Các chỉ tiêu theo dõi trên đàn vịt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên (Trang 47)

3.4.1. Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn vịt sinh sản

3.4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống

Có thể tính tỷ lệ nuôi sống theo từng giai:

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con còn sống đến cuối kỳ x 100 Số con đầu kỳ

3.4.1.2. Khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi

Cân vào một thời điểm nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một. Đối với vịt mới nở (1 ngày tuổi) cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g.

Khi vịt < 500g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g. Khi vịt > 500g, cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 10g. 3.4.1.3. Tuổi thành thục sinh dục

Tuổi thành thục sinh dục của một cá thể vịt là thời gian từ khi vịt mới nở đến khi đẻ quả trứng đầu tiên. Đối với một đàn vịt, tuổi thành thục sinh dục là tuổi của đàn vịt khi có tỷ lệ đẻ 5%. Tuổi trưởng thành được tính đến khi khối lượng vịt đạt cao nhất và ổn định.

3.4.1.4. Tỷ lệ đẻ

Hàng ngày, đếm chính xác số lượng trứng đẻ ra, số trứng được chọn ấp và số vịt mái có mặt. Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giống được xác định theo công thức:

Tỷ lệ đẻ (%) =

Tổng số trứng đẻ ra trong tuần (quả)

x 100 Tổng số lượt mái có mặt trong tuần (con)

3.4.1.5. Năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ

Vịt Biển 15 - Đại xuyên được theo dõi năng suất trứng đến 52 tuần đẻ. Năng suất trứng (quả/mái) = Tổng trứng đẻ ra trong kỳ (quả)

Số mái bình quân có mặt trong kỳ (con) 3.4.1.6. Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng

TTTĂ/10 quả trứng =

Tổng thức ăn thu nhận (kg)

x 10 Tổng số trứng được đẻ ra (quả)

3.4.1.7. Tỷ lệ trứng giống

Tiến hành chọn trứng giống sau mỗi ngày thu nhặt trứng. Chọn những quả trứng đủ tiêu chuẩn: có khối lượng trung bình, không dị dạng, bề mặt vỏ đều, cân đối...

Tỷ lệ trứng giống (%) =

Số trứng đạt tiêu chuẩn, được chọn ấp (quả)

x 100 Số trứng đẻ ra (quả)

+ Tỷ lệ trứng có phôi (tỷ lệ thụ tinh)

Trứng có phôi xác định bằng phương pháp soi trứng sau 7 ngày ấp, tỷ lệ trứng có phôi được tính theo công thức.

Tỷ trứng có phôi (%) = Số trứng có phôi (quả) x 100 Số trứng đẻ ra (quả)

+ Tỷ lệ nở

Tỷ lệ nở thường được tính bằng các công thức sau

TL nở/trứng ấp (%) = Số vịt nở ra (con) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

TL nở/ trứng có phôi (%) = Tổng số vịt nở (con) x 100 Số trứng có phôi (quả)

Tỷ lệ nở loại I/trứng ấp (%) = Tổng số vịt nở loại I (con) x 100 Số trứng đưa vào ấp (quả)

3.4.1.8. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng trứng

Xác định chất lượng trứng bằng cách khảo sát: cân, đo và tính toán. Khối lượng trứng trung bình = Tổng khối lượng trứng cân được

Tổng số trứng cân được (quả) + Chỉ số hình dạng của trứng

Chỉ số hình thái được tính bằng công thức:

Chỉ số hình thái = D (mm) d (mm) Trong đó: D: đường kính lớn;

d: đường kính nhỏ của trứng. + Chất lượng trứng

Chất lượng trứng hay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như + Tỷ lệ lòng đỏ

Tỷ lệ lòng đỏ (%) = Khối lượng lòng đỏ (g) x100 Khối lượng trứng (g)

