Phần 4 Kết quả vào thảo luận
4.2. Trên đàn vịt thương phẩm
4.2.3. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của vịt thí nghiệm
Sinh trưởng là yếu tố rất quan trọng để đánh giá giá trị giống. Trên cơ sở theo dõi khối lượng cơ thể vịt ở các tuần tuổi chúng tôi đã xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn vịt thí nghiệm ở các tuần tuổi khác nhau.Trong chăn nuôi gia cầm với mục tiêu để sản xuất thịt, tốc độ sinh trưởng nhanh dường như là một mục tiêu cơ bản, nhưng để có được tốc độ sinh trưởng nhanh, thường kéo theo chi phí cao (chi phí thức ăn, đặc biệt là chi phí cho phòng bệnh và rủi ro) (Morriss, 2004).
Bảng 4.11. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt qua các tuần tuổi
n=90; đvt: g/con/ngày TT
Lô 1(21-19%) Lô2(21-18%) Lô 3(20-19%) Lô 4 (20-18%)
Mean Cv (%) Mean Cv (%) Mean Cv (%) Mean Cv (%)
1 14,97 2,51 14,35 6,85 13,37 2,83 13,49 5,95 2 26,47a 7,22 27,0ab 2,33 25,49b 0,65 25,61ab 4,01 3 51,44 2,61 50,45 4,29 46,30 2,05 47,04 5,03 4 57,78 5,05 59,77 6,42 55,36 5,35 54,03 4,48 5 53,52 4,42 52,36 5,15 54,23 5,38 49,63 6,36 6 44,59 12,57 46,48 1,16 47,95 10,21 43,47 3,82 7 34,90 23,35 36,87 12,30 35,51 8,43 33,74 2,54 8 28,82 2,44 29,00 15,48 29,99 10,40 28,19 9,78 9 21,65 24,16 23,22 10,13 22,43 25,52 22,31 20,23 10 20,24 28,71 19,99 1,92 18,98 33,13 19,59 36,37 0-10 36,43 11,30 36,94 6,60 36,01 10,40 34,61 9,86
Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 6, đạt cao nhất rồi giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia cầm, ở 4 tuần tuổi lô 2 có tốc độ sinh trưởng cao nhất là 59,77g thấp nhất ở lô 4: 54,63g, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Đồ thị 4.4. Tốc độ sinh trưởng tuyệt của vịt qua các tuần tuổi
Qua bảng kết quả bảng trên cho thấy trung bình trong cả kỳ sinh trưởng tuyệt đối của vịt Biển 15 - Đại Xuyên ở lô 2 là cao nhất: 36,94%; lô thấp nhất là lô 4: 34,61%; các lô 1 và lô 3 lần lượt là 36,43% và 36,01%, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Theo Hoàng Văn Tiệu và cs. (2009), sinh trưởng tuyệt đối của của các công thức lai trên vịt SM từ 4 – 6 tuần tuổi là 67,99 – 72,82 g/con/ngày. Như vậy vịt Biển 15 – Đại Xuyên có mức sinh trưởng tuyệt đối thấp hơn.
Kết quả bảng trên cho thấy tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt ở các lô thí nghiệm qua các tuần tuổi tăng dần từ 1 - 4 sau đó giảm dần. Kết quả sinh trưởng phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo từng giai đoạn của gia cầm. Giai đoạn đầu vịt con mới nở tăng trọng chậm sau đó tăng trọng nhanh và đạt đỉnh cao ở 1 thời gian nhất định phụ thuộc vào từng dòng, giống khác nhau.
Theo Lương Tất Nhợ (1994), tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của vịt CV. Super M bố mẹ giai đoạn vịt con 4 tuần tuổi là 45g/con/ngày, sinh trưởng tương đối là 35,65%, đến 8 tuần tuổi tương ứng là 25,57g/con/ngày và 8,19%. Kết quả ở vịt CV Super M dòng trống ở 4 tuần tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 51,14g/con/ngày, tốc độ sinh trưởng tương đối là 40,86%, đến 8 tuần tuổi tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 22,57g/con/ngày, tốc độ sinh trưởng tương đối 7,12%; vịt dòng mái có kết quả tương ứng ở 4 tuần tuổi là 37,0g/con/ngày, 34,97%, ở 8 tuần tuổi là 22,0g/con/ngày và 8,01%. Kết quả trên tương đương với kết quả của vịt Biển 15 – Đại Xuyên.
Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể, chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh, tốc độ sinh trưởng của vịt đực thì cao hơn so với vịt mái trong cùng một chế độ nuôi dưỡng và cùng tuần tuổi. Theo Lương Tất Nhợ (1994), nghiên cứu về sinh trưởng của vịt CV-Super M trong các điều kiện chăn nuôi ở đồng bằng sông Hồng cho biết: tốc độ sinh trưởng của vịt CV-Super M bố mẹ ở giai đoạn vịt 4 tuần tuổi có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối là 45 g/con/ngày, tốc độ sinh trưởng tương đối là 35,65%; ở 8 tuần tuổi là 25,57 g/con/ngày và 8,19%. Kết quả nghiên cứu của vịt CV-Super M dòng ông ở 4 tuần tuổi tương ứng là 51,14 g/con/ngày và 40,86 % đến 8 tuần tuổi tương ứng là 22,57 g/con/ngày và 7,12%; dòng bà ở 4 tuần tuổi là 37 g/con/ngày và 34,97% đến 8 tuần tuổi là 22 g/con/ngày và 8,01%.
Bảng 4.12. Sinh trưởng tương đối của vịt qua các tuần tuổi
n=90; đvt: %
TT Lô 1 (21-19%) Lô 2 (21-18%) Lô 3 (20-19%) Lô 4 (20-18%)
Mean Cv (%) Mean Cv (%) Mean Cv (%) Mean Cv (%)
1 99,80 2,07 97,98 3,27 94,58 0,96 94,18 3,30 2 74,05 4,72 76,65 1,93 75,95 1,01 75,61 3,59 3 68,90 1,28 68,05 1,38 66,65 0,52 66,99 4,68 4 44,72 6,35 46,25 5,61 46,02 4,96 45,11 2,32 5 28,93 3,96 28,29 7,14 30,97 5,47 28,67 6,96 6 19,04 11,27 19,80 2,35 21,20 9,89 19,79 4,77 7 12,76 24,13 13,33 12,14 13,26 9,17 13,06 2,44 8 7,80b 3,13 9,36ab 13,80 9,97ab 9,61 9,75a 10,46 9 6,64 24,32 6,92 10,28 6,84 24,12 7,09 19,93 10 5,82 28,08 5,60 2,61 5,48 34,32 5,84 36,40 0-10 36,85 10,93 37,22 6,05 37,09 10,00 36,61 9,49
Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê
với P < 0,05.
Qua bảng kết quả bảng trên cho thấy trung bình trong cả kỳ sinh trưởng tương đối của vịt biển 15 Đại Xuyên ở lô 2 là cao nhất: 37,23%; lô thấp nhất là lô 4: 36,61%; các lô 1 và lô 3 lần lượt là 36,86% và 37,09%, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tốc độ sinh trưởng tương đối của vịt Biển 15 - Đại Xuyên giảm dần qua các tuần tuổi, tuần đầu đạt 99,8% sau 10 tuần tỷ lệ chỉ còn 5,48%. Kết quả này cũng
hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của gia cầm, đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hình Hypebol.
Như vậy để đạt hiệu quả kinh tế cao ở vịt Biển 15 - Đại Xuyên nuôi thịt cần phải xác định thời gian mổ hợp lý, theo nghiên cứu của chúng tôi vịt Biển 15 - Đại xuyên nên giết mổ vào thời gian 8 tuần tuổi vì thời gian nuôi kéo dài sẽ giảm hiệu quả kinh tế.
Đồ thị 4.5. Tốc độ sinh trưởng tương của vịt qua các tuần tuổi 4.2.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn 4.2.4. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn
Tiêu tốn thức ăn là một chỉ tiêu quan trọng chăn nuôi nói chung và chăn nuôi vịt nói riêng, nó quyết đinh giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Mục tiêu trong chăn nuôi vịt là đàn vịt có tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn /khối lượng cơ thể thấp. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.13.
Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như lượng thức ăn ăn vào phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của vịt. Vịt có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể thấp thì khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi đều cao, ở các giai đoạn khác nhau thì hiệu quả sử dụng thức ăn cũng khác nhau giữa các đàn gà thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.13.
Qua bảng 4.13 cho thấy lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn của vịt Biển 15 - Đại xuyên ở các lô tăng dần qua các tuần tuổi, tuổi vịt càng cao mức tiêu tốn thức ăn cho tăng trọng khối lượng cơ thể ngày càng lớn Tuần đầu thu
nhận thức ăn thấp nhất là 11,69g/con/ngày sau đó tăng dần tới 174,38g/con/ngày ở tuần tuổi thứ 10 ở các lô thí nghiệm.
Bảng 4.13. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần tuổi
n=3; đvt: g/con/ngày
Tuần tuổi Lô 1 (21-19%) Lô 2 (21-18%) Lô 3 (20-19%) Lô 4 (20-18%)
Mean Mean Mean Mean
1 11,69b 11,72b 13,49a 13,81a 2 48,71a 48,17ab 46,24b 46,03b 3 69,17a 68,72a 65,28b 63,97b 4 103,97 106,96 117,04 117,04 5 129,41 112,84 124,1 119,48 6 140,99 135,98 144,25 137,7 7 154,18 147,63 150,95 138,28 8 134,39 131,2 134,47 119,66 9 150,83 154,95 148,89 161,41 10 162,95 173,06 174,38 157,77 0 – 4 58,39 58,89 60,51 60,21 5 – 10 145,46 142,61 146,17 139,05 0 – 10 139,53 137,52 142,01 135,91
Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Ở giai đoạn 0 - 4 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn của vịt Biển 15 - Đại xuyên ở lô 3 là cao hơn: 60,51g/con/ngày; lô thấp hơn lô 1: 58,39g/con/ngày; lô 2 và lô 4 có lương tiêu tốn thức ăn tương ứng là: 58,89g/con/ngày và 60,21g/con/ngày.
Ở giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn của vịt Biển 15 - Đại xuyên ở các lô; lô 2; lô 3 và lô 4 tương ứng là: 139,53g/con/ngày; 137,52g/con/ngày; 142,01g/con/ngày và 135,91g/con/ngày.
Bảng 4.14. Hiệu quả sử dụng thức ăn(tiêu tốn thức ăn/tăng kg kl) (n=3)
TT Lô 1 (21-19%) Lô 2 (21-18%) Lô 3 (20-19%) Lô 4 (20-18%)
Mean Cv (%) Mean Cv (%) Mean Cv (%) Mean Cv (%)
1 0,78b 2,74 0,82b 8,42 1,01a 4,02 1,03a 6,14 2 1,84 5,51 1,78 4,15 1,81 1,91 1,8 3,49 3 1,35 1,7 1,36 6,18 1,41 3,78 1,36 5,08 4 1,80ab 8,13 1,80b 3,75 2,12ab 8,96 2,14a 3,21 5 2,42 8,59 2,16 6,37 2,29 1,45 2,41 3,88 6 3,18 6,4 2,93 1,38 3,03 10,73 3,17 2,14 7 4,6 26,42 4,02 5,8 4,28 10,43 4,1 6,74 8 5,64a 5,87 4,58ab 12,89 4,50ab 5,89 4,29b 15,49 9 7,35 32,48 6,72 11,14 6,88 21,85 7,28 13,35 10 8,58 32,28 8,65 4,66 9,54 20,06 8,77 33,7 0 - 10 3,17 5,03 3,03 1,51 3,2 1,75 3,18 4,35
Ghi chú: Theo hàng ngang các số mang các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê với P < 0,05.
