Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên (Trang 38 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng

2.2.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn

Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi vịt, theo tính toán chi phí thức ăn thường chiếm 70 - 75% giá thành sản phẩm chăn nuôi, cho nên việc giảm chi phí thức ăn thường được quan tâm hàng đầu của các nhà di truyền chọn giống (Powell, 1989).

Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong chăn nuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm nói riêng và chăn nuôi nói chung...

Đối với gia cầm nuôi thịt thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi. Giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, càng về sau thì tiêu tốn thức ăn càng cao hơn. Hiệu quả sử dụng thức ăn đã được Chambers (1984) cho rằng có mối tương quan với khối lượng cơ thể và tăng trọng là 0,5 - 0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp khoảng - 0,2 đến - 0,8.

Đối với gia cầm sinh sản, thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc cho 1kg trứng. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tính tiêu tốn thức ăn từ khi gia cầm mới nở cho đến khi gia cầm kết thúc 1 năm đẻ. Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà trước hết là giống, dòng, tính biệt, phương thức nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng,...

Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm:

Theo Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993) cho biết tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Anh Đào - Hungari nuôi từ 1 - 60 ngày tuổi ở các thế hệ 1, 2 và 3 tương ứng như sau: 4,2 kg; 3,65 kg; 3,70 kg.

Theo Dương Xuân Tuyển (1998), tiêu tốn thức ăn cả vịt thương phẩm CV- Super M từ 1 đến 8 tuần tuổi trung bình là 2,95 kg. Tiêu tốn thức ăn của vịt CV- Super M dòng trống giai đoạn 1 - 6 tuần tuổi, từ 1 - 7 tuần tuổi và từ 1 đến 8 tuần tuổi lần lượt là 2,31 kg; 2,63 kg; 3,09 kg. Chỉ tiêu này ở dòng mái tương ứng là 2,44 kg; 2,75 kg; 3,2 kg.

Theo Nguyễn Đức Trọng và cs. (2009) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85 kg; tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49 kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ. Vịt M14 dòng M12 ở 7 tuần tuổi là 2,43 kg đến 8 tuần tuổi là 2,59 kg.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993), trên vịt CV-Super M cho biết tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 4,13 - 4,73 kg.

Nguyễn Công Quốc và cs. (1993) cho biết tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của vịt CV-Super M thế hệ 1 ở dòng ông là 4,84 kg, ở dòng bà là 3,26 kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức protein thích hợp trong khẩu phần ăn của vịt biển 15 đại xuyên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)