CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Thực trạng của việc công bố chuẩn đầu ra của trường ĐHSPKTNĐ
3.1.1. Thời điểm công bố chuẩn đầu ra
Căn cứ công văn ngày 22 tháng 04 năm 2010 Bộ giáo dục và Đào tạo ra văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH về việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục ĐH xây dựng và công bố CĐR các ngành đào tạo trình độ ĐH, CĐ. Việc công bố chuẩn đầu ra của trường ĐHSPKT đã được ban lãnh đạo Nhà trường quan tâm và triển khai thực hiện từ năm 2010.
Trường ĐHSPKTNĐ đã công bố chuẩn đầu ra 2 lần vào các năm 2010 và 2013 trên trang Web http ://www.nute.edu.vn của Nhà trường, đồng thời gửi văn bản đến các đơn vị và phổ biết cho sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân. Như vậy, việc công bố chuẩn đầu ra của Nhà trường đảm bảo cho mọi thành viên trong Nhà trường đều biết về hoạt động này.
Việc công bố chuẩn đầu ra về ; kiến thức, kỹ năng và thái độ là tuyên bố cần thiết để Nhà trường cam kết với xã hội về việc sinh viên ra trường có: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm; năng lực phát triển nghề nghiệp và vị trí việc làm mà người học có thể làm việc sau khi tốt nghiệp, đồng thời là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo, tổ chức quá trình đào tạo.
Nhà trường công khai với xã hội về năng lực đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng để: Người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng, xã hội biết và giám sát; Nhà trường thực hiện cam kết với xã hội về chất lượng đào tạo; cán bộ quản lý, giảng viên và người học phải nỗ lực vươn lên trong dạy và học, nghiên cứu khoa học; đổi mới công tác quản lý đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá và đổi mới phương pháp học tập;
xác định rõ nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên trong các hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và quản lý nhằm giúp người học vươn lên trong học tập, tự học để đạt chuẩn đầu ra.
Công khai chuẩn đầu ra để: người học biết được các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được trang bị sau khi tốt nghiệp một ngành đào tạo, một trình độ về chuẩn năng lực nghề nghiệp, về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp; giúp sinh viên dựa trên chuẩn đầu ra xây dựng cho mình kế hoạch học tập rèn luyện, phấn đấu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để có thể thích ứng ngay với hoạt động nghề nghiệp.
Tạo cơ hội tăng cường hợp tác, gắn kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các nhà sử dụng lao động. Xây dựng chuẩn đầu ra nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội.
Việc công bố chuẩn đầu ra không chỉ giúp gia đình và sinh viên có thông tin về mục tiêu đào tạo, quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của Nhà trường mà còn là mong muốn của Nhà trường trong việc xã hội cùng tham gia giám sát và đánh giá chất lượng đào tạo, đồng thời cũng khẳng định quyết tâm của Nhà trường về việc không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội.
Chuẩn đầu ra không phải là bất biến, mà được định kỳ rà soát, điều chỉnh theo sự phát triển của Nhà trường để theo kịp yêu cầu phát triển của nền kinh tế và xã hội, đảm bảo định hướng phát triển đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo xu thế hội nhập trong nước, khu vực và thế giới không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của xã hội.