Bảng 4.5. Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng
Chỉ tiêu Lô1 Lô2 Lô3 Lô4 Lô5 Lô6 Lô7 Lô8
Tiêu tốn TĂ/10 quả (kg) 3,55 3,59 3,57 3,58 3,61 3,53 3,64 3,60
Năng suất trứng (quả) 234,41 239,03 236,78 235,82 237,3 240,11 236,29 238,25
Tỷ lệ đẻ (%) 64,41 65,84 65,07 64,78 65,17 65,95 64,93 65,33
P = 0,000
Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với P< 0,05
4.1.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng
Chất lượng của trứng gia cầm thường được thể hiện qua các chỉ tiêu như khối lượng trứng, chỉ số hình thái trứng, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, tỷ lệ lòng trắng, tỷ lệ lòng đỏ, đơn vị Haugh, độ dày vỏ... Để đánh giá chất lượng trứng ở các lô thí nghiệm chúng tôi tiến hành khảo sát 30 quả trứng cho mỗi lô ở 38 tuần tuổi. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.5.
Qua bảng cho ta thấy khối lượng trứng của vịt Biển 15 - Đại Xuyên trung bình ở các lô 1; lô 2; lô 3 và lô 4 tương ứng là 80,13g ; 80,67g; 81,22 g và 80,5g; lô 5; lô 6; lô 7 và lô 8 lần lượt là : 82,82g; 81,00g; 80,44g; 81,71g. Khi phân tích thống kê cho thấy các mức protein không có ảnh hưởng đến khối lượng trứng (P> 0,05). Như vậy khối lượng trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên tương đương trứng vịt PT: 83,99 g và cao hơn so với vịt Đốm: 74,86g theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009).
Chỉ số hình thái của trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên ở các lô 1; lô 2 ; lô 3 ; lô 4; lô 5; lô 6; lô 7; lô 8 lần lượt là 1,48; 1,44; 1,39; 1,37; 1,40; 1,41; 1,42; 1,42 có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Theo Brandchs and Biichel (1978) cho biết chỉ số hình dạng của trứng gia cầm dao động trong khoảng 1,35 – 1,44. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với số liệu của Nguyễn Thị Minh và cs. (2011) trên vịt Cỏ là từ 1,39 – 1,43 và Nguyễn Ngọc Dụng và cs. (2008) trên vịt CV Super M là 1,41. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với công bố của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011): chỉ số hình dạng trứng của vịt Đốm là 1,38 và của vịt Bầu Bến là 1,41. Chỉ số hình thái trứng là một chỉ tiêu quan trọng liên quan đến tỷ lệ ấp nở, những trứng quá dài hoặc quá tròn so với kích thước trung bình của giống đều cho tỷ lệ ấp nở thấp.
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng (n=35) Chỉ tiêu Lô 1 (20-14- 17%) Lô 2 (20-14-18%) Lô 3 (20-15-17%) Lô 4 (20-15- 18%) Lô 5 (21-14- 17%) Lô 6 (21-14-18%) Lô 7 (21-15- 17%) Lô 8 (21-15-18%)
Mean± SD Mean ± SD Mean ± SD Mean ± SD Mean ± SD Mean ± SD Mean ± SD Mean ± SD
KL trứng (g) 80,13±4,91 80,67 ±45,32 81,22 ±4,06 80,50 ±4,50 82,82±6,35 81,00 ±3,10 80,44 ±4,67 81,71 ±4,57 CS hình thái 1,48b±0,05 1,44ab ±0,03 1,39b ±1.05 1,37b±0,04 1,40ab±0,06 1,41ab ±0,05 1,42ab±0,06 1,42ab ±0,48 CSLT 0,12 ±0,04 0,11 ±0,01 0,10 ±0,01 0,09 ±0,01 0,10 ±0,02 0,08 ±0,01 0,09±0,01 0,09 ±0,027 CSLĐ 0,44±0,01 0,45±0,07 0,44±0,01 0,44±0,01 0,45±0,05 0,43±0,05 0,43±0,01 0,43±0,01 TLLĐ (%) 32,54±1,68 30,82 ±3,08 31,45±1,26 29,77 ±2,75 31,68±3,52 32,55 ±1,24 31,08±1,18 30,44 ±2.17 TLLT (%) 56,12±2,20 57,76 ±1,98 56,67 ±1,43 58,54 ±3,16 56,31 ±3,53 55,79 ±1,32 57,02±1,614 57,39 ±1,91 Độ dày vỏ (mm) 0,37 c±0,04 0,40bc ±0,032 0,40bc ±0,01 0,40c±0,02 0,39c±0,043 0,41abc ±0,02 0,44ab±0,01 0,44a ±0,01 TLVỏ (%) 10,99±0,89 11,41±0,733 11,86±0,35 11,51±0,66 12,0±1,06 11,65±0,57 11,88±0,56 11,80±0,71 Đơn vị Haugh 90,25±2,55 93,75±3,10 89,50±3,02 90,44±4,06 92,55±9,34 87,66±6,89 86,66±6,89 91,9±8,749
Độ dày vỏ ở các lô dao động: 0,37 – 0,44mm có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), độ dày vỏ trứng của vịt Triết Giang của thế hệ xuất phát, thế hệ 1 và thế hệ 2 lần lượt là 0,349; 0,336 và 0,350 mm.Như vậy kết quả của chúng tôi nghiên cứu là tương đương.
