9. Kết cấu của đề tài
3.3. Tiến trình thực hiện – theo các giai đoạn của Công tác xã hội nhóm
3.3.3. Giai đoạn hoạt động
Buổi hoạt động thứ nhất
- Mục đích hoạt động: các thành viên trong nhóm tìm hiểu và thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực
- Thời gian: 08h00 – 10h00, ngày 01/03/2018 - Địa điểm: Nhà N4 – Trường ĐHHV
- Dụng cụ cần thiết: Giấy A0, bút dạ, màu, băng dính, máy tính. - Các hoạt động chính
Bảng 3.3. Kế hoạch hoạt động buổi sinh hoạt thứ nhất
Thời gian Nội dung hoạt động
08h00 – 08h15 - Ổn định nhóm, văn nghệ, giới thiệu về nội dung của hoạt động, giới thiệu khách mời.
05h15 – 08h25 - Nhóm xem một clip liên quan đến kỹ năng giao tiếp, NVXH dẫn dắt đến nội dung chính của buổi sinh hoạt
08h25 – 08h45 - Chia nhóm nhỏ: NVXH sẽ cho nhóm điểm danh từ 1 -> 2. Các nhóm viên số 1 sẽ về 1 nhóm, tương tự nhóm viên điểm danh số 2 sẽ về 1 nhóm.
- Hai nhóm sẽ được phát một tờ giấy A0, bút dạ, màu, băng dính, giấy màu… trong vòng 15 phút 2 nhóm sẽ viết, vẽ, trang trí trên tờ giấy A0 của mình giới thiệu các thành viên của nhóm. Sau 15 phút, các thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu về sản phẩm, đồng thời giới thiệu bản thân cho mọi người cùng biết. Cùng với đó các nhóm viên cũng nêu lí do tham gia nhóm, những khó khăn của bản thân gặp phải trong quá trình thực hiện các kỹ năng giao tiếp và nêu mong muốn của bản thân khi tham gia nhóm.
08h45 – 08h55 - Nhóm viên theo dõi một clip liên quan đến kỹ năng lắng nghe, nêu ý nghĩa của đoạn clip, dẫn dắt nhóm đến với nội dung chính: “Kỹ năng lắng nghe tích cực”.
08h55 - 09h20 - Hỏi các nhóm viên: “Bạn hiểu thế nào là lắng nghe tích cực?”, các nhóm viên đưa ra quan điểm của mình, sau đó NVXH sẽ đưa ra cách hiểu chính xác.
+ Thể lệ: Mỗi đội sẽ cử ra một người đoán và các thành viên còn lại sẽ diễn tả một số nội dung liên quan đến kỹ năng lắng nghe tích cực. Người diễn tả sẽ quay lên phía màn hình có đáp án, người đoán sẽ quay hướng ngược lại. Cụ thể một đội sẽ diễn tả những điều nên làm trong quá trình lắng nghe, một đội sẽ diễn tả những điều không nên làm trong quá trình lắng nghe. Người đoán chỉ được đoán hai lần, nếu sai sẽ chuyển sang câu khác, câu sai sẽ không được tính. Mỗi đội sẽ có một khoảng thời gian là 5 phút để vừa hỏi vừa trả lời, sau khoảng thời gian này đội nào có nhiều đáp án chính xác hơn, đội đó sẽ giành chiến thắng.
+ Sau khi trò chơi kết thúc, NVXH sẽ tóm lược lại những điều nên và không nên trong quá trình lắng nghe.
09h20 – 09h50 - Thực hành tình huống: Trong phần này, mỗi đội sẽ được bốc thăm một tình huống nhất định, sau 10 phút thảo luận, nhóm sẽ phân công 2 thành viên đóng kịch theo tình huống đã bốc thăm (thời lượng tối đa là 10 phút). Theo đó một người sẽ đóng vai là người nói và một người đóng vai là người nghe. Khi một đội thực hiện đóng vai thì đội còn lại sẽ quan sát và đưa ra nhận xét.
09h50 – 10h00 - NVXH tổng kết buổi sinh hoạt
- Lấy ý kiến của các nhóm viên về những điểm tích cực và hạn chế trong việc thực hiện hoạt động nhóm.
- Thông báo nội dung hoạt động nhóm trong buổi tiếp theo, những yêu cầu các nhóm viên cần chuẩn bị trước.
- Thực hiện hoạt động:
Đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành CTXH, tôi đã tiến hành lập kế hoạch, thành lập nhóm và bắt đầu hoạt động vào thứ 5 ngày 01/03/2018. Vì thời gian, kinh phí và khả năng có hạn nên tôi chỉ tiến hành thực hiện 1 buổi sinh hoạt mẫu, buổi hoạt động đầu tiên có nội dung là: tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực. Sau đây là những hoạt động chính:
Bắt đầu buổi sinh hoạt, NVXH ổn định nhóm, giới thiệu về buổi sinh hoạt cũng như tổ chức hoạt động văn nghệ đã được chuẩn bị trước.
