Vai trò của Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 28)

9. Kết cấu của đề tài

1.2. Vai trò của Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh

tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

- Năng lực giao tiếp của giảng viên toàn trường

Năng lực giao tiếp của giảng viên là bài học sinh động, quý báu để SV học tập, người giảng viên có KNGT tốt sẽ làm cho mình đẹp hơn và được tôn trọng trong mắt SV. Được học hỏi người Thầy vừa có chuyên môn giỏi, vừa có năng lực giao tiếp tốt sẽ là tác nhân gây kích thích lớn lao để SV học tập và phấn đấu.

Các yếu tố chủ quan thuộc về sinh viên

Yếu tố chủ quan là những yếu tố bắt nguồn từ phía bản thân sinh viên. Theo tình hình chung hiện nay thì sinh viên ra trường, bước vào môi trường làm việc yếu về kỹ năng tương tác với người khác, đó chính là KNGT. Có những chuyên ngành SV được học rất nhiều về KNGT, tuy nhiên do ý thức chủ quan trong quá trình học làm cho KNGT của các em không đủ sử dụng sau khi ra trường. Khi được trang bị về các kỹ năng về giao tiếp trong nhà trường, SV chưa chú trọng vấn đề rèn luyện nó vì nghĩ chưa cần thiết, sau này ra làm việc sẽ rèn luyện. Trong nhiều yếu tố chủ quan phải kể đến động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp và nhận thức của SV. [13tr 27].

1.2. Vai trò của Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên sinh viên

1.2.1. Khái niệm Công tác xã hội nhóm

“CTXH nhóm là một phương pháp CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường các chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân hòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiện hoàn cảnh một cách tích cực”. [14tr 33].

1.2.2. Đặc trưng, mục đích của CTXH nhóm- Đặc trưng của CTXH nhóm - Đặc trưng của CTXH nhóm

+ Đặc trưng về đối tượng: Đối tượng tác động của CTXH nhóm là nhóm các thành viên của hoàn cảnh hay nhu cầu và các vấn đề giống nhau, là cơ sở thực hiện các mối quan hệ tương tác giữa các thành viên nhằm giải quyết các vấn đề của nhóm.

+ Đặc trưng về công cụ tác nghiệp: NVXH sử dụng các công cụ tác động là mối quan hệ, sự tương tác giữa các thành viên, hoạt động sinh hoạt nhóm và bầu

không khí nhóm. Cụ thể là: Lấy hoạt động nhóm làm nơi thỏa mãn nhu cầu của các thành viên của nhóm; Lấy sự tương tác nhóm và hoạt động nhóm để trị liệu và giải quyết các vấn đề đặt ra của các thành viên; Mục đích chung phục vụ các mục đích riêng và sự tác động trở lại; Lấy ảnh hưởng của nhóm tạo sự thay đổi hành vi, thái độ, nhận thức của mỗi thành viên.

+ Đặc trưng về vai trò của NVCTXH: Đóng vai trò là người khởi xướng, hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ, điều chỉnh hoạt động nhóm, không làm hộ làm thay mà chỉ là chất xúc tác giúp cho nhóm tự giải quyết vấn đề của nhóm hoặc của mỗi thành viên trong nhóm. Trong những trường hợp cụ thể, ở giai đoạn đầu, thành viên nhóm chưa thể đảm trách được vai trò lãnh đạo, NVXH có thể kiêm vị trí này.

+ Phương pháp CTXH nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với các phương pháp CTXH cá nhân, tổ chức và phát triển cộng đồng. Trong CTXH nhóm, cần thiết phải kết hợp sử dụng các kỹ năng của công tác xã hội cá nhân để làm việc với các thành viên của nhóm và lúc này CTXH cá nhân có sự hỗ trợ rất đắc lực cho CTXH nhóm, hoặc tiếp cận nhóm trước rồi mới tiếp cận làm công tác xã hội cá nhân để cá nhân đó dễ dàng tiếp xúc với NVXH. Trong phương pháp tổ chức và phát triển cộng đồng, khi làm việc với cộng đồng, cách tiếp cận ban đầu thường phải làm việc với nhóm (đại diện) trong cộng đồng đó, cũng có khi phải tách cộng đồng thành các nhóm (đặc thù để sinh hoạt).

- Mục đích của CTXH nhóm: CTXH nhóm tạo ra bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. CTXH nhóm hướng tới mục đích chung là giúp cá nhân thuộc nhóm thỏa mãn nhu cầu, giải quyết các vấn đề, tiến tới sự tự giúp và đóng trọn vẹn vai trò xã hội của mình. Từ mục đích chung, CTXH nhóm nhằm đạt những mục tiêu cụ thể:

+ Khảo sát về các đặc điểm, giá trị và nhu cầu của cá nhân trong nhóm + Hỗ trợ cá nhân

+ Thay đổi hành vi và hoàn cảnh của cá nhân

+ Các mục tiêu khác như giải trí, cung cấp thông tin, thay đổi, cải thiện môi trường sống và làm việc

1.2.3. Bối cảnh ứng dụng Công tác xã hội nhóm

Một là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng để giải quyết vấn đề khi có vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa hai hay nhiều người.