Đơn vị Haugh trung bình của các lô là tương đương đạt: 86,66 – 93,75 không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Chỉ số Haugh của vịt Triết Giang của thế hệ xuất phát, thế hệ 1 và thế hệ 2 lần lượt là 91,27; 89,96 và 90,09 (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011) phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Theo Lê Hồng Mận và cs. (1993), trứng được coi là đạt tiêu chuẩn trứng giống phải có đơn vị Haugh từ 80 trở lên. Với kết quả đơn vị Haugh ở trên thì trứng vịt Biển 15 – Đại Xuyên hoàn toàn đạt tiêu chuẩn trứng giống.
Trứng vịt Biển 15 - Đại Xuyên có tỉ lệ lòng đỏ ở các lô là tương đương (P > 0,05) trung bình đạt: 29,77 - 32,55 chỉ số này thấp hơn so với vịt TP, PT, vịt Đốm là 34,14; 34,11; 36,25% (Theo Nguyễn Đức Trọng và cs., 2011).
Theo Dương Xuân Tuyển và cs. (1993) nghiên cứu trên trứng giống CV- Super M cho biết chỉ số lòng đỏ là 0,4 chỉ số lòng trắng 0,1 và đơn vị Haugh là 92,48.
Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2011), khối lượng trứng vịt Bầu Bến và vịt Đốm lần lượt là 70,34g và 72,65g; chỉ số hình thái lần lượt là 1,4 và 1,38; tỷ lệ lòng đỏ là 35,2% và 35,3%; đơn vị Haugh là 84,8 và 84,6; độ dày vỏ là 3,32 và 3,48. Như vậy, vịt Biển 15 – Đại Xuyên có khối lượng trứng cao hơn vịt Bầu Bến và Đốm, chỉ số hình thái tương đương, tỷ lệ lòng đỏ thấp hơn, độ dày vỏ và đơn vị Haugh cao hơn.
4.1.6. Kết quả ấp nở
Kết quả ấp nở là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức sinh sản của đàn giống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa sống còn đối với các cơ sở chuyên sản xuất và kinh doanh gia cầm giống. Những chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống (Yassin, 2008), mùa vụ (Wilson, 1997), điều kiện bảo quản trứng (Fasenko, 2007) và đặc biệt là các yếu tố kỹ thuật (ẩm, nhiệt, chế đô thông gió vv…) trong quá trình ấp trứng (Yassin, 2008). Tuy nhiên, sự phát triển của hợp tử trong quá trình ấp phụ thuộc không chỉ vào các nhân tố ngoại lai như đã đề cập ở trên, mà còn phụ thuộc trực tiếp vào mức độ cung cấp các chất dinh dưỡng cho hợp tử trong quá trình phát triển, mà mức độ cung cấp này phụ thuộc rất nhiều
vào chế độ dinh dưỡng của con trống và con mái (Wilson, 1997; Yassin, 2008). Kết quả ấp nở được trình bày ở bảng 4.7.
Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ trứng có phôi ở các lô cao trên 93% lô 6 có tỷ lệ phôi, tỷ lệ vịt con loại 1/số vịt con nở ra cao hơn tương ứng là 95,13%; 75,78% và thấp nhất là lô 4 tỷ lệ vịt con loại 1/số vịt con nở lần lượt là: 93.48%; 74,43%, số vịt con loại I/mái cao ở lô 6 cao hơn các lô khác đạt: 196,89 con và thấp nhất ở lô 7 đạt: 176,32 con.
Tỷ lệ nở/ trứng có phôi của vịt CV2000 khi nuôi tại trại Vigova dao động 79,4 – 85,5% (Nguyễn Văn Bắc, 2005). Giống vịt Cỏ màu cánh sẻ được chọn lọc qua 6 thế hệ có tỷ lệ nở/ trứng có phôi là 91,02% (Nguyễn Thị Minh, 2001). Tỷ lệ nở/ trứng có phôi của vịt Khaki Campell đạt 81,3 – 84,7% (Nguyễn Công Quốc, 1995) và (Nguyễn Thị Bạch Yến, 1997). Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đương.
