Các phương pháp và hình thức giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 49 - 53)

9. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Các phương pháp và hình thức giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh

viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lí giáo dục.

Với mong muốn tìm hiểu phương pháp, hình thức giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH tôi đã tiến hành điều tra và có kết quả như sau:

Về hình thức giao tiếp: Sinh viên ngành CTXH đã sử dụng nhiều hình thức

khác nhau trong quá trình giao tiếp, điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5. Hình thức giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lí giáo dục

Chú giải:

A. Hình thức giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt)

B. Hình thức giao tiếp gián tiếp (qua điện thoại, zalo, viber, Facebook,…) C. Giao tiếp song đôi, giao tiếp nhóm, giao tiếp đông người

Thông qua biểu đồ chúng ta thấy rằng sinh viên ngành CTXH đã sử dụng nhiều hình thức giao tiếp khác nhau nhưng chủ yếu là giao tiếp trực tiếp (chiếm 48,3%). Bên cạnh giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp (qua điện thoại, zalo, viber, Facebook,…) đóng vai trò quan trọng và cũng được sinh viên sử dụng nhiều với 39,2%. Một số sinh viên còn lại chọn cho mình hình thức giao tiếp là giao tiếp song đôi, giao tiếp nhóm, giao tiếp đông người (28,3%).

Như vậy, sinh viên ngành CTXH phần lớn đã sử dụng khá đồng đều các hình thức giao tiếp. 48,3% 39,2% 28,3% Hình thức giao tiếp A B C

Về phương tiện giao tiếp: Bên cạnh những hình thức giao tiếp, sinh viên còn sử dụng một số phương tiện giao tiếp khác nhau. Những phương tiện đó là gì? Điều này được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.6. Phương tiện giao tiếp của sinh viên ngànhCTXH Chú giải: Chú giải:

A.Phương tiện ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) B.Phương tiện phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ,…)

C.Qua quà tặng D.Qua trang phục

Dựa vào biểu đồ trên chúng ta dễ dàng thấy được sự phân hóa tỉ lệ giữa các phương tiện giao tiếp. Sinh viên ngành CTXH chủ yếu sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) với 88,3%. Tuy nhiên các phương tiện giao tiếp khác lại ít được sử dụng, trong đó có phương tiện giao tiếp thông qua cử chỉ điệu bộ (9,2%), qua quà tặng (1,7%), qua trang phục (1,7%).

Như vậy, phương tiện sinh viên sử dụng trong quá trình giao tiếp đang còn hạn chế, chủ yếu vẫn là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Tuy đây là phương tiện quan trọng nhưng nếu chỉ sử dụng phương tiện đó sẽ không đạt hiệu quả cao như mong muốn. Sinh viên cần phải linh hoạt hơn nữa, sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp hơn nữa thì mới có kết quả cao.

Các hoạt động sinh viên ngành CTXH sử dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân: 88.3 9.2 1.7 1.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 A B C D Đơn vị: %

Bảng 2.9. Mức độ sử dụng các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH

STT Hoạt động Mức độ sử dụng Thường xuyên Ít Không bao giờ SL % SL % SL % 1

Tìm hiểu các kỹ năng giao tiếp qua các phương tiện truyền thông (sách báo, mạng internet, đài truyền hình, …).

19 20,2 72 76,6 3 3,2

2

Rèn luyện bằng cách tự lập nhóm với mục đích thực hành kỹ năng giao tiếp.

12 12,8 55 58,5 27 28,7

3 Tham gia các lớp học về kỹ năng giao tiếp.

17 18,1 46 48,9 31 33,0

4 Tham gia các buổi hội thảo, tập huấn về kỹ năng giao tiếp.

13 13,8 58 61,7 23 24,5

Thông qua bảng số liệu về “Mức độ sử dụng các hoạt động để nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH”, tôi có một số nhận xét như sau:

Sinh viên ngành CTXH đã có nhiều hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân nhưng những hoạt động ấy lại có mức độ đáng để chú ý.

+ Hoạt động tìm hiểu các kỹ năng giao tiếp qua các phương tiện truyền thông (sách báo, mạng internet, đài truyền hình, …): Hoạt động này tuy gần gũi và dễ tiếp cận nhưng hầu như sinh viên lại không chú ý đến. Bởi vì chỉ có 20,2% sinh viên có mức độ tìm hiểu thường xuyên, trong khi đó lại có tới 76,6% sinh viên cho rằng mình chỉ thi thoảng tìm hiểu, và có 3,2% sinh viên cho rằng bản thân không bao giờ tìm hiểu về kỹ năng giao tiếp qua hoạt động này.

+ Hoạt động rèn luyện bằng cách tự lập nhóm với mục đích thực hành kỹ năng giao tiếp. Có vẻ như sinh viên thành lập nhóm để thực hiện kỹ năng giao tiếp gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì chỉ có 12,8% sinh viên thực hiện hoạt động này với mức độ

thường xuyên, có 58,5% sinh viên cho biết mình thực hiện hoạt động này ở mức độ thi thoảng, còn có tới 28,7% sinh viên không bao giờ tham gia hoạt động này.

+ Hoạt động tham gia các lớp học về kỹ năng giao tiếp: Cũng giống như các hoạt động trên thì hoạt động này cũng ít được sinh viên sử dụng. Chỉ có 18,1% tỉ lệ sinh viên tham gia thường xuyên, có 48,9% sinh viên thi thoảng có tham gia và có đến 33,0% sinh viên không bao giờ tham gia các lớp học về kỹ năng giao tiếp. Việc này có thể do sinh viên không có kinh phí, thời gian để tham gia và cũng có thể do các lớp học ấy không gây được sức thu hút đối với sinh viên.

+ Hoạt động tham gia các buổi hội thảo, tập huấn về kỹ năng giao tiếp: Có thể do tại nơi sinh viên đang học tập rất ít khi tổ chức các hội thảo về giao tiếp nên tỉ lệ sinh viên tham gia vào hoạt động này là rất thấp. Chỉ có 13,8% sinh viên cho biết bản thân thường xuyên tham gia các buổi hội thảo, tập huấn về kỹ năng giao tiếp, có 61,7% sinh viên bày tỏ mình chỉ thi thoảng tham gia vào hoạt động này thôi, còn có tới 24,5% sinh viên cho biết mình chưa từng tham gia vào hoạt động này.

Nhìn chung phần lớn sinh viên chưa tham gia nhiều các hoạt động để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân, nếu có chỉ ở mức độ ít và không thường xuyên. Đây là một lý do giải thích vì sao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH chưa tốt và gặp nhiều khó khăn. Khi được hỏi “Bạn đã từng gặp rắc rối hay những khó khăn trong quá trình giao tiếp?” thì tôi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Mức độ sinh viên ngành CTXH gặp khó khăn trong việc thực hiện các kỹ năng giao tiếp

Nhiều lần Thi thoảng Không bao giờ

SL % SL % SL %

38 40,4 56 59,6 0 0

Qua kết quả thu được cho thấy, có tới 40,4% sinh viên cho biết mình gặp khó khăn nhiều lần trong việc giao tiếp, có 59,6% cho rằng thi thoảng có gặp khó khăn và không có sinh viên nào khẳng định mình không bao giờ gặp khó khăn. Theo đó ta có thể nói rằng nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành CTXH là điều cần thiết.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)