Hai là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng để tác động, trợ giúp thau đổi hoàn cảnh khi một số người có vấn đề hoặc nhu cầu giống nhau trong một cộng đồng hoặc một địa bàn.

Ba là, phương pháp CTXH nhóm được sử dụng khi cần có sự trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất hành động giải quyết một vấn đề nào đó, thực hiện một mục tiêu nào đó của tập thể, đơn vị, tổ chức.

1.2.4. Các loại hình Công tác xã hội nhóm

Việc phân biệt các loại hình CTXH nhóm chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế, tác động của nhóm là rất lớn và cơ chế rất phức tạp. Do đó, khi sử dụng một hoạt động nhóm, có thể hướng đến nhiều mục tiêu hoặc cũng có thể dùng nhiều loại hình nhóm để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó.

- CTXH nhóm chức năng giải trí - CTXH nhóm giáo dục

- CTXH nhóm trị liệu

- CTXH nhóm tái tạo – tái tạo xã hội hóa cá nhân - CTXH nhóm tự giúp

- CTXH nhóm nhiệm vụ

1.2.5. Tiến trình Công tác xã hội nhóm

Là một quá trình bao gồm các bước hoạt động thể hiện sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và với nhân viên xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Thực chất tiến trình Công tác xã hội nhóm là trình tự các bước, các nội dung hoạt động được xác lập trong kế hoạch hỗ trợ đối với một nhóm xã hội cụ thể của nhân viên xã hội dựa trên các yêu cầu về chuyên môn Công tác xã hội.

Tiến trình CTXH nhóm được chia thành bốn bước:

Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

Để đáp ứng phương pháp Công tác xã hội nhóm, cần phải có đối tượng tác động đó là nhóm xã hội. Dựa trên việc xác định nhu cầu, mục đích chung và những mục tiêu cụ thể của từng thành viên, nhân viên xã hội cùng các thành viên sẽ thành lập nên nhóm xã hội - đối tượng trọng tâm của Công tác xã hội nhóm.

Giai đoạn chuẩn bị và xúc tiến thành lập nhóm bao gồm các công việc chủ yếu: Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động của nhóm; xác định mục đích hỗ trợ và mục tiêu hoạt động của nhóm; Đánh giá các nguồn lực - tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài - phân tích lực trường tác động; Xây dựng kế hoạch - cụ thể hóa hoạt động cho các giai đoạn sau.

Bước 2: Giai đoạn khảo sát nhóm

Trong giai đoạn này, các công việc thực hiện là: giới thiệu các thành viên trong nhóm (tương đối chi tiết về đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh cá nhân và những nhu cầu khi tham gia nhóm); làm rõ mục đích hỗ trợ nhóm của nhân viên xã hội; xác định lại và khẳng định mục tiêu của nhóm; thiết lập nguyên tắc hoạt động của nhóm (đặc biệt là các nguyên tắc bảo mật thông tin, hợp tác nhóm, quan hệ giữa các thành viên, bảo vệ lợi ích nhóm trong mối quan hệ nội bộ và với môi trường khác); xác định và khẳng định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của từng nhóm viên; định hướng sự phát triển của nhóm; thảo luận và thỏa thuận thực hiện các công việc cụ thể; quy định về sự khích lệ phát huy năng lực của từng nhóm viên vì mục tiêu chung của cả nhóm; dự báo những kết quả có thể đạt được và những khó khăn, cản trở trong suốt tiến trình thực hiện tiếp theo.

Giai đoạn này bao gồm các công việc: Giới thiệu thành viên trong nhóm; Xác định lại mục tiêu hoạt động của nhóm; Thảo luận đưa ra những nguyên tắc hoạt động của nhóm; Xác định vấn đề của nhóm; Giúp các nhóm viên cảm nhận rõ ràng họ là một phần của nhóm; Định hướng phát triển của nhóm và dự báo về những khó khăn cản trở trong tiến trình.

Bước 3: Giai đoạn thực hiện hoạt động

Đây là giai đoạn thực thi công việc theo kế hoạch hoạt động của nhóm. Giai đoạn này được xác định là giai đoạn trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của nhóm, nhóm tập chung vào các hoạt động hỗ trợ, trị liệu, giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ hướng tới hoàn thành các đích, mục tiêu đã được nhóm xác lập ở các giai đoạn trước. Khung định hướng chính về hoạt động trong giai đoạn trọng tâm bao gồm: chia sẻ thông tin kinh nghiệm trong nhóm, tăng cường cam kết thực hiện, giải quyết mâu thuẫn, thực hiện nhiệm vụ và đánh giá nhanh kết quả hoạt động.