So với kết quả của Dương Xuân Tuyển và cs. (2003), nghiên cứu nuôi vịt Super M theo phương thức nuôi khô và nuôi nước cho tỷ lệ nở/tổng trứng ấp là 66,9 – 70,7% thì kết quả của chúng tôi có phần cao hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy (2012): trứng vịt MT12 có tỷ lệ phôi (93,09%) cao hơn so với tỷ lệ phôi của trứng vịt MT1 (92,10%) và vịt MT2 (92,35%); tỷ lệ nở/trứng có phôi của vịt MT12 là 89,10% cao hơn trung bình của vịt MT1 là 88,45% và MT2 là 88,86%; tỷ lệ vịt con loại 1/tổng vịt nở ra của vịt MT12 là 96,80% cũng cao hơn của vịt MT1 là 95,30% và MT2 là 95,76%.
Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), nghiên cứu trên vịt CV super M3 cho thấy: tỷ lệ trứng có phôi của vịt dòng trống là 91,90% dòng mái là 92,49% và tỷ lệ nở/trứng có phôi tương ứng là 91,94% và 94,24%. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011) cho biết: vịt Super M3 Super Heavy khi ấp nở có tỷ lệ trứng có phôi đạt 94,69 - 96,57 %; tỷ lệ nở/trứng có phôi là 84,01-84,21% và tỷ lệ vịt con loại 1 là 93,32-94,21%. Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), nghiên cứu trên vịt CV. Super Meat theo hai phương thức nuôi cho thấy tỷ lệ phôi của trứng vịt nuôi nước đạt 93 - 94% và tỷ lệ nở/trứng có phôi đạt 82 - 84%, cao hơn so với các tỷ lệ này ở vịt nuôi theo phương thức khô, tương ứng là 90 - 93% và 80 - 81%. Vịt SM bố mẹ có tỷ lệ trứng có phôi của vịt dòng trống là 85,87 - 87,61% dòng mái là 87,62 - 92,08% và tỷ lệ nở/trứng có phôi tương ứng là 84,64 - 86,56% và 86,24 - 90,08% (Hoàng Thị Lan và cs., 2011).
56 Bảng 4.7. Kết quả ấp nở Chỉ tiêu ĐVT Lô 1 (20-14- 17%) Lô 2 (20-14- 18%) Lô 3 (20-15- 17%) Lô 4 (20-15- 18%) Lô 5 (21-14- 17%) Lô 6 (21-14- 18%) Lô 7 (21-15- 17%) Lô 8 (21-15- 18%) Tổng số trứng vào ấp quả 1365 1365 1365 1365 1375 1375 1375 1375 Số trứng có phôi quả 1283 1281 1280 1276 1304 1308 1302 1300 Tỷ lệ trứng có phôi % 93,99 93,85 93,77 93,48 94,84 95,13 94,69 94,55 Số vịt con nở ra Con 1098 1099 1096 1095 1118 1123 1116 1112
Tỷ lệ vịt con nở ra/tổng trứng có phôi % 85,58 85,79 85,63 85,82 85,74 85,86 85,71 85,54
Tỷ lệ vịt con nở ra/trứng vào ấp % 80,44 80,51 80,29 80,22 81,31 81,67 81,16 80,87
Số vịt con loại 1 con 825 827 819 815 835 851 832 835
Tỷ lệ vịt con loại 1/số vịt con nở ra % 75,14 75,25 74,73 74,43 74,69 75,78 74,55 75,09
4.2. TRÊN ĐÀN VỊT THƯƠNG PHẨM 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống 4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một trong các chỉ tiêu thường thấy trong các nghiên cứu của ngành chăn nuôi. Sức sống là được thể hện qua từng cá thể, nó phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Do đó mà thông qua tỷ lệ nuôi sống người ta có thể đánh giá được khả năng thích nghi, kháng bệnh, khả năng miễn dịch đồng thời phản ánh chất lượng con giống và trình độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý của cơ sở chăn nuôi. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật luôn phải tính đến trong bất cứ loại hình thức chăn nuôi nào.
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của protein đến tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
n = 90đvt: %
Tuần tuổi Lô1
(21-19%) Lô2 (21-18%) Lô3 (20-19%) Lô4 (20-18%) 1NT 100,00 100,00 100,00 100,00 1 97,78 98,89 100,00 100,00 2 100,00 100,00 98,89 100,00 3 100,00 100,00 98,88 100,00 4 97,73 100,00 97,73 96,67 0 – 4 99,10 99,78 99,10 99,33 5 100,00 100,00 98,84 98,85 6 100,00 100,00 100,00 100,00 7 97,67 100,00 100,00 100,00 8 100,00 100,00 100,00 100,00 9 100,00 98,88 100,00 100,00 10 100,00 100,00 97,65 100,00 5 – 10 99,36 99,80 99,26 99,57 0 – 8 99,24 99,88 99,37 99,50 0 – 10 99,38 99,80 99,27 99,59
Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của vịt Biển 15 - Đại Xuyên đạt cao, tỷ lệ nuôi sống 5 tuần đầu của vịt có biến động nhưng từ tuần thứ 5 đi tỷ lệ nuôi sống tương đối ổn định. Điều này có thể lý giải được là do ở giai đoạn 0 – 4 tuần đầu hệ thần kinh và các chức năng khác chưa hoàn chỉnh, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, khả năng miễn dịch còn chưa đầy đủ, giai đoạn sau cơ thể dần hoàn thiện, hệ thống miễn dịch của cơ thể tốt hơn.