+ Tỷ lệ lòng trắng Tỷ lệ lòng trắng (%) = Khối lượng lòng trắng (g) x100 Khối lượng trứng (g) + Tỷ lệ vỏ Tỷ lệ vỏ (%) = Khối lượng vỏ (g) x100 Khối lượng trứng (g) + Chỉ số lòng đỏ

Bằng các dụng cụ chuyên dùng để được chiều cao của lòng đỏ (H) và đường kính của nó (D), từ đó xác định được chỉ số lòng đỏ (CSLĐ) tính theo công thức:

Chỉ số lòng đỏ = H (mm) D (mm)

Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số này càng cao càng tốt, trứng vịt tươi chỉ số này là 0,4 - 0,5. Chỉ số này thay đổi phụ thuộc vào đặc điểm loài, giống, cá thể, nó giảm dần theo thời gian bảo quản trứng.

+ Chỉ số lòng trắng đặc

Chỉ số lòng trắng đặc là tỷ số giữa chiều cao và đường kính trung bình của lòng trắng đặc, có thể tính bằng công thức:

Chỉ số lòng trắng đặc = 2H (mm) D +d (mm) Trong đó: H: là chiều cao của lòng trắng đặc; D: là đường kính lớn của lòng trắng đặc; d: là đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. + Đơn vị Haugh (Hu)

Ngoài chỉ số lòng trắng, chất lượng của lòng trắng còn được xác định bằng đơn vị Haugh, đây là một đại lượng biểu thị mối quan hệ giữa khối lượng trứng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt. Thực nghiệm cho biết, những quả trứng chênh lệch nhau dưới 8 đơn vị

Haugh thì có chất lượng trứng tương đương nhau. Đơn vị Haugh được xác định trên máy chuyên dụng của Nhật Bản.

Chất lượng trứng được đánh giá theo từng mức đơn vị Haugh như sau:

Chất lượng Rất tốt Tốt Trung bình Xấu

Đơn vị Haugh 80 - 100 79 - 65 64 - 55 < 55

3.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu trên đàn vịt nuôi thương phẩm

3.4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số vịt còn sống đến cuối kỳ (con) x 100 Số con đầu kỳ (con)

3.4.2.2. Khả năng sinh trưởng + Sinh trưởng tích luỹ

Sinh trưởng tích lũy chính là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi (thường xác định theo tuần tuổi).

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A)

A là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát, đó là hệ quả được rút ra khi tính toán số liệu thu được từ sinh trưởng tích lũy. Xác định A theo từng tuần tuổi và tính trung bình mỗi ngày trong tuần.

A tính bằng g/con/ngày theo công thức. A = P2 –P1

T2 – T1 P1 là khối lượng cơ thể tại thời điểm T1 (g); P2 là khối lượng cơ thể tại thời điểm T2 (g); T1 là thời điểm khảo sát đầu (ngày);

T2 là thời điểm khảo sát sau (ngày). + Sinh trưởng tương đối (R%)

Sinh trưởng tương đối là khối lượng tăng lên tương dối của lần cân sau so với lần cân trước, được xác định theo từng tuần. Đơn vị tính của Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%).

R (%) = P1 – P2 x100 (P1 +P2)/2

P1 là khối lượng khảo sát ở giai đoạn trước (g); P2 là khối lượng khảo sát ở giai đoạn sau (g). 3.4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận (LTĂTN)

LTĂTN (g/con/ngày) = LTĂ cho vịt ăn (g) – LTĂ thừa (g) Số đầu vịt(con)

3.4.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)

Là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.

Hiệu quả sử dụng thức ăn = Lượng thức ăn thu nhận (kg) Khối lượng tăng (kg)

Chi phí TĂ/kg khối lượng (đ) = Hiệu quả sử dụng thức ăn x Giá thức ăn 3.4.2.5. Mổ khảo sát chất lượng thịt

Mổ khảo sát lúc 8,9 và 10 tuần tuổi, mỗi lô 3cá thể trống và 3cá thể mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của đàn.