Giai đoạn kết thúc là giai đoạn cuối cùng, khép lại quá trình hoạt động của nhóm theo mục đích nhiệm vụ đặt ra. Giai đoạn kết thúc là tất yếu đối với mọi hoạt động thể hiện ở quy mô, phương thức khác nhau trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.Ở giai đoạn này phải thực hiện các công việc: Lượng giá kết quả đạt được; Kết thúc hoạt động nhóm (chia tay nhóm và khả năng về sự xuất hiện mô hình hoạt động mới với quy mô, thành phần, mục tiêu mới).

Kết thúc nhóm không có nghĩa là chấm hết hoạt động và mối quan hệ, rất có thể chỉ là sự kết thúc, tan rã nhóm trên danh nghĩa của nhóm đã tồn tại, còn thực tế nhóm vẫn duy trì theo những mục tiêu mới, hình thành những nhóm mới với nội dung, quy mô, phương thức hoạt động mới.

1.2.6.Vai trò của Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đại học

Vai trò hỗ trợ tâm lý: Nhiều trường hợp SV mặc cảm tự ti về khả năng giao tiếp của mình, SV không được bày tỏ quan điểm của bản thân, không được người khác lắng nghe và công nhận… điều này sẽ làm cho SV rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực với một số biểu hiện như: Ít nói, hay nóng giận vô cớ, rụt rè, thiếu tự tin… Trong tình huống này công tác xã hội nhóm sẽ giúp SV giải tỏa tâm lý, hạn chế những phản ứng tiêu cực, giúp SV tự tin vào khả năng của mình.

Vai trò giáo dục: Công tác xã hội nhóm sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức chung nhất về kỹ năng giao tiếp, giúp SV có cái nhìn đúng đắn về KNGT. Đồng thời hỗ trợ SV thực hành những kỹ năng cần thiết trong giao tiếp.

Vai trò kết nối nguồn lực: SV luôn sống trong môi trường với sự tương tác với nhiều cá nhân, với nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Việc kết nối các nguồn lực như: bạn bè, gia đình, thầy cô... là một điều cần thiết để nâng cao KNGT cho SV.

Tiểu kết chương 1

Thông qua quá trình nghiên cứu về cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp và vai trò của công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đại học, chúng ta có thể hiểu:Kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học là quá trình sinh viên đại học thực hiện có hiệu quả hoạt động giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để tác động đến đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục đích đề ra.

Biểu hiện về kỹ năng giao tiếp của sinh viên đại học rất đa dạng nhưng tựu chung lại nó biểu hiện qua các kỹ năng thành phần như: Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu (thiết lập mối quan hệ ban đầu); Kỹ năng lắng nghe tích cực; Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu; Kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng thấu cảm; Kỹ năng kiềm chế cảm xúc; Kỹ năng sử dụng các phương tiện, phong cách giao tiếp; Kỹ năng thuyết phục…

Với quy trình thực hiện khoa học và tính khả thi cao, phương pháp công tác xã hội nhóm góp phần quan trọng trong việc giáo dục, hỗ trợ tâm lý và kết nối nguồn lực nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên đại học.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI - KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI

HỌC HÙNG VƯƠNG 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương

Lịch sử thành lập và phát triển

Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hùng Vương được thành lập năm 2015 theo QĐ số 1166/QĐ-ĐHHV ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương. Tiền thân là Bộ môn Tâm lý – Giáo dục thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ, có bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành. Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng vương là một trong những cơ sở đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội sớm nhất trong tỉnh ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mã ngành đào tạo Công tác xã hội theo Quyết định số 35/2004/QĐ- BGDĐT ngày 11/10/2004. Từ năm 2015 đến nay, Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học Hùng Vương đã và đang đào tạo 4 khoá sinh viên chính quy ngành Công tác xã hội đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành CTXH ở các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh Phú Thọ nói riêng và nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung.

Với tư cách là một khoa độc lập về đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khoa Tâm lý giáo dục có được vị thế mới, cơ hội, triển vọng mới cho con đường phát triển, là môi trường thuận lợi, tạo điều kiện cho việc thực hiện những kế hoạch, dự định, hoài bão và khát vọng của mỗi cá nhân với mong muốn được học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, đóng góp, cống hiến cho ngành Công tác xã hội còn mới mẻ và đầy triển vọng ở Việt Nam.

Mặc dù mới được thành lập năm 2015, nhưng Khoa Tâm lý giáo dục đã có một nền tàng vững chắc về giảng dạy và nghiên cứu, ứng dụng thực hành Công tác xã hội, về nghiên cứu khoa học. Khoa Tâm lý giáo dục hiện nay đang có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín và vị thế của mình trong hệ thống các cơ sở đào tạo và đối với các địa phương trên toàn quốc. Trong những năm vừa qua đã bước đầu khẳng định tiềm lực vững mạnh của Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học Hùng Vương.

Sứ mệnh

Khoa Tâm lý giáo dục có sứ mệnh đào tạo trình độ đại học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Công tác xã hội cho các cấp, ngành, các địa phương trong cả nước, đặc biệt là cho các tổ chức chính trị – xã hội, các trung tâm bảo trợ xã hội, trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội, đơn vị nghề nghiệp từ cấp xã, phường, thị

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)