CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2. Quy trình tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được thể hiện trong sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu trong luận văn
2.2.2. Thiết kế và hoàn thiện công cụ khảo sát 2.2.2.1. Thiết kế công cụ khảo sát 2.2.2.1. Thiết kế công cụ khảo sát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến PPGD và KTĐG , tác giả tiến hành thiết kế và xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho việc nghiên cứu theo quy trình như sau:
* Bước 1. Xác định mục đích, phạm vi, nội dung của phiếu khảo sát
Nghiên cứu lý thuyết CĐR, PPGD, KTĐG
Thiết kế thang đo
Thử nghiệm thang đo (SPSS, QUEST)
Đánh giá thang đo
Điều chỉnh, hoàn thiện thang đo Thu thập thông tin bằng
phiếu khảo sát chính thức Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
- Phiếu khảo sát được xây dựng với mục đích thu thập ý kiến của giảng
viên về những nội dung sau (xem chi tiết phiếu hỏi tại phụ lục 1).
+ Mức độ ảnh hưởng của CĐR đến PPGD của giảng viên.
+ Mức độ ảnh hưởng của CĐR đến hình thức và phương pháp KTĐG của giảng viên.
* Bước 2. Sơ thảo phiếu khảo sát
Xây dựng cấu trúc phiếu khảo sát theo mục đích được xác định tại bước 1.
* Bước 3. Dự thảo lần 1 phiếu khảo sát
- Phiếu sơ thảo được thảo luận giữa tác giả với giáo viên hướng dẫn để phân tích kỹ về tính logic của cấu trúc phiếu, hình thức, số lượng và các nội dung của từng phiếu hỏi trong phiếu.
- Chỉnh lý lại các câu hỏi và tổng thể phiếu trên cơ sở các phân tích để có phiếu dự thảo lần 1.
* Bước 4. Xin ý kiến chuyên gia
- Phiếu dự thảo lần 1 được gửi tới các chuyên gia có kinh nghiệm về thiết kế các loại phiếu khảo sát để lấy ý kiến.
- Phân tích các ý kiến đống góp của chuyên gia để hoàn thiện dự thảo lần 2.
* Bước 5. Lấy ý kiến của giảng viên đang giảng dạy tại trường ĐHSPKTNĐ.
- Phiếu dự thảo lần 2 được gửi đến 3 giảng viên của các Khoa để đánh giá và nhận xét về mức độ rõ ràng của các câu hỏi.
- Hoàn thiện phiếu hỏi lần cuối và định dạng lại hình thức phiếu hỏi để chính thức đưa vào thử nghiệm.
2.2.2.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của công cụ đo * Mẫu điều tra thử nghiệm
Stt Khoa Số lượng 1 Cơ bản 5 2 Sư phạm 5 3 Tin 5 4 Điện 5 5 Cơ khí 5 6 Kinh tế 5 7 Ngoại ngữ 5 8 LLCT 5 Tổng 40 * Quy trình khảo sát
Tác giả đã hướng dẫn về mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát này và giải thích ý nghĩa của từng câu hỏi trong phiếu khảo sát, để giảng viên trả lời câu hỏi một cách khách quan, trung thực.
- Số phiếu phát ra: 40 phiếu - Số phiếu thu về: 40 phiếu
* Phân tích số liệu và hoàn thiện điều công cụ điều tra
Các phiếu khảo sát thu về từ đợt khảo sát thử nghiệm, sẽ được sử dụng để đánh giá chất lượng của bộ công cụ đo lường. Việc đánh giá này được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Xử lý thô các phiếu khảo sát thu thập được, số liệu sau khi xử lý đạt yêu cầu là 40 phiếu.
Sử dụng 2 phần mềm chuyên dụng trong phân tích xử lý số liệu khảo sát là SPSS và QUEST. Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và tương quan giữa các câu hỏi. Sử dụng phần mềm QUEST để khẳng định lại độ tin cậy của phiếu khảo sát và sự phù hợp giữa các câu hỏi trong cấu trúc của phiếu.
* Kết quả phân tích thử nghiệm
Sử dụng Cronbach Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các mục hỏi trong bảng hỏi để tìm ra các hệ số sau:
- Hệ số Cronbach Alpha: thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt từ 0,6 trở lên (Nunnally, 1978; Perterson, 1994; Slater, 1995).
- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnally 1994).
- Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại [23].