+ Tỷ lệ thân thịt (%)

Tỷ lệ thân thịt = Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng sống (g)

+ Tỷ lệ thịt đùi (%)

Xác định tỷ lệ thịt đùi: tách đùi + cẳng trái ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn ra.

Tỷ lệ thịt đùi = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỷ lệ thịt ngực (%)

Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân.

Tỷ lệ thịt ngực = Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%)

Tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực = Khối lượng thịt đùi + thịt ngực (g) x 100 Khối lượng thân thịt (g)

+ Tỷ lệ mỡ bụng Tỷ lệ mỡ bụng =

Khối lượng mỡ bụng (g)

x 100 Khối lượng thân thịt (g)

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học Excel và Minitab 16.0,phân tích phương sai một nhân tố bằng ANOVA.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀO THẢO LUẬN

4.1. TRÊN ĐÀN VỊT SINH SẢN 4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống 4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi gia cầm nói riêng. Nếu đàn vịt có tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, khi bước vào giai đoạn đẻ sẽ có sức sống tốt và năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ nuôi sống không những là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn vịt mà còn phản ánh khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường. Tỷ lệ nuôi sống được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi

n=120; đvt: % Tuần tuổi Lô 1 (20-14- 17%) Lô 2 (20-14- 18%) Lô 3 (20-15- 17%) Lô 4 (20-15- 18%) Lô 5 (21-14- 17%) Lô 6 (21-14- 18%) Lô 7 (21-15- 17%) Lô 8 (21-15- 18%) 1 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2 99,38 99,38 98,75 99,38 99,38 98,75 98,13 97,50 4 98,13 98,13 98,75 96,88 96,88 98,13 97,50 97,50 6 97,50 98,13 96,88 96,25 95,00 98,13 97,50 95,63 8 96,88 98,13 93,13 96,25 92,50 97,50 95,63 95,00 10 96,25 97,50 93,13 96,25 92,50 97,50 95,63 95,00 12 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 95,63 100,00 14 100,00 99,35 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 16 99,35 100,00 100,00 100,00 99,32 100,00 95,35 100,00 18 100,00 99,35 99,33 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 20 97,38 99,35 99,33 99,34 99,32 100,00 100,00 100,00 0-8 96,88 98,13 93,13 96,25 92,50 97,50 95,63 95,00 0-20 93,13 95,63 92,50 93,75 91,88 96,25 95,00 93,75

Qua bảng trên cho thấy vịt thí nghiệm nuôi với các chế độ dinh dưỡng khác nhau có tỷ lệ nuôi sống cao qua các tuần tuổi. Ở giai đoạn vịt con, các giống vịt mới nhập về thường có tỷ lệ nuôi sống nhỏ hơn 95% vì chưa thích nghi được với điều kiện ngoại cảnh và môi trường mới, vịt con có sức đề kháng chưa cao, trong giai đoạn mọc và thay lông thường yếu hơn bình thường dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao.

Giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi lô 6 có tỷ lệ nuôi sống cao hơn là 96,25% và lô 5 có tỷ lệ nuôi sống thấp hơn là 91,88%; lô 1; lô 2; lô 3 và lô 4 có tỷ lệ nuôi sống tương ứng là 93,13%; 95,63%; 92,50% và 93,75%; lô 7; lô 8 lần lượt là: 95%; 93,75%. Như vậy mức protein không có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi.

Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), khi nghiên cứu trên vịt Star76 (ST3, ST4) cho biết giai đoạn từ 0 – 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của vịt ST3 thế hệ 1,2,3 đạt từ 91,11 – 95,33; tỷ lệ nuôi sống của vịt ST4 ở 3 thế hệ đạt từ 96 – 97,19%.

Phùng Đức Tiến và cs. (2008) cho biết tỷ lệ nuôi sống của vịt SM3 nhập nội nuôi tại Cẩm Bình giai đoạn vịt con và hậu bị là 97,58% - 98,67%. Vịt Star 53 nhập nội có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt con và hậu bị là 96,59% - 98,62%.

