Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên (Trang 39)

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đến những năm 80 của thế kỷ 20, vẫn không có một cơ sở dữ liệu nào về nhu cầu các chất dinh dưỡng cho các loài thuỷ cầm. Để thiết lập khẩu phần ăn cho vịt và ngan, các nhà sản xuất thức ăn ở châu Âu vẫn phải sử dụng các khuyến cáo về nhu cầu các chất dinh dưỡng cho gà tây và gà broiler (Leclerq and Carvill, 1985). Thực ra, tuy cùng là lớp chim, nhưng các loài thuỷ cầm có những đặc điểm sinh lý tiêu hoá, khả năng lợi dụng thức ăn, tốc độ sinh trưởng và thành phần thịt xẻ rất khác so với gà (Edwin and Moran, 1985; Scott and Dean, 1991). Bởi vậy, kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước, ở một số nước trên trên thế giới đã có hàng loạt các nghiên cứu về sinh lý tiêu hoá của vịt (Edwin and Moran, 1985) đặc điểm và thành phần thịt xẻ của vịt (Abdelsamie and Farrell, 1985) sinh trưởng, thành phần cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng của ngan (Leclerq and Carvill, 1985) nhu cầu dinh dưỡng của vịt Bắc Kinh (Dean, 1985) nhu cầu dinh dưỡng của vịt đẻ giống Tsaiya (Shen, 1985) v.v.

Rece and Deaton (1985) đã khẳng định rằng: Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà broiler tăng khi tăng hàm lượng protein trong khẩu phần. Còn Summer and Leeson (1984) lại thấy lượng thức ăn ăn vào và sinh trưởng của gà broiler tăng theo mức tăng của protein, song dừng lại ở mức 22%. Baghel and Bradhan (1989) cho biết gà sinh trưởng phát triển tốt nhất với mức năng lượng 2.800 kcal/kg và mức protein 23 %; 22 % và 18 % ứng với 3 giai đoạn nuôi. Khi tăng năng lượng trong khẩu phần sẽ làm tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại khi tăng protein khẩu phần sẽ làm tăng tỷ lệ nước và protein trong thịt, nhưng làm giảm lượng mỡ và năng lượng trong thịt.

Trong những năm 70 của thế kỷ trước, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhu cầu protein của vịt Bắc Kinh, nhưng những khuyến cáo đưa ra cũng rất khác nhau. Dean (1967) and Wilson (1975), khuyến cáo nhu cầu protein của vịt thịt giai đoạn 0-3 tt là 22 %; Oluyemi and cs. (1978), đã đưa ra mức khuyến cáo rất cao là 24 % cho vịt thịt giai đoạn 0 - 8 tt. Leclercq and Carvill (1977, 1985), khi nghiên cứu trên ngan (0 - 3 tt) đã rút ra kết luận, với khẩu phần cơ sở là ngô và

khô dầu đậu tương (2952 kcal ME/kg) mức protein thô cho sinh trưởng cao nhất là 19,3% (ME/CP = 15,3) đối với ngan đực và 17,7 % (ME/CP = 16,7) đối với ngan cái. Cũng các tác giả này, khi nghiên cứu nhu cầu protein của vịt, ngan giai đoạn từ 4 - 10 tuần tuổi cho thấy, để đạt được tăng trọng cao nhất, vịt, ngan đực cần được ăn khẩu phần có hàm lượng protein thô không cao hơn 15 %. Shen (1977, 1979), đã tiến hành một loạt các nghiên cứu về nhu cầu protein cho vịt lai ngan trong các giai đoạn (0 - 3; 4 - 10 tt) (thức ăn dạng bột) đã rút ra kết luận, với khẩu phần có 2750 kcal ME/kg trong giai đoạn 0 - 3 tt, tăng trọng tốt nhất quan sát được khi mức protein là 17 % (ME/CP = 16).

Ngoài ra khi nuôi vịt thịt có thể sử dụng protein thực vật và các axit amin nhân tạo để thay thế hoàn toàn bột cá, như nguồn protein cung cấp chính của khẩu phần (Yuan, 1989). Mazanowski et al. (1999) cho biết: Việc cho ăn hạn chế 10 - 30 % trong giai đoạn 4 - 8 tuần tuổi với vịt thịt so với lô ăn tự do cho thấy khối lượng cơ thể thấp hơn với P < 0,05, kích thước thân thịt nhỏ hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn và protein/ kg tăng khối lượng thì tốt hơn, nhưng sức sống và sự nhanh nhẹn giảm, ăn hạn chế đã ảnh hưởng đến tỷ lệ thân thịt, khối lượng cơ ngực, da và mỡ dưới da. Nguyên nhân của vấn đề là vịt không được nhận đủ lượng protein theo nhu cầu. Từ kết quả nghiên cứu của mình Dean (1972) khuyến cáo nhu cầu protein cho vịt thịt như sau: 22% ở giai đoạn 0 - 2 tuần tuổi; 16 % giai đoạn 3 - 7 tuần tuổi.

