Phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học sư phạm kỹ thuật nam định) (Trang 30 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài

1.2.2. Phương pháp giảng dạy

Thuật ngữ “phương pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “methodos” - nguyên văn là con đường đi tới một cái gì đó; có nghĩa là cách thức đạt tới mục đích.

Về mặt triết học có hai định nghĩa đáng quan tâm:

- Phương pháp: là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn (định nghĩa phổ quát nhất trong các bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa).

- Phương pháp: là “ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” [10].

Phương pháp còn được hiểu là hệ thống những quy tắc, nguyên tắc, quy phạm dùng để chỉ đạo kỹ thuật; là tổ hợp các bước đi, là quy trình mà trí tuệ phải đi theo để tìm ra và chứng minh chân lý; phương pháp còn được hiểu theo nghĩa kế hoạch được tổ chức hợp lý trong quản lý...

Những phương pháp được vận dụng và tiến hành trong hoạt động dạy học theo phương thức Nhà trường được gọi là phương pháp dạy học (PPDH).

Phương pháp giảng dạy (PPGD) là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học, khi đã xác định được mục đích, nội dung chương trình giảng dạy, thì PPGD của giáo viên sẽ quyết định chất lượng của quá trình dạy học. Trong lý luận dạy học, có nhiều định nghĩa về PPDH, dưới đây, chỉ nêu hai định nghĩa đáng chú ý:

- Phương pháp dạy học: là những cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và học sinh hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học [3].

- Phương pháp dạy học: là con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp, thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội dung trí dục để trên cơ sở đó, và thông qua đó, mà chỉ đạo sự học tập của trò; còn trò lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, để cuối cùng đạt tới mục đích dạy học [25].

Các định nghĩa trên đã bám sát bản chất triết học của PPDH, nêu lên một cách khái quát về PPDH với những dấu hiệu đặc trưng của nó.

Cho đến nay, PPDH vẫn còn là một hiện tượng sư phạm nhiều quan điểm, chưa có sự thống nhất về định nghĩa khái niệm. Mặc dù có những quan niệm khác nhau, các tác giả đều thừa nhận PPDH có những đặc trưng sau:

- PPDH phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của trò nhằm đạt được mục đích học tập.

- PPDH phản ánh cách thức hoạt động, tương tác, sự trao đổi thông tin, dạy học (truyền đạt và lĩnh hội) giữa thầy và trò.

- PPDH phản ánh cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của thầy: kích thích và xây dựng động cơ; tổ chức hoạt động nhận thức và kiểm tra - đánh giá kết quả nhận thức của trò; phản ánh cách thức tự tổ chức, tự điều khiển, tự kiểm tra - đánh giá của trò.

Tóm lại: PPGD là những con đường, cách thức hoạt động phối hợp của

giáo viên và học sinh nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định và chủ thể của hoạt động giảng dạy là giáo viên, người tổ chức mọi hoạt động học tập của học sinh, chủ thể của hoạt động học học sinh, chủ thể tích cực trong nhận thức, rèn luyện và tu dưỡng bản thân.

- PPGD của giáo viên có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng đào tạo, đổi mới PPGD và đánh giá hiệu quả của PPGD luôn được quan tâm trong công tác đào tạo [12].

- Vai trò của giáo viên là đảm bảo được kết quả giảng dạy có hiệu quả nhất. Mỗi PPGD đều có những điểm mạnh và những điểm yếu . Do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp các phương pháp giảng dạy với nhau [28].

- Mỗi PPGD dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy học hoặc nhấn nhấn mạnh mặt nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Cho dù các PPGD thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết [12].

- Có 2 dạng PPGD: + PPGD truyền thống

1.2.2.1. Phương pháp giảng dạy truyền thống

PPGD truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, PPGD này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm. Theo Frire- Nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin đã gọi PPGD này là “Hệ thống ban phát kiến thức” là quá trình chuyển tải thông tin từ thầy sang trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “Kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ theo. Với PPGD truyền thống giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là quỹ đạo. Giáo án dạy theo phương pháp này được thiết kế theo kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung của bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPGD truyền thống là học sinh học thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng ứng dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế [30].