Nguyễn Thị Minh và cs. (2001), nghiên cứu trên vịt Cỏ màu cánh sẻ, có tỷ lệ nuôi sống từ 96,5 - 98,3%.

Theo Nguyễn Hồng Vĩ (2001), tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị của vịt Khaki Campell nuôi theo phương thức nuôi trên khô không cần nước bơi lội là 98,9 – 100%. Kết quả này cao hơn vịt CV2000 nuôi tại Trại Vigova có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị là 97,61% (Nguyễn Văn Bắc, 2005).

Vịt Khaki Campell nuôi chăn thả tại Bắc Thái có tỷ lệ nuôi sống giai đoạn vịt hậu bị là 98,55% (Trần Thanh Vân, 1998).

4.1.2. Khối lượng cơ thể của vịt

Đối với vịt sinh sản, khối lượng cơ thể ở giai đoạn vịt con, vịt hậu bị là rất quan trọng, nó phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở giai đoạn hậu bị có hợp lý hay không và chúng liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản. Kết quả theo dõi về khối lượng cơ thể của vịt Biển 15 - Đại Xuyên được thể hiện trong bảng 4.2:

Bảng 4.2 Khối lượng của vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi

n=30; đvt: g

TT

Lô1(20-14-17%) Lô2(20-14-18%) Lô3(20-15-17%) Lô4(20-15-18%) Lô5(21-14-17%) Lô6(21-14-18%) Lô7(21-15-17%) Lô8(21-15-18%)

Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD

1NT 53,04 ±0,35 52,355 ±0,41 52,77 ±0,69 51,625 ±0,33 5,257 ±0,31 52,42 ±0,49 51,96 ±0,86 52,23 ±0,78 2 332,50 ±13,22 352,14 ±5,08 348,8 ±23,20 350,51 ±7,22 342,32 ±13,89 349,63 ±1,24 349,34 ±9,92 356,76 ±12,75 4 829,7 ±40,30 854,49 ±7,51 841,8 ±20,90 853,6 ±50,4 842,1 ±17,5 847,65 ±8,35 844,16 ±2,94 850,2 ±19,3 6 1417,7 ±62,90 1404,7 ±21,4 1467,6 ±7,50 1494,8 ±2,40 1411,2 ±9,16 1481,2 ±9,30 1445,1 ±48,1 1479,7 ±15,6 8 1718,49b ±7,901 1718,34b ±28,4 1703,33b ±4,70 1723,33b ±2,70 1784,12ab ±1,57 1777,09b ±2,78 1753,29b ±17,7 1799,33b ±40,7 10 2028,8 ±79,50 2076,0 ±85,1 2034,7 ±13,01 2060,3 ±1,13 2052,4 ±33,41 2047,5 ±18,10 2081,5 ±41,2 2078,0 ±31,0 12 2156,4 ±78,10 2209,2 ±14,4 2147,3 ±4,87 2120,5 ±1,46 2182,8 ±37,31 2133,9 ±18,90 2202,8 ±28,2 2229,5 ±39,8 14 2303,3 ±70,50 2344,1 ±77,0 2281,8 ±17,20 2278,6 ±35,20 2337,2 ±9,81 2280,2 ±2,28 2356,0 ±26,6 2361,0 ±22,0 16 2427,1 ±57,20 2427,5 ±84,1 2393,1 ±25,01 2379,8 ±41,70 2427,3 ±0,21 2386,4 ±9,36 2441,0 ±19,3 2460,9 ±53,3 18 2520,6 ab ±25,20 2521,2 ab ±10,0 2500,5abc ±15,30 2460,6c ±25,20 2519,3ab ±16,1 2473,8bc ±25,01 2500,0abc ±23,6 2536,6a ±17,6 20 2543,9 ±64,01 2531,2 ±14,6 2513,8 ±73,70 2483,9 ±49,70 2537,6 ±8,96 2498,8 ±21,1 2526,7 ±154,0 2554,9 ±42,4 VĐ 2638,4 ±56,70 2617,8 ±13,7 2592,0 ±65,90 2573,6 ±57,60 2628,1 ±14,60 2582,8 ±13,6 2614,4 ±19,3 2643,0 ±63,4

Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.