Các nghiên cứu của Shen and Dean (1982) cho thấy với khẩu phần ngô và khô dầu đậu tương có 22% protein, khối lượng cơ thể của vịt Bắc Kinh lúc 14 ngày tuổi ở lô được bổ sung thêm 0,1% methionine cao hơn 10% so với đối chứng (không bổ sung). Trên cơ sở các nghiên cứu này, các tác giả đã khuyến cáo, mức lysine trong khẩu phần không nên cao hơn 1,2% và mức methionine và cystine (biểu thị bằng tỷ lệ % của protein thô) là 2,1%.

Elkin et al. (1986) đã đưa ra khuyến cáo đối với vịt Bắc Kinh giai đoạn 0 - 12 ngày tuổi, tốc độ tăng trọng đạt tối đa khi được ăn khẩu phần có mức methionine từ 0,38 - 0,42%. Theo Dean (1977), trong khẩu phần cho vịt Bắc kinh (giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo) nên có 0,35% methionine. Nghiên cứu của Hseih et al. (1980) cho thấy, vịt lai ngan giai đoạn khởi động có nhu cầu methionine thấp hơn so với vịt Bắc Kinh, các tác giả này cũng khuyến cáo, vịt lai ngan giai đoạn từ 8 - 18 ngày tuổi ăn khẩu phần 18% protein thô nên có hàm lượng methionine là 0,33%.

Theo Xie et al. (2006), nhu cầu của vịt Bắc Kinh giai đoạn 21 đến 49 ngày tuổi là từ 0,377 và 0,379%. Olayiowla Adeola (2006) cũng thông báo, nhu cầu methionine và lysine của vịt Bắc kinh giai đoạn khởi động không vượt quá mức 0,6 và 1,2%.

Nhìn chung, việc nghiên cứu xác định nhu cầu dinh dưỡng của thuỷ cầm trên thế giới đã phát triển qua các giai đoạn với những đặc điểm sau:

Giai đoạn trước 1980 của thế kỷ trước, phần lớn các khẩu phần dùng trong các thí nghiệm đều là thức ăn dạng bột (mass form) không thích hợp với thuỷ cầm, nên các kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế (Scott and Dean, 1991). Giai đoạn từ thập kỷ 80 đến nay, các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ xác định nhu cầu protein và axit amin ở dạng tổng số, trong khi đó các nghiên cứu trên gà đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Đã có nhiều trung tâm nghiên cứu trên thế giới như: AJINOMOTO (Nhật bản); DEGUSA (Đức); RPAN (Pháp); INRA (Pháp); NRC (Mỹ),… đưa ra hệ thống cơ sở dữ liệu về thành phần các axit amin của hầu hết các loại thức ăn, nhu cầu các axit amin thiết yếu của gà ở dạng tiêu hoá hồi tràng tiêu chuẩn. Một đặc điểm quan trọng thấy được khi tổng kết các kết quả nghiên cứu trên thế giới về nhu cầu năng lượng, protein và axit amin cho thuỷ cầm là tính thống nhất không cao. Chính vì những lý do đó mà nhiều khuyến cáo chính thống về nhu cầu năng lượng, protein và axit amin cho các đối tượng thuỷ cầm khác nhau rất xa. Ví dụ: Nhu cầu năng lượng trao đổi của vịt giai đoạn khởi động dưới 2 tuần tuổi (MJ/kg): 13,0 (Scott and Dean, 1991); 12,1 (NRC, 1994). Nhu cầu protein thô (%) và lysine (%) tương ứng: 22,0; 22,0 và 1,1; 0,90.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam của châu Á, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 3.444km tương đương diện tích 4.200km2 và bao gồm 2.800 hòn đảo là điều kiện thuận lợi để cho phát triển kinh tế, trong đó có phát triển chăn nuôi vịt. Trong những năm qua các công trình nghiên cứu thường tập trung chủ yếu vào sự thích nghi của các giống nhập nội trong điều kiện Việt Nam, sự thích ứng của chúng trong các vùng sinh thái khác nhau, sự phù hợp khi nuôi trong các phương thức nuôi khác nhau, các tổ hợp lai giữa các giống vịt nhập nội, giữa vịt nội với vịt nhập nội, sự ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất của chúng mà chưa tập trung nghiên cứu đến các vấn

đề khác như hệ thống giống, thức ăn dinh dưỡng, an toàn sinh học, quy trình vệ sinh thú y phòng dịch bệnh, tiểu khí hậu chuồng nuôi và biện pháp xử lý môi trường chăn nuôi thủy cầm còn chưa được quan tâm nhiều và chưa có tính hệ thống. Các công trình nghiên cứu về thủy cầm trên đây chỉ là một vài công trình mang tính minh họa và không thể đề cập được hết. Nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của các công trình nghiên cứu đã mang lại hiệu quả kinh tế, tìm ra hướng đi phù hợp và đúng đắn cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thủy cầm Việt Nam và góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.

