HTX nông nghiệp của huyện Phú Giáo năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 98 - 111)

tổng số tổ viên 73 người. Các tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: Dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt. Các tổ liên kết, các tổ hợp tác được hỗ trợ vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân để thực hiện các dự án. Thu nhập bình quân của các hộ tham gia tổ chức hợp tác hàng tháng là 15-20 triệu đồng (Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo, 2017).

Bảng 2.30. HTX nông nghiệp của huyện Phú Giáo năm 2017 Số Số TT Tên hợp tác xã Sản phẩm chính Thu nhập BQ/người/ tháng

1 HTX dịch vụ nông nghiệp Bông Trang Cao su 10 triệu

2 HTX dịch vụ nông nghiệp Long Thành Heo, gà 12 triệu

3 HTX dịch vụ nơng nghiệp Vĩnh Hịa Cây CN 8 triệu

4 HTX Bình Dương Nấm Nấm 9 triệu

5 HTX dịch vụ nông nghiệp Ba Ngọc Dịch vụ NN 11 triệu

6 HTX chăn nuôi – giết mổ gà ta Hương Quê Gà 7 triệu

7 HTX nơng nghiệp Minh Trí (Tam Lập) Chanh, mít 10 triệu

8 HTX nơng nghiệp Bình Dương (Phước Sang) Phân bón 5 triệu

9 HTX nông nghiêp công nghệ cao Kim Long

(An Bình)

Rau, dưa lưới 15 triệu

10 HTX nông nghiệp dịch vụ Phú Giáo (Vĩnh

Hòa)

Heo 5 triệu

11 HTX nông nghiệp – dịch vụ Tân Tiến (An

Thái)

12 HTX nông nghiệp ổi Thanh Kiên (Phước Hịa)

ổi, phân bón 6 triệu

13 Chi nhánh HTX Phong Phú Bình Dương

(Phước Vĩnh)

Dịch vụ NN 11 triệu

14 HTX thương mại – dịch vụ Thành Đạt Nông sản 12 triệu

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Phú Giáo, 2017)

- Vùng chuyên canh

Nhằm phát huy thế mạnh và đặc trưng của mỗi khu vực, góp phần đẩy mạnh chun mơn hóa sản xuất nông nghiệp, tiến tới sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng chuyên canh với quy mô nhỏ.

+ Vùng chuyên canh cây ăn quả

Tập trung chủ yếu ở xã An thái, Phước Sang với quy mô trên 30 ha, các sản phẩm chính là chuối, mít, chanh, dưa lưới là chủ yếu. Vùng chuyên canh cây ăn quả đã giúp nâng cao hiệu quả sản xuất trên một ha canh tác, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

+ Vùng sản xuất rau và rau an tồn

Xã Phước Hịa được quy hoạch thành vùng sản xuất rau sạch và rau an toàn của huyện với quy mơ 100 ha. Hiện nay, quy trình sản xuất rau được giám sát chặt chẽ để sản phẩm vừa đạt năng suất, chất lượng cao, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Vùng chăn nuôi lợn trọng điểm

Trên địa bàn huyện có 4 xã ni lợn trọng điểm là Tam Lập, Vĩnh Hòa, An Bình, Tân Long. Chỉ riêng 4 xã ni lợn trọng điểm này có số lợn lên tới 100.000 con chiếm 62,2% số lợn tồn huyện (năm 2017), trong đó lợn nái 1.100 con, lợn thịt 90.000, lợn đực 9.900 con.

+ Vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm

Hiện nay huyện Phú Giáo có 3 xã ni gia cầm trọng điểm bao gồm gà và vịt, đó là Thị trấn Phước Vĩnh, xã An Ninh, xã Tân Hiệp. Ba xã này chiếm 60% số lượng đàn gia cầm của huyện. Gia cầm được nuôi với quy mô khá lớn, có hệ thống

chuồng trại lạnh, đảm bảo quy trình và kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh môi trường. - Một số mơ hình sản xuất nơng nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp, chú trọng NNƯDCNC được định hướng là yếu tố then chốt, quyết định sự thành cơng của q trình phát triển kinh tế - xã hội và cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện.