Kết quả bảng trên cho thấy, vịt thí nghiệm nuôi với các chế độ dinh dưỡng khác nhau có tỷ lệ nuôi sống cao qua các tuần tuổi, kết thúc 0-10 tuần tuổi đạt trên 99%. Khi phân tích thống kê cho thấy các mức protein không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (P>0,05).
Kết quả này tương tự với kết quả của (Phùng Đức Tiến và cs., 2007) khi nghiên cứu nhu cầu protein và axit amin trên gà sao nuôi thịt 0 – 12 tuần tuổi.
Theo Phùng Đức Tiến và cs. (2008), trên con lai giữa vịt Super Heavy X Super M3 ở 8 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống là 96,67- 98%, tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M là 97,43% (Dương Xuân Tuyển và cs., 2003) tương đương với tỷ lệ nuôi sống của vịt Super M lai 4 dòng đến 8 tuần tuổi là 96,67- 98,33% (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007).
So sánh tỷ lệ nuôi sống của vịt giữa các lô cho ăn khẩu phần có mức protien khác nhau thu được kết quả là tương đương nhau, kết quả này có thể hiểu là khi giảm hàm lượng protein trong thức ăn xuống 1 – 2 % không gây ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của vịt Biển 15 - Đại Xuyên.
4.2.2. Khối lượng của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
Khối lượng cơ thể của gia cầm là chỉ tiêu không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm, khối lượng vịt càng cao thì sức sản xuất thịt càng tốt và ngược lại, khối lượng cơ thể có hệ số di truyền khá cao (40 - 60%).
Khối lượng cơ thể vịt Biển – 15 Đại Xuyên được xác định qua 10 tuần tuổi bằng cách cân khối lượng 30 vịt thí nghiệm hàng ngày, kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.
Qua bảng 4.9 cho thấy khối lượng cơ thể của vịt ở các lô đều tăng dần qua các tuần tuổi điều này phù hợp quy luật tăng trưởng chung của gia cầm, vịt mới nở ra lấy chất dinh dưỡng còn lại trong cơ thể vì thế khối lượng sơ sinh chưa chịu tác động nhiều của các yếu tố ngoại cảnh, từ mới nở đến 4 tuần tuổi tốc độ tăng trọng chậm, từ tuần thứ 5 trở đi tốc độ tăng trọng nhanh.
Khối lượng vịt thí nghiệm lúc 01 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi hàm lượng protein khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể vịt (P < 0,05), khối lượng vịt có xu hướng tăng qua các tuần tuổi. Kết thúc 10 tuần tuổi, vịt thí nghiệm nuôi với lô 2 cho khối lượng là 2569,36g, cao hơn hơn rõ rệt so với vịt nuôi ở lô 1; lô 3 và lô 4 đạt lần lượt là 2498,26g, 2499,41g và 2417,01g (P < 0,05).
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của protein đến khối lượng của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi
n = 90 đvt: g
TT Lô 1 (21-19) Lô 2 (21-18) Lô 3 (20-19) Lô 4 (20-18)
1- 4 Mức protein 21% Mức protein 20% Mean SD Mean SD 1 155,036a 5,55 146,626b 4,18 2 342,497a 11,25 325,493b 6,35 3 699,11a 22,0 652,17b 11,4 4 1110,53a 25,0 1037,13b 22,5
5 - 10 Lô 1 (21-19) Lô 2 (21-18) Lô 3 (20-19) Lô 4 (20-18)
Mean SD Mean SD Mean SD Mean SD
5 1481,86a 15,40 1480,37a 36,30 1415,39c 18,20 1385,89c 30,30 6 1793,99a 45,70 1805,73a 21,70 1751,04ab 25,70 1690,18b 25,80 7 2038,28ab 27,20 2063,82a 26,70 1999,62b 6,80 1926,36c 28,0 8 2205,03ab 25,80 2266,82a 55,90 2209,55ab 27,30 2123,70b 14,80 9 2356,58ab 19,40 2429,36a 56,10 2366,55ab 59,10 2279,90b 27,30 10 2498,26ab 45,90 2569,36a 56,70 2499,41ab 26,60 2417,01b 25,0
Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với p< 0,05