Kết quả phân tích cho thấy phiếu khảo sát với 32 biến có độ tin cậy Cronbach’s Alpha = 0,812. Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bất kỳ một biến nào đó dao động trong khoảng 0,632 - 0,811.
Tiếp theo tác giả sử dụng phần mềm QUEST để phân tích chất lượng bộ công cụ khảo sát nhằm khẳng định lại độ tin cậy của phiếu khảo sát.
Trong Tập bài giảng môn Mô hình Rasch và phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST năm 2011 (trang số 43 và 44) của TS. Phạm Xuân Thanh chỉ rõ để dữ liệu phù hợp với mô hình RASCH thì khi phân tích dữ liệu bằng phần mềm QUEST giá trị mean trong Summary of item Estimates phải bằng hoặc gần bằng 0,00, giá trị SD phải bằng hoặc gần bằng 1,00. Giá trị mean trong Fit Statistics phải bằng hoặc gần bằng 1 và SD phải bằng hoặc xấp xỉ bằng 0 [19].
Kết quả phân tích bằng phần mềm QUEST đối với dữ liệu thu được qua đợt khảo sát thử nghiệm bằng phiếu khảo sát cho thấy giá trị Mean trong Summary of item Estimates là 0,00, giá trị SD bằng 0,82 và giá trị mean trong Infit Mean Square đạt 1,00 và mean trong Outfit Mean Square 1,00. Độ tin cậy Reability of estimates bằng 0,84, với kết quả này có thể kết luận dữ liệu khảo sát phù hợp với mô hình Rasch.
Biểu đồ 2.2. Kết quả phân tích chất lượng phiếu khảo sát bằng phần mềm QUEST.
Kiểm tra mức độ phù hợp của từng câu hỏi với nhau, các câu hỏi nằm trong khoảng đồng bộ cho phép từ 0,77 đến 1,30 thì được giữ lại để tiến hành điều tra cho đợt khảo sát chính thức, những câu hỏi nào nằm ra ngoài khoảng đồng bộ này thì cần phải sửa chữa lại hoặc loại bỏ ra khỏi phiếu khảo sát.
Summary of item Estimates ========================= Mean .00 SD .82 SD (adjusted) .81 Reliability of estimate .84 Fit Statistics ===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square Mean 1.00 Mean 1.00 SD .14 SD .22
Summary of case Estimates ========================= Mean .02 SD .83 SD (adjusted) .82 Reliability of estimate .82 Fit Statistics ===============
Infit Mean Square Outfit Mean Square
Mean 1.00 Mean 1.00 SD .29 SD .39
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phù hợp của các câu hỏi
Item Fit
29/ 5/14 23:28
all on thunghiem (N = 40 L = 32 Probability Level= .50)
--- INFIT MNSQ .63 .67 .71 .77 .83 .91 1.00 1.10 1.20 1.30 1.40 1.50 1.60 ---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---+---++---+ 1 item 1 . | * . 2 item 2 . * | . 3 item 3 . * | . 4 item 4 . * | . 5 item 5 . * | . 6 item 6 . | * . 7 item 7 . * | . 8 item 8 . | * . 9 item 9 . * | . 10 item 10 . * | . 11 item 11 . *| . 12 item 12 . | * . 13 item 13 . |* . 14 item 14 . | * . 15 item 15 . * | . 16 item 16 . | * . 17 item 17 . | * . 18 item 18 . * | . 19 item 19 . | * . 20 item 20 . * | . 21 item 21 . *| . 22 item 22 . | * . 23 item 23 . * | . 24 item 24 . * . 25 item 25 . *| . 26 item 26 . * | . 27 item 27 . | * . 28 item 28 . | * . 29 item 29 . * | . 30 item 30 . | * . 31 item 31 . * | . 32 item 32 . | * . ====================================================================================================================================
Nhìn vào biểu đồ 2.3 cho thấy; kết quả phân tích 32 biến đều nằm trong khoảng đồng bộ Infit từ 0,77 đến 1,30. Điều đó cho thấy bảng hỏi có đủ độ tin cậy để dùng cho việc điều tra chính thức trên diện rộng.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết về CĐR, PPGD và KTĐG.
2.2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp điều tra khảo sát được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:
- Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm để bổ sung mô hình và thử nghiệm phiếu điều tra.
- Nghiên cứu chính thức: Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua việc lấy phiếu điều tra 171 CBBGD thuộc 8 Khoa của Nhà trường.