Sau khi chương trình văn nghệ kết thúc, NVXH đã dẫn dắt các nhóm viên vào chủ đề sinh hoạt bằng cách cho nhóm theo dõi 1 đoạn VIDEO liên quan đến KNGT mang tên: “Câu hỏi quan trọng nhất”. Sau đó NVXH tiến hành các giai đoạn chính của quá trình hoạt động nhóm.
- Đầu tiên: Nhóm viên sẽ được chia thành hai nhóm khác nhau bằng cách điểm danh từ 1 -> 2, các nhóm viên có số điểm danh là số 1 thì về 1 nhóm và các bạn còn lại sẽ ở nhóm thứ 2. Sau đó các nhóm trở về vị trí của nhóm đã được chuẩn bị trước.
Lúc này 2 nhóm sẽ được phát giấy A0, bút dạ, bút màu, băng dính trong vòng 15 phút 2 nhóm sẽ viết, vẽ, trang trí trên tờ giấy A0 của mình giới thiệu các thành viên của nhóm, bày tỏ mục đích cũng như mong muốn khi tham gia nhóm. Các thành viên của hai đội rất hào hứng, thể hiện ý tưởng của mình rất độc đáo và sáng tạo, sau 15 phút các đội đã hoàn thành sản phẩm của mình.
Sau khi hai nhóm đã làm quen với nhau, nhân viên xã hội đã dẫn dắt các nhóm viên vào nội dung chính của buổi sinh hoạt thứ nhất, đó là chủ đề: “Kỹ năng lắng nghe tích cực” – Một trong những kỹ năng cơ bản nhưng lại rất quan trọng. Để các nhóm viên có một cách nhìn bao quát về vai trò của kỹ năng lắng nghe tích cực, NVXH đã cho các nhóm theo dõi một đoạn VIDEO nói về kỹ năng này, đoạn VIDEO có tựa đề: “Học cách lắng nghe”.
Sau khi xem xong VIDEO, NVXH đặt câu hỏi gợi ý cho nhóm viên: “Vậy các bạn hiểu kỹ năng lắng nghe tích cực là gì?”, “Tại sao chúng ta phải lắng nghe tích cực”, “lắng nghe tích cực được thể hiện như thế nào?...”. NVXH lấy ý kiến của các nhóm viên và đưa ra những nội dung chính cần làm rõ: Khái niệm, vai trò, cách thức thể hiện kỹ năng lắng nghe tích cực.
Nhằm củng cố sâu hơn về cách thức sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực, NVXH đã tổ chức một trò chơi nhỏ. Mỗi đội sẽ cử ra một người đoán và các thành viên còn lại sẽ diễn tả một số nội dung liên quan đến kỹ năng lắng nghe tích cực. Người diễn tả sẽ được xem đáp án, hai bạn quay mặt vào nhau và thực hiện.
Trò chơi đã phát huy được trí thông minh, tính sáng tạo và sự nhanh nhẹn của các nhóm viên. Sau khi hai nhóm đã hoàn thành phần thi của mình, NVXH tóm lược lại những nội dung liên quan đến những điều nên làm và những điều nên tránh trong quá trình sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực, đồng thời các nhóm viên sẽ tiến hành đóng vai lấy ví dụ cho nội dung trên.
Một nội dung rất quan trọng cũng là phần rèn luyện kỹ năng thực hành rất thực tế cho nhóm viên về kỹ năng lắng nghe tích cực, đó là nội dung đóng vai theo tình huống. Trong phần này, mỗi đội sẽ được bốc thăm một tình huống nhất định, sau 10 phút thảo luận, nhóm sẽ phân công 2 thành viên đóng kịch theo tình huống đã bốc thăm (thời lượng tối đa là 10 phút). Theo đó một người sẽ đóng vai là người nói và một người đóng vai là người nghe. Khi một đội thực hiện đóng vai thì đội còn lại sẽ quan sát và đưa ra nhận xét.
Nhìn chung các đội thể hiện khá tốt khi đóng vai, đã có sự vận dụng kỹ năng lắng nghe tích cực vào trong vai diễn. Sau khi hoàn thành phần đóng vai của mình, các đội tiến hành nhận xét sự thể hiện của nhóm bạn. Điều này không những giúp các nhóm viên cũng cố kỹ năng lắng nghe của bản thân mà còn tập lắng nghe nhau, lắng nghe một cách tích cực.