Đặc điểm của PPGD truyền thống - Giáo viên vẫn giữ vị trí trung tâm.

- Giáo viên quan tâm chủ yếu tới cách trình bày của mình sáng sủa, rõ ràng, logic và dễ hiểu.

- Giáo viên chưa quan tâm đến “cái mà học sinh cần nắm được”. - Học sinh học theo kiểu bắt chước và thụ động tiếp thu kiến thức. - Kiến thức được trực tiếp và dưới dạng có sẵn.

- Giáo viên có vai trò gần như tuyệt đối trong kiểm tra - đánh giá.

1.2.2.2. Phương pháp giảng dạy tích cực

- PPGD tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong PPGD tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với không hoạt động thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực [28].

- PPGD tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để giảng dạy theo phương pháp giảng dạy tích cực thì giáo viên phải lỗ lực nhiều so với giảng dạy theo phương pháp truyền thống [12].

- Bản chất của phương pháp dạy học tích cực:

+ Khai thác động lực học tập trong bản thân người học để phát triển chính họ.

+ Coi trọng lợi ích và nhu cầu của người học.

+ Tạo khả năng để người học thích ứng tốt với đời sống xã hội. - Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực:

+ Giáo viên là người đạo diễn, trọng tài, cố vấn, tổ chức. Học sinh là chủ thể, trở thành trung tâm được định hướng để tự xây dựng kiến thức mới.

+ Kiến thức được truyền thụ do sự khám phá của học sinh qua quá trình hoạt động giải quyết vấn đề.

+ Thay đổi cách thi cử và đánh giá học sinh, giáo viên.

+ Giáo viên hướng dẫn phương pháp học theo nhóm, ở lớp , ở nhà. Một số phương pháp tiêu biểu cho PPGD tích cực là phương pháp nêu vấn đề, PPGD theo nhóm, phương pháp thảo luận, PPGD thông qua đồ án môn học…

Phương pháp dạy học Đặt và giải quyết vấn đề

Khái niệm dạy học Đặt và giải quyết vấn đề, theo quan điểm tâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện

tình huống có vấn đề” (Rubinstein). Vì vậy theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề, quá trình dạy học được tổ chức thông qua việc giải quyết các vấn đề.

Dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của sinh viên. Sinh viên được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Có nhiều quan niệm cũng như tên gọi khác nhau đối với dạy học Đặt và giải quyết vấn đề như: Dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề v.v. Mục tiêu cơ bản của dạy học Đặt và giải quyết vấn đề nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó bao gồm khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề [5].

Đặc trưng của dạy học “Đặt và giải quyết vấn đề” là học sinh có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất, kiến thức bao phủ trên một diện rộng, học sinh chủ động tự giác trong học tập. PPGD này làm chuyển đổi các hoạt động của học sinh từ thụ động sang tính tích cực, chủ động và giáo viên có vai trò khơi dậy các vấn đề và hướng dẫn người học. Chuyển đổi mối quan hệ giữu vai trò của học sinh và giáo viên. Trong PPGD này việc thảo luận trong nhóm là bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, nó không những giúp mỗi cá nhân phát triển được khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội mà còn phát triển được quá trình nhận thức (đọc hiểu, phân tích, đánh giá..) [15].

PPGD thông qua việc làm đồ án môn học

Đặc trưng của PPGD thông qua việc làm đồ án môn học là học sinh thu được nhiều kiến thức, kỹ năng và nâng cao khả năng kiểm soát tình huống thông qua những phát hiện trong quá trình tiến hành làm đồ án. Ngoài ra người học hiểu biết hơn về chính mình, những hạn chế của bản thân, đánh giá được những nhu cầu của bản thân và cách thức mà mình đã tiến hành. Đồ án môn học đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, có khả năng dự đoán, sáng tạo và tư duy đổi mới. Trong quá trình xây dựng đồ án luôn đòi

hỏi học sinh phải có sự trao đổi, thảo luận giữa người học và người dạy nhằm giải thích và thống nhất mục tiêu. Từ đó người học luôn thấy được lợi ích và tạo được động cơ học tập bời đồ án luôn gắn liền với mục tiêu và các phương tiện để đi đến mục tiêu đó [12].