Tuy nhiên chăn nuôi vịt trên các bãi biển, trong điều kiện nước mặn cho đến nay chỉ có một vài công trình nghiên cứu về khả năng sản xuất của các giống vịt nước ngọt nuôi tại các tỉnh ven biển. Trước những năm 1970 của thế kỷ trước, đàn vịt ở nước ta chủ yếu là các giống vịt nội như vịt Cỏ (vịt tàu), vịt Ô môn, vịt Bầu và vịt Bắc Kinh (Lương Tất Nhợ, 1993). Những năm sau 1970, một số giống vịt ngoại được nhập vào nước ta như vịt Anh Đào (nhập năm 1975 và 1985); vịt CV Super M (1989; 1990); vịt Khaki campbell (1990, 1991) (Nguyễn Thiện và Lê Xuân Đồng, 1993) và cũng kể từ đó đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống về thuỷ cầm.

Lương Tất Nhợ (1993), các công trình nghiên cứu về thuỷ cầm trong thời gian này chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực như nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất, nhân thuần, chọn lọc giống (Hoàng văn Tiệu và cs., 1993). Những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho thuỷ cầm ở nước ta không nhiều và tập trung vào một số hướng chính như: Nghiên cứu khai thác và tạo nguồn thức ăn; nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng.

Khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm, tác giả Trịnh Xuân Cư (1999) có quan điểm như sau: Về vấn đề năng lượng trong khẩu phần, có thể chọn một khoảng giới hạn năng lượng nhất định, mà trong khoảng đó, gia cầm tự điều chỉnh được nhu cầu năng lượng. Không cần tìm mức năng lượng tối ưu, mà chỉ cần “ tối ưu hoá” về mặt kinh tế (thay đổi thành phần nguyên liệu để thức ăn có giá thành thấp). Tác giả khuyến cáo: Đối với gà broiler năng lượng trong khẩu phần ở mức 3000 - 3100 - 3200 kcal/ kg thức ăn, tương ứng với 3 giai đoạn nuôi; 0 - 3; 4 - 5; >5 tuần tuổi.

Theo tác giả Lã Văn Kính (1995), thì khả năng sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn của gà được tăng lên, khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần

từ 2850 kcal lên 3000 và 3150 kcal/kg thức ăn, song tốc độ sinh trưởng không được cải thiện khi mức năng lượng của thức ăn tăng lên 3200; 3300 và 3400 kcal/kg thức ăn.

Tác giả Hồ Lam Sơn và cs. (2001) cho rằng vào mùa hè trong điều kiện stress nhiệt thì năng lượng trong khẩu phần của gà thịt là 3200 kcal/kg thức ăn với tỷ lệ lysine/ năng lượng là 0,403%/Mcal sẽ cho sinh trưởng là tốt nhất.

Phùng Đức Tiến và cs. (2003), đã khuyến cáo về mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần cho vịt ngan sinh sản và nuôi thịt là 2900, 2850, 2800, 2700, 2750, 2800 kcal/kg và 200, 190, 180, 140, 160, 180g/kg tương ứng với các giai đoạn 0 - 4; 5 - 8; 9 - 12; 13 - 20; 21 - 24 và trên 24 tuần tuổi.

Lê Thị Phiên và cs. (2002), trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo: Mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần cho vịt CV Super M trong các giai đoạn: vịt con, hậu bị và đẻ trứng: 2890 kcal/kg và 200g/kg; 2890 kcal/kg và 155 g/kg; 2700 kcal/kg và 185 g/kg.

Lê Xuân Thọ và Nguyễn Đức Trọng (2005) khi khảo sát ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần cho vịt CV Super M dòng trống và dòng mái đã cho thấy, yêu cầu hàm lượng protein thô trong khẩu phần của vịt dòng trống luôn cao hơn dòng mái 1% trong tất cả các giai đoạn từ vịt con, hậu bị và đẻ trứng.