Hình. 2.1. Tác động của nông nghiệp ƯDCNC vào TCSXNN huyện Phú Giáo

Trước năm 2015, việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp chủ yếu là các trang trại lĩnh vực chăn ni (trang trại có máng ăn, máng uống tự động, bán tự động…). Các trang trại ứng dụng công nghệ cao lĩnh vực trồng trọt (nhà lưới kín, lưới hở,…) đã được hình thành nhưng chưa thực sự rõ nét và chưa được mạnh dạn áp dụng do vốn đầu tư ban đầu khá cao, kỹ thuật tay nghề của nơng dân cịn hạn chế. Từ năm 2015, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân. Các loại cây trồng kém hiệu quả, năng suất thấp được chuyển qua trồng các loại cây giống mới cho năng suất, chất lượng cao. Các khâu làm đất, tưới tiêu, sơ chế, vận chuyển nông sản đã được cơ giới hóa.

Nền nơng nghiệp tồn diện huyện Phú Giáo phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển qua chăn nuôi tập trung và quy mô lớn. Việc chuyển đổi cơ cấu vật nuôi tập chung vào việc nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm với sự hỗ trợ đắc lực của các chương trình, dự án khuyến nơng như cải tạo đàn bị, chăn ni gà công nghiệp, chăn nuôi heo.

Theo Báo cáo tổng kết năm 2017 của UBND huyện Phú Giáo, trên địa bàn

huyện đã hình thành 100 trang trại sản xuất NNƯDCNC với quy mô vừa và nhỏ (với 14 trang trại được chứng nhận VietGAP) gồm 54 trang trại trồng trọt (trong đó có 10 mơ hình sản xuất được chứng nhận VietGAP) và 46 trang trại chăn nuôi trại lạnh (có 4 trang trại được chứng nhận VietGAP). Tổng diện tích nơng nghiệp chuyển đổi sang trồng các loại rau, cây ăn quả, trồng lan ứng dụng công nghệ cao là 460 ha. Các trang trại đa dạng về loại cây trồng, kỹ thuật, quy mơ diện tích. Các trang trại sản xuất NNƯDCNC trong trồng trọt như trang trại trồng dưa lưới, rau an toàn, các cây ăn trái (chuối, bưởi, cam, sầu riêng…) với quy mơ diện tích vài nghìn mét vng (trồng hoa lan, rau…) đến vài hecta và vài chục hecta (dưa lưới, cây ăn trái…). Các trang trại sản xuất NNƯDCNC trong chăn nuôi gồm các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trại lạnh với quy mô chăn nuôi tập trung. Tổng diện

tích trang trại chăn ni là 300.000m2. Trong đó, có nhiều mơ hình mang lại kinh tế

cao, lợi nhuận từ 30 - 40%, điển hình là các trang trại NNƯDCNC trồng rau có doanh thu bình quân 500 triệu đồng đến trên 1 tỉ đồng/ha/năm: hoa lan gần 2 tỉ đồng/ha/năm, cây ăn trái trên 1 tỉ đồng/ha/năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm khoảng 1 tỉ đồng/trang trại/năm.

Thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất NNƯDCNC theo quyết định số 04/2016/QĐ – UBND tỉnh Bình Dương về khuyến khích và phát triển nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương, đã có 21 tổ chức, cá nhân sản xuất NNƯDCNC trên địa bàn huyện với tổng vốn đầu tư trên 412 tỉ đồng lập thủ tục và được vay vốn ưu đãi từ chính sách này với tổng số tiền được vay là 125 tỉ đồng. Điển hình trong việc sản xuất NNƯDCNC tại huyện Phú Giáo là sự tham gia của doanh nghiệp nơng nghiệp, trong đó nổi bật có 2 mơ hình sau:

Khu nơng nghiệp cơng nghệ cao An Thái

Mơ hình nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao An Thái được xây dựng từ năm 2008, đến năm 2010 bắt đầu đi vào hoạt động, năm 2012 cho thu hoạch vụ đầu tiên. Khu NNCNC An Thái (xã An Thái huyện Phú Giáo) của công ty CP nông nghiệp Unifarm (U&I) làm chủ đầu tư được coi là tiên phong trong chương trình chuyển đổi và phát triển ngành nơng nghiệp của Bình Dương. Trên diện tích 412 ha được chia ra nhiều phân khu. Trong đó có hơn 380 sản xuất, trồng các loại cây ăn trái như chuối (diện tích nhiều nhất), tiếp theo là dưa lưới, cam, quýt, chanh, bưởi, còn lại là các khu chức năng. Mỗi loại cây trồng ở đây đều được lắp các hệ thống tưới tiêu và bón phân tự động, được sự giám sát kĩ càng của các chuyên gia. Với khẩu hiệu “thực phẩm an tồn vì cuộc sống”, Unifarm là nơng trại đầu tiên tại Bình Dương đạt chứng nhận Global GAP, và là nông trại đạt chứng chỉ Global GAP cho các sản phẩm dưa (dưa lưới, dưa hồng kim, dưa tú thanh).

Khu nơng nghiệp công nghệ cao Tân Hiệp – Phước Sang

Khu chăn ni bị sữa ứng dụng công nghệ cao do cơng ty cổ phần Đường Bình Dương làm chủ đầu tư (ở hai xã Tân Hiệp và Phước Sang), quy mô 471 ha. Năm 2017 khu NNCNC Tân Hiệp – Phước Sang vẫn đang trong q trình hồn thiện, quy mơ chăn ni sau khi hồn thiện là 3.500 con bò sữa với sản lượng trên 8 triệu kg sữa/năm. Trang trại ứng dụng mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin vào việc quản lí điều hành, tất cả những hoạt động liên quan tới quản lí và chăm sóc đàn bị được vận hành thơng qua phần mềm quản lí đàn tiên tiến của châu Âu. Chuồng trại được thiết kế theo một chu trình khép kín, phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đàn bò và kế hoạch chu chuyển đàn tổng thể. Mỗi khu chuồng đều có sân chơi xen kẽ với từng khu vực chuồng trại, vừa có tác dụng cách ly cục bộ, vừa đảm bảo sự thỏa mái thư giãn nhất cho đàn bò.

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) Dương)

2.4.1. Các mặt hàng nông sản đặc trưng

Qua q trình tìm hiểu và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Giáo, một trong những vấn đề tác giả quan tâm nhất là các mặt hàng nơng

nghiệp có thị trường tiêu thụ và cá lợi thế cạnh tranh cao. Kết quả cho thấy các mặt hàng chủ lực bao gồm:

+ Cao su: Cây cao su chiếm tỷ trọng lớn cả về diện tích và sản lượng trong cơ cấu

nông nghiệp, là cây trồng truyền thống nên người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cao su, bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực từ ngành cơng nghiệp trên địa bàn, tồn bộ sản phẩm sau khi thu hoạch được đưa vào chế biến tại các nhà máy chế biến cao su có áp dụng công nghệ nên chất lượng khá tốt. Mủ cao su sau khi được sơ chế ngay tại địa bàn sẽ được nhập và sản xuất các mặt hàng như hàng gia dụng, công nghiệp xe hơi, các vật liệu cách điện, ngành viễn thơng…

+ Cây ăn quả: Diện tích trồng cây ăn quả lớn, điều kiện địa hình và khí hâu thuận

lợi cho phát triển vùng trồng cây ăn quả. Nhu cầu tiêu thụ trái cây ngày càng cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số vùng cây ăn quả tập trung, đặc biệt là Khu NNCNC An Thái với cây chủ lực là chuối, dưa lưới, chanh. Các trang trại cây giống trên huyện cung cấp khơng chỉ sản phẩm mà cịn các tập đồn hạt giống, cây con như Trang trại giống cây trồng Miền Nam (tại xã Tân Hiệp) có chất lượng tốt.

+ Chăn ni heo: Đàn heo trên địa bàn có số lượng lớn, heo được ni theo hình

thức trang trại chiếm 95,8%. Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn ni heo đã có những bước tiến rõ rệt làm tăng năng suất, chất lượng thịt đáp ứng được thị hiếu của trong và ngồi nước. Chăn ni heo mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người chăn ni và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Heo thịt nuôi tại huyện đã có mặt trên hệ thống Bách Hóa Xanh và Coopmart.

+ Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm đã áp dụng nhiều công nghệ mới từ thiết

kế xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn để tăng năng suất, chất lượng đàn gia cầm. Hiện nay sản phẩm gia cầm của huyện đã được bàn tại các hệ thống siêu thị trong nước.

