,0 3,0 0,99 0,92 0,87 0,84 Thủy sản - 4,97 5,0 5,0 5,0 0,09 0,05 0,05 0,05

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

Mục tiêu về tốc độ tăng GTSX và cơ cấu các ngành, lĩnh vực:

Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất SXNN đến năm 2025 đạt 150 triệu đồng/ha, năm 2030 đạt 200 triệu đồng/ha.

Duy trì tỉ lệ che phủ rừng, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm đến năm 2020 đạt trên 75% giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 duy trì ở mức 70%.

- Định hướng phát triển theo ngành

Ngành nông nghiêp

Ngành trồng trọt

- Chuyển đổi đất cây hàng năm tạp sang hệ thống canh tác mới (chuyên rau,

hoa, cây công nghiệp) đáp ứng yêu cầu sử dụng hợp lí và hiệu quả đất sản xuất trồng trọt. Chuyển đổi đất vườn tạp tại thị trấn nơi tốc độ đơ thị hóa nhanh sang trồng hoa cây cảnh, cây ăn quả, vườn quả hỗn hợp để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Ứng dụng nhanh các tiến bộ kĩ thuật công nghệ mới vào sản xuất ngành trồng trọt, trong đó 100% cây trồng chính (cao su, cây ăn quả, điều, hồ tiêu,…) được trồng bằng cây giống chất lượng cao, đảm bảo sạch bệnh, cây ghép có sức sống cao.

- Đào tạo huấn luyện, áp dụng đúng quy trình kĩ thuật, quy chuẩn kĩ thuật canh tác, nhất là rau an toàn, đặc sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Sử dụng hiệu quả các chế phẩm sinh học, các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong chăm sóc bảo vệ cây trồng.

- Hình thành các HTX, câu lạc bộ ngành hàng hoặc cây trồng tập trung như: Cây ăn quả, điều, hồ tiêu, rau an tồn,…nhằm thu hút nơng dân sinh hoạt theo các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, kĩ thuật, thị trường.

Cụ thể từng loại cây chủ lực được quy hoạch như sau:  Cây cao su

Trong những năm qua, giá cao su luôn ở mức thấp, trong khi giá nhân cơng cao gây nên tình trạng nguồn thu khơng đủ chi phí làm cho hiệu quả kinh tế từ cây cao su giảm, một số nơng dân trồng gặp tình trạng thua lỗ. Từ năm 2017 giá cao su có xu hướng tăng.

Mặt khác, đối với nông dân huyện Phú Giáo cao su vẫn luôn là cây trồng truyền thống, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và đầu tư nhiều nguồn lực cho vườn cao su hiện có và thực tế cao su vẫn đang là nguồn thu nhập chính của đại đa

số nông dân trên địa bàn huyện.

Dự kiến đến năm 2020 tổng diện tích cao su trên địa bàn huyện sẽ giảm cịn khoảng 34.500 ha (giảm khoảng 1.900 ha so với năm 2017), đến năm 2025 là 33.300 ha và năm 2030 khoảng 31.300 ha. Diện tích cao su giảm chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phi nơng nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất. Bằng kinh nghiệp sẵn có, tiếp tục đầu tư giống và tiến bộ kĩ thuật để nâng cao năng suất lên 1,85 – 1,95 tấn/ha.

Cây ăn quả

Từ năm 2014 – 2015, thời điểm giá cao su vẫn thấp sau nhiều năm, việc chuyển đổi diện tích cao su thanh lý sang các mơ hình trồng cây ăn quả, bên cạnh đó việc đầu tư các trang trại trồng chuyên canh cây ăn quả của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn (chuối, mít, xồi, sầu riêng) cũng góp phần tăng nhanh diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện sinh trưởng tốt và năng suất đều tăng qua các năm.

Huyện Phú Giáo cùng với huyện Bắc Tân Uyên nằm trong vùng cây ăn quả tập trung dọc sông Bé và sông Đồng Nai, tiếp giáp với vùng cây ăn quả nổi tiếng như Tân Triều, Hiếu Liêm, Tân Bình, Bình Lợi thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Phú Giáo liên kết vùng, phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả, kết hợp du lịch sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phú Giáo sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các mơ hình cây ăn quả tập trung từ việc cải tạo vườn tạp, chuyển đổi các diện tích thanh lý cây cao su cho hiệu quả kém và có mức thích nghi cao với cây ăn quả.

