Những hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp của Khoa Tâm lí giáo dục và

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 59 - 62)

9. Kết cấu của đề tài

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác

3.1.1. Những hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp của Khoa Tâm lí giáo dục và

3.1.1.1. Những hoạt động đã triển khai

Sinh viên Khoa tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm của nhà trường về nâng cao kĩ năng giao tiếp cho sinh viên.

Trong thời gian qua, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, Trường ĐHHVđã tổ chức các buổi hội thảo, chương trình trao đổi, tọa đàm liên quan đến kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Bên cạnh đó, trong các buổi học chính trị đầu năm, các thầy cô trong Nhà trường đã có mặt, chia sẻ những kiến thức bổ ích liên quan đến giao tiếp như: Trong buổi học chính trị đầu năm học, Thầy N.T.A chia sẻ về kỹ năng lắng nghe tích cực; Các chuyên gia nói chuyện, chia sẻ với sinh viên về Kỹ năng giao tiếp. Gần đây nhất, có thể kể đến buổi nói chuyện của thầy Đỗ Nhạc.

Khoa Tâm lí Giáo dục tổ chức các hoạt động cụ thể, qua đó sinh viên ngành CTXH rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp.

Tuy mới được thành lập nhưng Khoa Tâm lý giáo dục – Trường ĐHHV đã tổ chức nhiều các hoạt động hay, có ý nghĩa thiết thực. Thông qua đó, sinh viên ngành CTXH không chỉ học, rèn luyện về mặt lí thuyết, chuyên môn mà còn được rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, phát triển sự tự tin, kỹ năng nghe, nói, thuyết trình trước đám đông,… Bên cạnh đó, các hoạt động được tổ chức còn nhằm mục đích giúp sinh viên ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống, công việc và rèn luyện tính chủ động, tự giác trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân. Cụ thể:

Khoa Tâm lí giáo dục tổ chức Lễ kỉ niệm ngày CTXH Việt Nam và báo cáo kết quả thực tập sinh ngành CTXH; Hội nghị chuyên đề; Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên; Hoạt động thực hành rèn nghề; Hoạt động kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 8 – 3; Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh 26/3;…

Bên cạnh đó, Khoa Tâm lí giáo dục tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, giải đáp thắc mắc của sinh viên thông qua Hội nghị đối thoại sinh viên. Tại Hội nghị các bạn được đặt câu hỏi, bày tỏ ý kiến và các thầy cô là người sẵn sàng chia sẻ. Qua đó, sinh viên có điều kiện để giao tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp.

Đồng thời, SV ngành CTXH còn được tham gia các buổi tình nguyện,tuyên truyền; tham gia dự án Thắp sáng cộng đồng; tham gia trải nghiệm thực tế,…

3.1.1.2. Những thành công và hạn chế của hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV ngành CTXH - Trường Đại học Hùng Vương

- Thành công:

+ Các hoạt động thu hút được một số lượng sinh viên tham gia, sau những hoạt động này sinh viên thu được cho mình những kiến thức và kỹ năng bổ ích cho bản thân.

+ Hoạt động được tổ chức với trọng tâm là hoạt động thực hành với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy nâng cao được kỹ năng thực tiễn cho SV. SV được khám phá và thể hiện khả năng của bản thân nhiều hơn.

- Hạn chế:

+ Các hoạt động này chưa tiếp cận được nhiều bộ phận sinh viên, khi có chương trình hoạt động, nhiều bộ phận sinh viên không nhận được thông báo về lịch trình của hoạt động.

+ Các hoạt động này có hiệu quả rất cao trong việc nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng cho SV, tuy nhiên SV muốn tham gia hoạt động này thì phải đóng phí, vì vậy phần nào đó cản trở việc tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp của SV.

Như vậy, mặc dù các biện pháp mà nhà trường đưa ra đã gặt hái được những kết quả bước đầu, nhưng những biện pháp này chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện của sinh viên, hoạt động ở quy mô nhỏ nên chưa tiếp cận được tất cả sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Công tác xã hội. Vì vậy, việc đề xuất xây dựng quy trình CTXH nhóm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội là hoàn toàn có cơ sở.

3.1.2. Nhu cầu của sinh viên ngành Công tác xã hội với việc nâng cao Kỹ năng giao tiếp

Với mong muốn tìm hiểu chi tiết về nhu cầu của sinh viên ngành CTXH về kỹ năng giao tiếp, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Nhu cầu tham gia các chương trình, hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH

Thông qua biểu đồ, ta có thể thấy rằng mức độ mong muốn tham gia vào các hoạt động, chương trình nhằm nâng cao KNGT của sinh viên ngành CTXH là rất lớn. Trong tổng số 94 sinh viên được điều tra thì có tới 55,8% sinh viên bày tỏ bản thân muốn tham gia vào các hoạt động để có thể nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân. Và nếu có điều kiện phù hợp thì có tới 44,2% sinh viên tham gia. Trong khi đó không có sinh viên nào từ chối tham gia các hoạt động liên quan đến việc nâng cao KNGT. Những con số này khẳng định một điều rằng, KNGT đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các sinh viên trong khoa.

Trong quá trình điều tra, tôi đã nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ phía SV cả bốn khóa của ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục. Rất nhiều sinh viên đã cho rằng Khoa Tâm lí giáo dục nên có nhiều hình thức để nâng cao KNGT cho SV, sau đây là một số ý kiến tiêu biểu: Một sinh viên nữ K12 cho biết “Để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV thì cần phải tổ chức các nhóm để SV có môi trường hoạt động, rèn luyện”, một sinh viên nữ khác của K12 cũng cho biết “Cần thành lập các câu lạc bộ để rền luyện KNGT cho sinh viên”, hay một số ý kiên khác như: “Tổ chức các buổi họp nhóm, giao lưu, chia sẻ, thuyết trình nâng cao năng lực giao tiếp”, “Đưa môn Kỹ năng giao tiếp vào chương trình giảng dạy”, “Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, tổ chức các cuộc thi có liên quan đến nâng cao kỹ năng giao tiếp”, “Tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ về kỹ năng giao tiếp giữa các sinh viên trong khoa và với các khoa khác”, “Tổ chức nhiều buổi đi thực tế để sinh viên có thể vừa thư giãn vừa có điều kiện tiếp xúc, nói chuyện với nhau”… tất cả những chia sẻ trên đã nói lên được mong muốn của sinh viên trong Khoa đối với việc nâng cao KNGT cho bản thân. Đây cũng là điều

0 10 20 30 40 50 60 Rất mong muốn và sẵn sàng tham gia Có thể tham gia nếu thấy điều kiện

cho phép

Không tham gia 55.8

44.2

0

kiện cần thiết và là cơ sở để xây dựng quy trình vận dụng phương pháp CTXH nhóm nhằm nâng cao KNGT cho SV ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục.

Vì thời gian có hạn và chưa có đủ điều kiện nên trong phạm vi nghiên cứu tôi chỉ đề xuất quy trình vận dụng CTXH nhóm nhằm nâng cao nhận thức cũng như hình thành một số kỹ năng giao tiếp cần thiết cho sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐHHV.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)