Phùng Đức Tiến và cs. (2003), khi xác định tỷ lệ axit amin (lysine, methionine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt, ngan Pháp siêu nặng lấy thịt đã bố trí thí nghiệm bổ sung mức lysine: 1; 0,8; 0,8%; mức methionine: 0,5; 0,4; 0,4% và mức lysine 1,15; 0,92; 0,88%; mức methionine: 0,55; 0,44; 0,44% ở mức protein 22; 20; 18% ứng với các giai đoạn 0 - 4; 5 - 8; 9 - 12 tuần tuổi trong khẩu phần thức ăn cho ngan Pháp nuôi thịt cho kết quả cao: Tỷ lệ nuôi sống đạt 98,3%. Khối lượng cơ thể 3601,7 - 3622,7g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp 3,03kg.

Trần Quốc Việt và Ninh Thị Len (2003), khi nghiên cứu xác định nhu cầu Ca và P của vịt Triết Giang giai đoạn đẻ trứng đã cho thấy, trong điều kiện được ăn tự do, mức Ca và P dễ hấp thu thích hợp phụ thuộc vào hàm lượng năng lượng và protein trong khẩu phần. Đối với khẩu phần có 2650 kcal/kg và 170g protein thô/kg thì mức Ca và P dễ hấp thu là 3,25 và 0,45% tương ứng, nhưng với khẩu phần có 2850 kcal/kg và 190 g/kg thì mức Ca và P thích hợp là 3,5 và 0,5%.

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi thương phẩm. - Vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi sinh sản.

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên - Viện Chăn nuôi.

3.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1/2016 – 2017.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi sinh sản.

(Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng qua các tuần tuổi, tỷ lệ đẻ, một số chỉ tiêu ấp nở,...).

- Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn cho của vịt Biển 15 – Đại Xuyên nuôi thịt.

(Tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, một số chỉ tiêu giết mổ, hoạch toán sơ bộ hiệu quả chăn nuôi).

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.3.1.1. Trên đàn vịt sinh sản

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh theo mô hình một nhân tố với 8 lô thí nghiệm. Giai đoạn giai đoạn vịt con từ 0 – 8 tuần tuổi cho ăn khẩu phần với 2 mức protien là 20 và 21%, giai đoạn vịt hậu bị từ 9 – 21 tuần tuổi cho ăn khẩu phần với 2 mức protien là 14 và 15%, giai đoạn vịt sinh sản từ 22 – 74 tuần tuổi cho ăn khẩu phần với 2 mức protien là 17 và 18%, gồm 960 con vịt Biển 15 - Đại Xuyên 1 ngày tuổi, tổng số 8 lô thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi lô lặp lại 3 lần, mỗi ô gồm (8 trống + 32 mái); (24 trống + 96 mái/lô). Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.1. Sơ đồ thiết kế thí nghiệm Chỉ tiêu Lô 1 (20-14- 17%) Lô 2 (20-14- 18%) Lô 3 (20-15- 17%) Lô 4 (20-15- 18%) Lô 5 (21-14- 17%) Lô 6 (21-14- 18%) Lô 7 (21-15- 17%) Lô 8 (21-15- 18%) Giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi, ăn hạn chế

ME (kcal) 2850

Pr thô 20 20 20 20 21 21 21 21

Giai đoạn 9 - 21 tuần tuổi, ăn hạn chế

ME (kcal) 2850

Pr thô 14 14 15 15 14 14 15 15

Giai đoạn sinh sản 22 - 74 tuần tuổi, ăn tự do ở ban ngày

ME (kcal) 2850

Pr thô 17 18 17 18 17 18 17 18

Ghi chú: ME: năng lượng trao đổi, Pr: protein thô

Vịt thí nghiệm sử dụng thức ăn hỗn hợp của Công ty TNHH cám Giang Hồng với khẩu phần trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng

Chỉ tiêu Giai đoạn vịt từ

0-8 tuần tuổi Giai đoạn vịt từ 9-21 tuần tuổi Giai đoạn vịt từ 22-74 tuần tuổi Protein (%) 20 21 14 15 17 18 ME (Kcal/kg) 2850 Canxi (%) 0,1 0,1 2,5 Phot pho (%) 1,0 1,0 1,5 Lysin (%) 0,65 0,65 0,60 Methionin - Cystine (%) 0,3 0,3 0,5 Xơ thô (%) 8,0 8,0 8,0 Độ ẩm (%) 14,0 14,0 14,0

Vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi để sinh sản ở các lô được cho ăn hạn chế với định lượng dưới đây:

Bảng 3.3. Định mức thức ăn hàng ngày của vịt sinh sản

Ngày tuổi g/con/ngày Ngày tuổi g/con/ngày

1 4 19 76 2 8 20 80 3 12 21 84 4 16 22 88

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)