Đồ thị 4.1. Khối lượng vịt qua các tuần tuổi

Qua bảng trên cho thấy khối lượng vịt thí nghiệm lúc 01 tuần tuổi đến 20 tuần tuổi hàm lượng protein khẩu phần có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể vịt ở tuần tuổi 18 (P < 0,05), khối lượng vịt có xu hướng tăng qua các tuần tuổi. Kết thúc 20tuần tuổi, vịt thí nghiệm nuôi với lô 8 cho khối lượng là 2554,9kg, cao hơn hơn so với vịt nuôi ở các lô 1; lô 2; lô 3; lô 4; lô 5; lô 6 và lô 7 đạt lần lượt là 2543,9g; 2531,2g; 2513,8g; 2537,6g; 2498,8g; 2526,7g và lô 4 có khối lượng thấp nhất là 2483,9g.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ban (2000) cho thấy khối lượng cơ thể vịt mái Cỏ trắng ở 10 tuần tuổi là 128,71g; ở 20 tuần tuổi là 1200,30g. Các theo dõi của Nguyễn Thị Minh và cs. (2011), cho biết: Vịt Cỏ màu cách sẻ nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên qua 5 thế hệ có khối lượng lúc mới nở tương ứng là: 40,8; 41,7; 42,1; 40,5 và 39,4 lúc vào đẻ tương ứng là: 1541g; 1530g; 1542g; 1520g và 1647,5g. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2011), vịt Đại Xuyên PT thế hệ 1 có khối lượng ở 8 tuần tuổi của vịt trống và vịt mái lần lượt là 1759,57g và 1645,43g; ở thế hệ 2 vịt có khối lượng 8 tuần tuổi là 1802,3g đối với trống và 1706,67g đối với mái. Như vậy vịt Đại Xuyên PT khối lượng 8 tuần tuổi thấp hơn so với vịt Biển 15 – Đại Xuyên.

Theo Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs. (2011), vịt Bầu Bến và vịt Đốm có khối lượng 8 tuần tuổi là 1220,1g và 1355,4g; khối lượng lúc 22 tuần tuổi là 1842,6g và 1876,4g; thấp hơn nhiều so với khối lượng của vịt Biển 15 – Đại Xuyên.

Như vậy vịt Biển 15 – Đại Xuyên có khối lượng cơ thể trung gian giữa vịt kiêm dụng và vịt siêu thịt, tốc độ sinh trưởng nhanh.

4.1.3. Tuổi đẻ và khối lượng vào đẻ

Tuổi thành thục sinh dục là một tính trạng di truyền có ảnh hưởng đến năng suất trứng của vịt. Tuổi thành thục sinh dục được tính từ khi vịt nở ra đến bắt đầu đẻ trứng đầu tiên. Đối với đàn vịt cùng tuổi, tuổi thành thục sinh dục của cả đàn được quy định là tuổi đẻ 5% trong đàn. Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào giống, dòng, chế độ dinh dưỡng, mùa vụ nở ra con, kỹ thuật cho ăn hạn chế…

Qua bảng 4.3 cho thấy tuổi đẻ 5% giữa các lô tương đương nhau dao động từ: 154 - 160 ngày, tuổi đẻ 50% lô 1; lô 2; lô 3 và lô 4 tương ứng là: 181; 180; 182 và 183 ngày; lô 4; lô 5; lô 6; lô 7 và lô 8 lần lượt là: 187; 186; 185 và 186 ngày.

Khối lượng trứng và khối lương cơ thể vịt ở 8 lô thí nghiêm ở tỷ lệ đẻ 5%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)