+ Chăn ni bị: Cơng ty cổ phần phát triển nơng nghiệp Bình Dương đầu tư trang

trại bị sữa tại xã Phước Sang mở ra cơ hội tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến cũng như giải quyết đầu ra cho các hộ ni bị sữa khu vực lân cận. Hiện tại sản lượng sữa bò chưa nhiều, nhưng đây sẽ là mặt hàng có tiềm năng lớn trong vài năm tới.

2.4.2. Thành tựu

Nông nghiệp là kinh tế quan trọng, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế chung cả huyện Phú Giáo. Trong giai đoạn 2010 – 2017 nông nghiệp phát triển mạnh, GTSX tăng liên tục từ 2.614 tỉ đồng (năm 2010) lên 4.497,2 tỉ đồng (năm 2017). Bình quân GTSX cũng đạt được kết quả khả quan đạt 93,6 triệu đồng/ha.

Cơ cấu nơng nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, giảm tỉ trọng các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế thấp (lúa, ngô) tăng tỉ trọng các sản phẩm có giá trị, CLC, đem lại kinh tế cao và phù hợp với nhu cầu của thị trường (cây ăn quả).

Trong ngành trồng trọt, năng suất và chất lượng cây trồng, ngày càng tăng, việc sử dụng các loại giống mới, tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất ngày càng được nâng cao. Cây công nghiệp và cây ăn quả là hai loại cây chủ lực của huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được đầu tư mạnh mẽ để sản xuất ra những sản phẩm tốt, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Chăn nuôi là thế mạnh của huyện Phú Giáo, trong giai đoạn 2010 – 2017 ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ, vượt qua ngành trồng trọt về GTSX. Ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng công nghiệp tập trung hoặc bán công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành các vùng sản xuất chăn ni tạo thuận lợi cho việc sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng như phát huy thế mạnh của từng địa phương. Số lượng đàn trâu, bò thịt giảm mạnh, trong khi đó số lượng đàn lợn, gia cầm, bị sữa gia tăng. Ngành thủy sản và lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành nơng nghiệp, song có vai trị quan trọng nhằm đa dạng hóa cơ cấu ngành nơng nghiệp cũng như góp phần cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên của huyện.

Phong trào xây dựng nông thơn mới được các cấp chính quyền và nhân dân tích cực hưởng ứng đã tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn Phú Giáo. Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như ngành nông nghiệp.

Huyện phú giáo phát triển hình thức TCLTNN đa dạng gồm: Hộ gia đình, trang trại, HTX, khu NNƯDCNC và vùng chun canh. Tính đến năm 2017, tồn

huyện có 20.000 hộ sản xuất nơng nghiệp, 189 trang trại với quy mô vừa và nhỏ, 14 HTX nông nghiệp, 2 vùng chuyên canh cây trồng và 2 vùng chăn nuôi trọng điểm. Sự phân bố TCLTNN trên địa bàn huyện đã góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao và phát huy được lợi thế so sánh và đặc trưng của từng địa bàn.

2.4.3. Tồn tại và hạn chế

Mùa khơ nắng nóng kéo dài, nguồn nước tưới phụ thuộc chính vào nước ngầm lại ở mức trung bình và nghèo gây khó khăn trong việc cung cấp nước trong mùa khô cho cây trồng, vật nuôi.

Việc kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn liên doanh, liên kết khác…đang gặp nhiều khó khăn bởi tính rủi ro nơng nghiệp lớn, chưa có sự hợp tác hiệu quả giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn cịn thiếu và khơng đồng bộ; đặc biệt là thủy lợi, giao thông nội đồng, điện và hệ thống cơ sở chế biến nông sản.

Kinh tế hộ vẫn chiếm tỉ trọng lớn, kinh tế hợp tác vẫn cịn là hình thức, vấn đề hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ mới bước đầu hình thành.

Dịch vụ nơng nghiệp vẫn cịn rất nhỏ bé cả về quy mô với tỉ trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của lĩnh vực sản xuất.

Nhìn chung trong các lĩnh vực đều đã ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, ngoại trừ một số trang trại chăn nuôi và các khu trồng trọt (chủ yếu là cây ăn quả) có doanh nghiệp đầu tư...được áp dụng một số công nghệ mới, các ngành khác mới chỉ dừng lại như những mơ hình điểm, việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)