Kết quả bảng 4.14 cho thấy kết thúc 0 - 10 tuần tuổi đạt hiệu quả sử dụng thức ăn (tiêu tốn thức ăn/kg KL tăng). Khi phân tích thống kê cho thấy các mức protein có ảnh hưởng đến vịt thí nghiệm qua các tuần tuổi (P < 0,05). Giai đoạn 0 - 10 tuần tuổi hiệu quả sử dụng thức ăn ở lô 2 thấp hơn: 3,03kg; cao hơn là lô 3: 3,2kg; và lô 1:3,17kg; lô 4: 3,18kg.
So với mức tiêu tốn thức ăn của vịt thương phẩm lai 4 dòng SM tại trại vịt giống VIGOVA là 2,58kg thức ăn/kg khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi (Dương Xuân Tuyển và cs., 2006) thì kết quả của nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
Đến 8 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn cho sản xuất thịt vịt trong các thí nghiệm của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên của (Nguyễn Ngọc Dụng và cs., 2008) khi nghiên cứu chỉ tiêu này của vịt lai (trống dòng ông x mái dòng bà) có mức tiêu tón thức ăn là 2,62kg thức ăn/kg khối lượng cơ thể.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs. (2008), cho biêt đến 7 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn của vịt T5, T6, T56 là 2,42kg thức ăn /kg khối lượng cơ thể tăng; đến 8 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn tăng lên, tiêu tốn thức ăn của vịt T5 là: 2,79kg; vịt T6 là: 2,80kg; vịt lai T56 là: 2,78kg tiêu tốn thức ăn của vịt SM3 đến 7 tuần tuổi là 2,53kg; đến 8 tuần tuổi tăng lên 2,76 kg thức ăn /kg khối lượng cơ thể tăng.
Lesson et al. (1982), nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của vịt Bắc Kinh giai đoạn 0 - 7 tuần tuổi cho biết vịt trống sử dụng thức ăn quả cao hơn vịt mái tiêu tốn thức ăn của vịt trống là 2,621kg, của vịt mái là 2,83kg.
Tiêu tốn thức ăn của vịt M14 nuôi thương phẩm đến 7 tuần tuổi là 2,39kg thức ăn /1kg khối lượng cơ thể tăng, 8 tuần tuổi là 2,72kg thức ăn/1kg khối lượng cơ thể tăng (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2007).
Giai đoạn từ 8 tuần tuổi trở đi, mặc dù khối lượng cơ thể vẫn tiếp tục tăng, nhưng sinh trưởng chậm, tăng khối lượng trung bình hàng ngày giảm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tăng lên vì vậy nên giết mổ ở 8 tuần tuổi cho hiệu quả chăn nuôi cao nhất.
4.3. KẾT QUẢ MỔ KHẢO SÁT
Nhìn chung, các giống gia cầm chuyên dụng thịt có tính thèm ăn cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, trong giai đoạn cuối của thời kỳ vỗ béo, các chất dinh dưỡng trong thức ăn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu duy trì và tích luỹ mỡ. Bởi vậy, trong điều kiện cho ăn tự do, rất khó để đồng thời đạt được 2 mục tiêu
vừa tăng trọng nhanh lại vừa giảm khả năng tích luỹ mỡ trong cơ thể (Morriss, 2004). Ngan và vịt, do đặc tính loài (bơi lội và kiếm ăn dưới nước) nên tỷ lệ mỡ dưới da rất cao (Scott and Dean, 1991). Chính vì lý do đó mà đã có rất nhiều tác giả có tham vọng tìm ra một chế độ dinh dưỡng thích hợp vừa đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh, vừa giảm thiểu tỷ lệ mỡ thân thịt của ngan và vịt như sử dụng các chất thuộc nhóm β-agonist bổ sung vào thức ăn (Scott and Dean, 1991); sử dụng insulin như một nhân tố kích thích sinh trưởng, giảm tích luỹ mỡ (Farhat et al., 1999) và nuôi hạn chế trong thời gian vỗ béo (Scott and Dean 1991; Fan et al., 2008). Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt chúng tôi tiến hành mổ khảo sát thí nghiệm, mỗi lô là 6 con (3 trống và 3 mái có khối lượng trung bình) và mổ khảo sát ở 8, 9, 10 tuần tuổi. Kết quả của các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt được xác định ở bảng 4.15.