Phần thi đóng vai theo tình huống giữa hai đội cũng là hoạt động cuối cùng của buổi sinh hoạt thứ nhất. NVXH tóm lược lại những nội dung chính đã thực hiện trong buổi sinh hoạt và giới thiệu những nội dung trong buổi sinh hoạt tiếp theo. Cuối buổi sinh hoạt các nhóm viên ngồi lại cùng nhau, chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến kỹ năng giao tiếp và có những giây phút vui vẻ bên nhau.
Sau khi buổi sinh hoạt kết thúc, đã có rất nhiều phản hồi từ các nhóm viên, sự phản hồi có cả những mặt tích cực và những hạn chế cần khắc phục để nhưng buổi sinh hoạt sau đạt được kết quả cao hơn. Đây sẽ là cơ sở điều chỉnh cho những buổi sinh hoạt tiếp theo.
Như vậy buổi sinh hoạt nhóm đầu tiên đã kết thúc, tuy còn những thiếu sót nhưng các nhóm viên đã cơ bản có những đánh giá chính xác về kỹ năng lắng nghe tích cực. Đó là cơ sở thuận lợi cho việc tiến hành những buổi sinh hoạt tiếp theo.
Buổi hoạt động thứ 2
- Mục đích hoạt động: các thành viên trong nhóm tìm hiểu và thực hành kỹ năng thiết lập mối quan hệ
- Thời gian: 14h00 – 16h00, ngày 03/03/2018 - Địa điểm: Nhà N4 – Trường ĐHHV
- Dụng cụ cần thiết: Giấy A0, bút dạ, màu, băng dính. - Các hoạt động chính
Bảng 3.4. Kế hoạch hoạt động buổi sinh hoạt thứ hai
Thời gian Nội dung hoạt động
14h00 – 14h10 Ổn định nhóm, trình bày nội dung và tiến trình hoạt động nhóm
14h10 – 14h30 Chơi trò chơi khởi động mang tên: “Đây là bạn tôi”
- Thể lệ: Chia nhóm thành các cặp đôi (2 người), mỗi cặp sẽ có 5 phút để ngồi trao đổi về bản thân cho đối phương. Sau đó mỗi cặp sẽ có 1 phút để giới thiệu về bạn của mình, tuy nhiên người giới thiệu chỉ được giới thiệu những điểm tích cực của đối phương. Sau 1 phút, cặp đôi nào nêu được nhiều điểm tích cực nhất của bạn mình, nói một cách tự nhiên, lưu loát nhất sẽ dành chiến thắng và nhận được 1 phần quà. - Nêu ý nghĩa của trò chơi, dẫn dắt nhóm đến nội dung chính: Tìm hiểu và thực hành kỹ năng thiết lập mối quan hệ.
14h30 – 14h45 - Nhóm viên xem 1 clip về kỹ năng thiết lập mối quan hệ, các nhóm viên nêu cách hiểu của mình về kỹ năng này.
- NVXH tóm lược những ý kiến và đưa ra cách hiểu chính xác nhất về kỹ năng thiết lập mối quan hệ.
14h45 – 15h15 - Nhóm viên tìm hiểu về những kỹ năng cần có để thiết lập mối quan hệ một cách hiệu quả
+ Cách thức: Chia nhóm thành 2 nhóm nhỏ giống buổi sinh hoạt đầu tiên. Mỗi nhóm sẽ nhận dược một tờ giấy A0, bút dạ và băng dính. Các nhóm sẽ có 15 phút suy nghĩ và viết ra giấy những kỹ năng, cử chỉ, hành động… cần có để tạo dựng, thiết lập một mối quan hệ và nêu những điều nên tránh trong việc tạo ấn tượng ban đầu. Sau 15 phút, NVXH sẽ chỉ định bất kì một thành viên trong nhóm trình bày về quan điểm của nhóm.
+ NVXH tóm lược lại những ý kiến của hai nhóm và đưa ra kết quả.
thiết lập mối quan hệ. Sau đó, nhóm số 1 sẽ đưa ra tình huống cho nhóm số 2 giải quyết (theo hình thức đóng vai) và ngược lại.
- Hai nhóm quan sát và đưa ra nhận xét của mình về việc giải quyết tình huống của nhóm bạn.