Trong PPGD này học sinh phát triển các khả năng khác như: tính tự chủ, tính sáng tạo, khả năng phân tích một vấn đề và khả năng quan hệ xã hội, học sinh được làm chủ hành động của mình tùy theo mục tiêu cần đạt [7].

Phương pháp dạy học Nhóm

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó sinh viên của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước từng lớp.

PPGD Nhóm còn được gọi bằng các tên khác như: Dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học. Tùy theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sử dụng, khi không phân biệt giữa hình thức và phương pháp dạy học cụ thể thì dạy học nhóm trong nhiều tài liệu cũng được gọi là phương pháp dạy học nhóm. Số lượng học học sinh trong cùng một nhóm thường khoảng 4-6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau…

PPGD Nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới. Trong các môn khoa học tự nhiên, công việc nhóm có thể được sử dụng để tiến hành các thí nghiệm và tìm các giải pháp cho những vấn đề được đặt ra. Trong các

môn nghệ thuật, âm nhạc, các môn khoa học xã hội, các đề tài chuyên môn có thể được xử lý độc lập trong các nhóm, các sản phẩm học tập sẽ được tạo ra.

PPGD Nhóm đang là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng tới mục tiêu giúp học sinh tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh thụ động, ỷ lại.

Đặc trưng của phương pháp này là học sinh ý thức được khả năng của mình, nâng cao niềm tin của học sinh vào việc học tập, khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, thông tin về sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau. Ngoài ra, học sinh có thể cải thiện mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân thông làm việc theo nhóm [7].

Phương pháp Nghiên cứu trường hợp

Phương pháp nghiên cứu trường hợp có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20, từ những năm 1908 trường đại học Harvard ở Mỹ đã sử dụng trong việc đào tạo các nhà kinh tế xí nghiệp, với mục đích chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp. Trong dạy học nghiên cứu trường hợp, thay vì trình bày lý thuyết, người ta bàn thảo về những trường hợp cụ thể trong thực tiễn [5].

Như vậy phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó trọng tâm của của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn. Trong đó học sinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc theo nhóm.

Đặc trưng của PPGD nghiên cứu trường hợp là:

+ Trường hợp được rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản ánh một tình huống thực tiễn dạy học. Do đó một trường hợp thường mang tính phức hợp.

+ Mục đích hàng đầu của phương pháp Nghiên cứu trường hợp không phải là việc truyền thụ tri thức lý thuyết mà là việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể.

+ Sinh viên được đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng các phương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án đó, để quyết định một phương án giải quyết vấn đề.

+ Sinh viên cần xác định những phương hướng hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra quyết định [5].

Phương pháp dạy học theo dự án

Vào đầu thế kỷ 20 các nhà sư phạm Mỹ đã xây dụng cơ sở lý luận cho phương pháp dạy học dự án (The project Method) và coi đó là PPDH quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm khắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi thầy giáo làm trung tâm. Ban đầu, PPDH Dự án được sử dụng trong dạy học thực hành các môn học kỹ thuật, về sau được dùng hầu hết trong các môn học khác, cả các môn khoa học xã hội. ngày nay PPDH này được sử dụng phổ biến trong các trường phổ thông và đại học trên thế giới. Ở Việt Nam các đề án môn học, đề án tốt nghiệp từ lâu cũng đã được sử dụng trong đào tạo đại học, các hình thức này gần gũi với dạy học Dự án.

Phương pháp dạy học dự án có những đặc điểm sau:

+ Định hướng cho người học tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học kể cả giai đoạn xác định chủ đề; vai trò của giáo viên là định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá (nghiên cứu trường hợp tại trường đại học sư phạm kỹ thuật nam định) (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)