Qua bảng 4.15 cho thấy kết quả mổ khảo sát tuần 8, 9 và 10 giữa các lô ở các chỉ tiêu năng suất thịt có sự sai khác về mặt thống kê (P < 0,05). Khối lượng cơ thể của vịt và tỷ lệ thịt xẻ tăng dần qua các tuần tuổi còn tỷ lệ thịt đùi giẩm dần qua các tuần tuổi; 8 tuần tuổi khối lượng của vịt lô 2: 2265,0g cao hơn các lô còn lại lô 1: 2217,5g; lô 3: 2206,7g và lô 4: 2134,2g và tỷ lệ thịt xẻ lô 1 cao nhất 69,76%; lô thấp nhất là lô 4: 64,8%; lô 2: 67.73%; lô 3: 65,0% (P < 0,05). Lúc 9 tuần tuổi khối lượng của vịt lô 2 : 2395,0g cao hơn các lô 1 : 2379,1g ; lô 3 : 2366,6g và lô 4: 2289,1g, tỷ lệ thịt xẻ lô 1 cao nhất: 70%; lô thấp nhất là: lô 3: 67,4%; lô 2: 68,1% và lô 2: 69,7% (P< 0,05). Tỷ lệ thịt ngực lô 1: 16% cao hơn các lô 2: 14,8%; lô 3: 14% và lô 4: 13,8% (P < 0,05), tỷ lệ thịt đùi ở lô 1: 13,39% cao hơn lô 2:12,27% ; lô 3: 12,71% và lô 4: 12,55% (P < 0,05). Ở 10 tuần tuổi khối lượng lô 4: 2447,5g thấp hơn các lô 3: 2450,8g; lô 2: 2510,0g và lô 1 cao hơn: 2572,5g, tỷ lệ thịt xẻ lô 1: 70,1% cao hơn các lô 2: 68,7%, lô 3: 68,6%, lô 4: 68% (P < 0,05).
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2007), khảo sát trên vịt M14 thế hệ 1, nuôi thương phẩm ở 8 tuần tuổi có tỷ lệ thịt xẻ là 73,05%, thịt đùi là 11,23% và thịt ức là 15,72%. Vịt Biển 15 – Đại Xuyên có tỷ lệ thịt đùi cao hơn, thịt ức và thịt xẻ thấp hơn vịt M14 .
Theo Nguyễn Đức Trọng (2009), một số chỉ tiêu mổ khảo sát vịt kiêm dụng PL2 ở các tuần tuổi 8, 9, 10 lần lượt là: tỷ lệ thịt xẻ 60,9%; 65,2%; 65,9%; tỷ lệ thịt lườn 11,7%; 12,6%; 12,9%; tỷ lệ thịt đùi 15,1%; 14,5%; 12,4%. Vịt Biển 15 – Đại Xuyên có tỷ lệ thịt xẻ và thịt lườn cao hơn, tỷ lệ thịt đùi thấp hơn vịt PL2.
Bảng 4.15. Kết quả mổ khảo sát (n=6)
Chỉ tiêu
Lô 1 (21-19%) Lô 2 (21-18%) Lô 3 (20-19%) Lô 4 (20-18%)
Mean Mean Mean Mean
Mổ khảo sát ở 8 tuần tuổi
Khối lượng sống (g) 2217,5 2265,0 2206,7 2134,2 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 69,76a 67,73ab 65,0ab 64,8b Tỷ lệ thịt đùi (%) 14,6 13,3 13,4 13,7 Tỷ lệ thịt ngực (%) 12,25 12,88 12,07 10,74 Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,91 0,98 1,3 0,78 Tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực (%) 26,85 26,19 25,48 24,44
Mổ khảo sát ở 9 tuần tuổi
Khối lượng sống (g) 2379,1 2395,0 2366,6 2289,1 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 70,0a 69,7a 68,1ab 67,4b Tỷ lệ thịt đùi (%) 13,39b 12,27ab 12,71a 12,55a Tỷ lệ thịt ngực (%) 16,0a 14,8ab 14,0b 13,8b Tỷ lệ mỡ bụng (%) 0,8 1,0 0,9 1,0