dưỡng nghiệp vụ về quản lí, điều hành HTX.
- Đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc các ngành, nông học, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản, có trình độ đại học về công tác tại UBND xã, phòng kinh tế huyện. Đến năm 2025, tất cả các xã phải có tổ kỹ sư nông nghiệp.
- Khuyến khích thanh niên địa phương lựa chọn các ngành nghề chuyên môn về nông nghiệp, tạo điều kiện thu hút nhân lực có trình độ cao tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Tóm lại, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp của huyện Phú Giáo, nguyên nhân do hiện nay muốn phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế GAP, VietGAP thì nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật không thể thiếu.
3.3.5. Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp nghiệp
Nguồn vốn từ Chương trình Xây dựng nông thôn mới đã tác động tích cực đến cơ sở hạ tầng huyện Phú Giáo nói chung và cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng nội đồng, cơ sở hạ tầng còn thiếu gây khó khăn cho phát triển sản xuất. Vì thế cần có giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp.
- Thủy lợi
Đối với huyện Phú Giáo, thủy lợi có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung nguyên nhân do mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước.Vì vậy, cần phát triển thủy lợi theo hướng bền vững, khai thác đi liền với bảo vệ, chống suy thoái, cần có kế hoạch xây dựng các công trình theo hướng đa mục tiêu. Chú trọng phát triển thủy lợi phục vụ cho chuyển đổi cây trồng, chủ động nguồn nước sản xuất trước những biến động bất lợi của thời tiết.
Đầu tư nâng cấp các hồ thủy lợi hiện có, xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước vào nội đồng nhằm tăng diện tích tưới tiêu cho các loại cây trồng (cây hàng
năm và cây ăn quả), khu chăn nuôi tập trung, khu dân cư trên khắp địa bàn huyện. - Nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông
Nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, đầu tư kết nối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông vùng.
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn kết nối đồng bộ hệ thống giao thông tỉnh và đường vành đai, kết hợp với việc hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và cây ăn trái nhưng việc đi lại còn nhiều khó khăn.
Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và bền vững. Đầu tư phát triển giao thông trên địa bàn huyện phải được tiến hành theo từng giai đoạn với các bước đi phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện.
Thực hiện tốt phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong phát triển giao thông nông thôn. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án của TW, các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở các xã vùng sâu, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Giao thông và cơ giới hóa công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, là động lực
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Do đó, chính quyền huyện Phú Giáo và các xã phải vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp và hỗ trợ ngân sách để xây dựng đường đồng ruộng, việc quản lí xây dựng phải thật sự chặt chẽ, giao cho dân quản lí và sử dụng.
- Nâng cấp và xây dựng hệ thống điện phục vụ nông nghiệp
+ Đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa hệ thống điện mang tính đồng bộ
giữa phát triển nguồn và lưới điện, cung cấp cho phụ tải với chất lượng điện tốt nhất, tin cậy, hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo cấp điện cho các khu cụm công nghiệp trên địa bàn. Phấn đấu đưa số hộ sử dụng điện đạt 100% vào năm 2020.
+ Phát triển lưới điện hạ thế kèm theo các trạm biến áp có đủ dung lượng để các hộ dùng điện vận hành các thiết bị một cách an toàn.
+ Tập trung đầu tư mạng lưới điện vào các khu vực chưa xây dựng được các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp như vùng cây ăn trái, cây công nghiệp, các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Cải tạo và phát triển hệ thống lưới điện, tập trung đầu tư hạ thế điện cho các vùng chuyên canh để phục vụ sản xuất cho nông dân.