Dự kiến diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện đến năm 2020 khoảng 1.670 ha, năm 2025 khoảng 2.600 ha và năm 2030 khoảng 3.800 ha, vùng trồng tập trung dọc sông Bé và các tuyến kênh, suối trên địa bàn huyện. Cây ăn quả chủ lực gồm: Chuối, chanh, dưa lưới, mít, xồi, sầu riêng. Bên cạnh đó phát triển đa dạng các loại cây ăn quả khác như: Chôm chôm, măng cụt… phục vụ nhu cầu phát triển các tuyến du lịch trải nghiệm.

 Rau, hoa, cây cảnh

Đầu tư phát triển vùng sản xuất rau an tồn tập trung, ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất rau thực phẩm. Đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn GAP (tập trung ở các xã An Bình, Phước Hịa, Vĩnh Hịa). Chú trọng phát triển mơ hình trồng rau ở các khu vực thị trấn Phước Vĩnh theo phương pháp thủy canh, trồng rau trong chậu, bồn, trên giàn, các mơ hình hoa lan, cây cảnh…nhằm đáp ứng nhu cầu cho các hộ gia đình và cung cấp sản phẩm sạch cho đô thị.

Dự kiến đến năm 2025 – 2030 diện tích gieo trồng rau các loại sẽ tăng lên mức 570 – 850 ha/ năm, diện tích hoa cây cảnh tăng lên mức 25 – 45 ha.

 Cây điều và hồ tiêu: Ổn định diện tích điều và hồ tiêu tại các vùng hiện hữu. Dự kiến quy mô điều khoảng 900 – 950 ha, hồ tiêu khoảng 430 – 450 ha.

Ngành chăn ni

- Chuyển giao các quy trình ni bền vững cho người dân, áp dụng những kĩ thuật mới về chuồng trại, chăm sóc ni dưỡng, quản lí và tăng tỉ lệ cơ giới hóa, hiện đại hóa trong chăn ni, đảm bảo an tồn sinh học, vệ sinh phịng bệnh và xử lí mơi trường. Nâng cao hiệu quả quy trình kĩ thuật sản xuất truyền thống, chú trọng vào quy trình kỹ thuật ni các đối tượng chủ lực. Nhân rộng mơ hình sử dựng đệm lót sinh học để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch phịng chống dịch bệnh hàng năm, đảm bảo an toàn dịch tả, xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng theo lứa tuổi và từng bước xã hội hóa cơng tác tiêm phịng, thường xun giám sát lâm sàng, chủ động để có biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Triển khai thực hiện hiệu quả quy hoạch các cơ sở giết mổ tập trung, khuyến khích các cơ sở giết mổ và chế biến thực phẩm hiện đại hóa cơng nghệ nhằm đảm bảo xử lý mơi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Hoàn thiện năng lực hệ thống quản lý dịch bệnh để đưa ra nhận định và các cảnh báo chính xác diễn biến dịch bệnh trong chăn nuôi.

- Thực hiện đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đối với các trang trại chăn nuôi. Đảm bảo chất thải, nước thải, khí thải trước khi xả ra mơi trường đạt các

tiêu chuẩn theo quy định.

- Tổ chức và tổ chức lại các loại mơ hình sản xuất, xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của các công ty, hợp tác xã, mơ hình kinh tế hợp tác, tạo thuận lợi khi áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững.

+ Chăn nuôi heo: Heo là vật nuôi chủ lực và truyền thống của tỉnh Bình

Dương cũng như huyện Phú Giáo, người dân có nhiều kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật về chăn nuôi heo, đã xuất hiện nhiều mơ hình chăn ni ứng dụng cơng nghệ cao, đồng thời những năm qua có xu thế phát triển. Dự kiến đến năm 2020, quy mô đàn heo trên địa bàn huyện Phú Giáo đạt 207.000 con, đến năm 2025 đạt 295.000 con và năm 2030 khoảng 427.000 con. Địa bàn phát triển mạnh đàn heo là các xã: Tam Lập, Vĩnh Hịa, Phước Sang.