- Nhân viên xã hội đưa ra nhận xét về việc giải quyết tình huống của cả hai nhóm
15h45 - 16h00 - NVXH tổng kết buổi sinh hoạt, tóm lược những nội dung chính, giao nhiệm vụ cho các nhóm viên vào buổi sinh hoạt sau (Từ buổi sinh hoạt sau các nhóm viên sẽ là người điều hành hoạt động nhóm, NVXH chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, khích lệ các nhóm viên). Trong buổi sau nhóm sẽ phân thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị về một số nội dung liên quan đến kỹ năng thuyết trình (khái niệm thuyết trình, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thuyết trình, những diều nên tránh và nên làm trong khi thuyết trình,…). Mỗi nhóm sẽ thay nhau thuyết trình về nội dung nhóm mình tìm hiểu, các nhóm còn lại quan sát và nêu nhận xét về nội dung thuyết trình cũng như hiệu quả thuyết trình của nhóm bạn.
- Lấy ý kiến của các nhóm viên về những điểm tích cực và hạn chế trong việc thực hiện hoạt động nhóm
Buổi hoạt động thứ 3
- Mục đích hoạt động: các thành viên trong nhóm tìm hiểu và thực hành kỹ năng thuyết trình
- Thời gian: 14h00 – 16h00, ngày 15/03/2018 - Địa điểm: Nhà N4 – Trường ĐHHV
- Dụng cụ cần thiết: Bút dạ, máy chiếu, máy tính. - Các hoạt động chính
Bảng 3.5. Kế hoạch hoạt động buổi sinh hoạt thứ ba
Thời gian Nội dung hoạt động
14h00 – 14h10 - NVXH ổn định nhóm, nhắc lại những nội dung đã thảo luận từ các buổi sinh hoạt trước, thông báo nội dung thảo luận mới.
- Chuyển giao quyền điều hành nhóm cho nhóm (nhóm trưởng sẽ là người điều hành), NVXH đóng vai trò là người quan sát, hướng dẫn nhóm.
14h10 – 14h45 - Nhóm cùng nhau thảo luận về những vấn đề xoay quanh kỹ năng thuyết trình.
+ Các nhóm thuyết trình về những nội dung đã chuẩn bị từ trước, mỗi nhóm sẽ có không quá 10 phút để trình bày về nội dung của nhóm. Nhóm có thể áp dụng những phương pháp khác để hỗ trợ cho bài thuyết trình (kịch tình huống, kịch tương tác…).
+ Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét nhóm bạn
+ NVXH nhận xét về phần thuyết trình của các nhóm, tóm lược những nội dung chính của kỹ năng thuyết trình.
14h45 – 15h40 - Các nhóm chuẩn bị mỗi nhóm một nội dung thuyết trình liên quan đến công tác xã hội và yêu cầu nhóm bạn thuyết trình ngắn trong vòng 10 - 15 phút, trong phần này không yêu cần nhóm phải thuyết trình một cách chính xác mà đánh giá ở hình thức, thái độ của nhóm viên đối với vấn đề mình đang thuyết trình. Phần này yêu cầu tất cả các thành viên trong nhóm phải tham gia, các nhóm viên phân chia nhau để thuyết trình.
- Sau khi nhóm thuyết trình sẽ có những câu hỏi phản biện từ những nhóm khác, các thành viên trong nhóm sẽ có nhiệm vụ trả lời, bảo vệ quan điểm của nhóm mình.
- NVXH nhận xét về phần thuyết trình cũng như khả năng thuyết trình của các nhóm.
15h40 – 16h00 - Tổng kết buổi hoạt động nhóm, NVXH tóm lược những kết quả đạt được và chưa đạt được đối với các nhóm viên.
- Phân công bài tập về nhà, trong buổi sau nhóm sẽ tiến hành thực hành kỹ năng thấu cảm. Sẽ chia thành 2 nhóm như cũ, các nhóm sẽ tìm hiểu về kỹ năng thấu cảm trước. Vào buổi sinh hoạt sau 2 nhóm sẽ hỏi đáp tương tác với nhau về kỹ năng thấu cảm, đồng thời thực hành các tình huống liên quan đến kỹ năng này.
- Lấy ý kiến của các nhóm viên về những điểm tích cực và hạn chế trong việc thực hiện hoạt động nhóm, những bài học kinh nghiệm rút ra để khắc phục cho những buổi hoạt động sau đạt kết quả cao hơn.
Buổi hoạt động thứ 4
- Mục đích hoạt động: Các thành viên trong nhóm tìm hiểu và thực hành kỹ năng thấu cảm.
- Thời gian: 14h00 – 16h00, ngày 17/03/2018 - Địa điểm: Nhà N4 – Trường ĐHHV
- Dụng cụ cần thiết: bút dạ, máy tính, máy chiếu - Các hoạt động chính
Bảng 3.6. Kế hoạch hoạt động buổi sinh hoạt thứ tư
Thời gian Nội dung hoạt động
14h00 – 14h10 Nhóm trưởng ổn định nhóm, thông báo nội dung hoạt động