Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 118 - 119)

Để phát huy các lợi thế như: diện tích đất nông nghiệp lớn; lao động có truyền thống sản xuất nông nghiệp; Phú Giáo là một trong các huyện Phía Bắc của tỉnh Bình Dương nằm trong vùng quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bình Dương. Vì vậy giải pháp huy động vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn để sản xuất nông nghiệp của huyện tăng trưởng nhanh là rất cần thiết.

- Biện pháp huy động các nguồn vốn.

Đối với ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và ngân sách huyện) chủ yếu dành xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên các công trình như: Hệ thống giao thông nông thôn, điện phục vụ sản xuất, thủy lợi…Huyện Phú Giáo cần tích cực trong việc kiến nghị các cấp trung ương và tỉnh Bình Dương trong việc chi vốn các công trình, sớm thực hiện đầu tư theo kế hoạch. Tăng khả năng tiếp cận cũng như tiêu thụ được nguồn vốn đầu tư theo đúng tiến độ, trách tắc nghẽn quá trình đầu tư vốn. Đất đai là một trong các nguồn lực quan trọng nhất để tạo nguồn vốn đầu tư, do đó, cần sử dụng đất có hiệu quả thông qua xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất.

Đối với nguồn vốn tín dụng: Thực hiện chính sách về hỗ trợ tín dụng phục

phủ. Đa dạng hóa, đơn giản hóa các hình thức cho vay, trong đó chú trọng mở rộng các hình thức cho vay không phải thế chấp và cho vay bảo hiểm, tăng vốn vay trung hạn và dài hạn với lãi suất, thời gian phù hợp với chu kì của từng loại cây trồng. Thực hiện chính sách cho vay theo nhóm đối tượng ngành nghề, trong đó ưu tiên cho nhóm ngành nghề mà địa phương có chủ trương khuyến khích phát triển, nhất là các loại cây trồng, vật nuôi nằm trong vùng chuyên canh, vùng dự án phát triển nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến mở rộng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, HTX, trang trại. Để thu hút nguồn vốn tín dụng trên địa bàn huyện, chính quyền Phú Giáo cần có liên hệ, xúc tiến với các chi nhánh ngân hàng thương mại, tuyên truyền đến cả ngân hàng thương mại và người dân địa phương về chính sách tín dụng của nhà nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đối với nguồn vốn trong dân và doanh nghiệp: khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư hoặc liên kết, liên doanh phát triển sản xuất, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đăng ký kinh doanh, thẩm định dự án, cấp phép đầu tư…một cách nhanh chóng cho các doanh nghiệp.

Xây dựng ngân hàng dữ liệu về nông nghiệp, nông thôn, định hướng quy hoạch nông nghiệp, công nghiệp chế biến và du lịch sinh thái, thông qua các phương tiện truyền thông, tham gia và tổ chức sự kiện, hội chợ nông sản sạch. Giới thiệu và tư vấn cho nhà đầu tư tiềm năng cơ hội và thủ tục đầu tư vào các ngành nông nghiệp của huyện Phú Giáo. Đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư về các vấn đề liên quan.

- Biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Phú giáo cần lựa chọn kỹ mô hình sản xuất nông nghiệp, đưa ra phương án sản xuất trên cơ sở dự đoán thị trường và quy mô, chất lượng, giá thành nông sản. Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh nhằm làm cho khâu sản xuất và khâu tiêu thụ phối hợp tốt. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ vào sản xuất không những tạo ra nông sản có chất lượng cao mà còn giảm tiêu hao nguyên vật liệu, nhờ đó tăng khối lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện phú giáo (tỉnh bình dương) (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)