+ Chăn ni gà: Trong giai đoạn 2025 – 2030 tái cơ cấu đàn gà theo hướng

phát triển đàn gà lông màu, gà thả vườn, sản lượng thịt gà lông màu chiếm tỉ trọng khoảng 30 - 40% vào năm 2020, duy trì ổn định (hoặc giảm nhẹ) đàn gà lơng trắng công nghiệp. Đặc biệt nâng tỉ lệ đàn gà đẻ trong tổng đàn khoảng 30 - 35%. Dự kiến năm 2020 – 2025 quy mô đàn gà trên địa bàn huyện là 2,1 – 2,6 triệu con

+ Chăn ni bị: Năm 2017 tại nông trường Suối Giai thuộc hai xã Phước

Sang, Tân Hiệp, huyện Phú Giáo đã xây dựng trang trại bị sữa ứng dụng cơng nghệ cao với diện tích 471 ha, đây là tiền đề để phát triển ngành chăn ni bị đặc biệt là bò sữa tại huyện. Dự kiến đến năm 2020 quy mơ đàn bị trên địa bàn huyện là 7.900 con, đến năm 2025 là 11.000 con và đến năm 2030 là 15.600 con, trong đó bị sữa là 2.400 con, thực hiện liên kết tiêu thụ sữa giữa công ty cổ phần nơng nghiệp Bình Dương với các trang trại bị sữa vệ tinh trên địa bàn huyện Phú Giáo.

Quy hoạch trên địa bàn huyện có 8 vùng chăn ni tập trung: Xã Tam Lập – (tại ấp Gia Biện, diện tích vùng chăn ni 200ha) tập trung ni gà, vịt, heo thịt. Xã Vĩnh Hịa (ấp Trảng Sắn, diện tích vùng chăn ni 100ha) tập trung nuôi heo thịt, heo rừng, dê. Xã Tân Long (ấp 4, diện tích 50ha) tập trung ni dê, chim cút. Xã An Bình (ấp Cà Na diện tích 50 ha) tập trung chăn ni gia cầm. Xã An Thái (ấp Tân Bình, diện tích 50 ha). Xã Phước Sang (ấp 9, diện tích 50 ha) tập trung chăn ni bị sữa. Xã An Linh (ấp 30/4, diện tích vùng chăn ni 100ha) tập trung ni trâu, bị

thịt. Xã An Long (ấp Xóm Quạt, diện tích chăn ni 100ha) tập trung ni bị thịt, dê.

Dịch vụ nông nghiệp

Tăng cường vai trò quản lí nhà nước trong cấp phép mạng lưới cung ứng

dịch vụ trên địa bàn. Kiện toàn đội ngũ thanh tra chuyên ngành, thực hiện thường xuyên việc thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm về chất lượng, an tồn cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, thuốc thú y - thủy sản… chế tài nghiêm các đơn vị cung ứng dịch vụ kém, chất lượng không phù hợp với quy định.

Ngành thủy sản

Hiện trạng sản xuất năm 2017 cho thấy các hộ nuôi thủy sản mới sử dụng 60% quỹ đất dành cho mục đích ni thủy sản trên địa bàn huyện, quy mô nuôi thủy sản qua nhiều năm khơng có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, trên địa bàn các xã có diện tích khai thác khống sản, người dân thường tận dụng các khu đất đã khai thác khống sản để thả ni các loại cá nước ngọt như Phước Hòa, Tam Lập.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Giáo xác định quỹ đất dành cho nuôi thủy sản đến năm 2020 tăng lên mức 99,3 ha, (tăng 8,7 ha so với năm 2017). Định hướng phát triển ngành thủy sản ở huyện Phú Giáo sẽ tăng quy mô diện tích ni thủy sản thâm canh. Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng quỹ đất nuôi trồng thủy sản tăng lên 80% đến năm 2025 đạt 100%.

Ngành lâm nghiệp

Định hướng đến năm 2025 – 2030 chuyển đổi khoảng 200 – 300 ha diện tích rừng sản xuất kém hiệu quả sang đầu tư phát triển cây ăn quả ứng dụng cơng nghệ cao, duy trì diện tích đất rừng, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, ươm nuôi sản xuất cây nơng nghiệp. Tạo điều kiện phát triển các mơ hình chăn ni dưới tán rừng kèm theo đảm bảo các biện pháp xử lí chất thải, nước thải bảo vệ môi trường.

Tập trung trồng mới cây trên các trục giao thông nông thôn. Vận động phong

trào trồng cây xanh tại các khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, các cơng trình xây dựng cơng cộng, khu cơng nghiệp…. Ổn định diện tích che phủ từ cây rừng và cây lâu năm trên địa bàn huyện đến năm 2020 trên 75% và đến năm 2030 là trên 70%.

- Định hướng phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ

+ Phát huy hiệu quả các hình thức sản xuất có sẵn tại địa phương. Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng hàng hóa, kinh tế trang trại cần tạo các mặt hàng chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ, tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã và tổ hợp tác.

+ Xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng chuyên canh nhằm phát huy tối đa lợi thế của từng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)