* Mẫu điều tra chính thức giảng viên:
Mẫu khảo sát là mẫu tổng thể toàn bộ gồm 171 giảng viên trong trường, có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên được phân bố như sau:
Stt Khoa Số lượng
1 Công nghệ thông tin 39
2 Điện - Điện tử 42 3 Cơ khí 38 4 Kinh tế 11 5 Cơ bản 10 6 Sư phạm 9 7 Ngoại ngữ 10 8 Lý luận chính trị 12 Tổng 171 2.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Tìm ra những cứ liệu đáng tin cậy để góp phần chứng minh
tính đúng đắn khách quan của vấn đề nghiên cứu (Phụ lục 2).
Cách tiến hành:
- Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn;
- Phỏng vấn trực tiếp 5 giảng viên của 5 khoa; - Ghi chép câu trả lời.
2.2.3.4. Phương pháp thống kê
Phân tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mô tả qua giá trị trung bình, phân tích Anova để kiểm định các câu hỏi nghiên cứu đề ra. Sử dụng các phần mềm thống kê như SPSS, QUEST…trong việc thực hiện những phép toán thống kê và xác định chất lượng của bộ công cụ.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã khái quát một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn và tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm đánh giá chất lượng bộ công cụ khảo sát trên mẫu đại diện bằng phần mềm Quest và SPSS. Kết quả cho thấy, phiếu khảo sát có độ tin cậy cao. Như vậy, bộ công cụ được thiết kế đã đạt được mục đích, đo đúng các nội dung mà luận văn yêu cầu.Thang đo này đủ điều kiện để sử dụng phân tích và đánh giá việc ảnh hưởng của việc công bố chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và kiểm tra - đánh giá tại trường ĐHSPKTNĐ.
CHƯƠNG 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG BỐ CHUẨN ĐẦU RA VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ Ở
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH 3.1. Thực trạng của việc công bố chuẩn đầu ra của trường ĐHSPKTNĐ
3.1.1. Thời điểm công bố chuẩn đầu ra
Căn cứ công văn ngày 22 tháng 04 năm 2010 Bộ giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH xây dựng và công bố CĐR các ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ. Việc công bố chuẩn đầu ra của trường ĐHSPKT đã được ban lãnh đạo Nhà trường quan tâm và triển khai thực hiện từ năm 2010.
Trường ĐHSPKTNĐ đã công bố chuẩn đầu ra 2 lần vào các năm 2010 và 2013 trên trang Web http ://www.nute.edu.vn của Nhà trường, đồng thời gửi văn bản đến các đơn vị và phổ biết cho sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân. Như vậy, việc công bố chuẩn đầu ra của Nhà trường đảm bảo cho mọi thành viên trong Nhà trường đều biết về hoạt động này.
Việc công bố chuẩn đầu ra về ; kiến thức, kỹ năng và thái độ là tuyên bố cần thiết để Nhà trường cam kết với xã hội về việc sinh viên ra trường có: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm; năng lực phát triển nghề nghiệp và vị trí việc làm mà người học có thể làm việc sau khi tốt nghiệp, đồng thời là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo.
Nhà trường công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng, xã hội biết và giám sát; Nhà trường thực hiện cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo; cán bộ quản lý, giảng viên và người học phải nỗ lực vươn lên trong dạy và học, nghiên cứu khoa học; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp học tập;
xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập, tự học để đạt chuẩn đầu ra.
Công khai chuẩn đầu ra để: người học biết được các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một ngành đào tạo, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp; giúp sinh viên dựa trên chuẩn đầu ra xây dựng cho mình kế hoạch học tập rèn luyện, phấn đấu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để có thể thích ứng ngay với hoạt động nghề nghiệp.
Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.
Việc công bố chuẩn đầu ra không chỉ giúp gia đình và sinh viên có thông tin về mục tiêu đào tạo, quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của Nhà trường mà còn là mong muốn của Nhà trường trong việc xã hội cùng tham gia giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo, đồng thời cũng khẳng định quyết tâm của Nhà trường về việc không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội.
Chuẩn đầu ra không phải là bất biến, mà được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo sự phát triển của Nhà trường để theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội, đảm bảo định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo xu thế hội nhập trong nước, khu vực và thế giới không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội.
3.1.2. Nội dung chuẩn đầu ra
Trên cơ sở công văn ngày 22 tháng 04 năm 2010 Bộ giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH xây dựng và công bố CĐR các ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