Kỹ năng lắng nghe tích cực

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 40 - 43)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lý

2.2.3. Kỹ năng lắng nghe tích cực

- Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục về kỹ năng lắng nghe tích cực:

Có dịp được trò chuyện với cô N.T.N.T – Giảng viên Trường Đại học Lao động xã hội, cô chia sẻ: “Kỹ năng lắng nghe tích cực là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mọi ngành nghề, đặc biệt là Công tác xã hội.Lắng nghe là việc chú tâm vào lắng nghe những lời nói, biểu hiện và trạng thái, cảm xúc của đối tượng. Những phản hồi trong nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời. Các bạn SV cần phải có nhận thức đúng thì mới thực hiện tốt kỹ năng này”.

Để tìm hiểu về khả năng nhận thức cũng như mức độ sử dụng kỹ năng này của SV ngành CTXH, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.3. Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục về kỹ năng lắng nghe tích cực

Chú giải:

A. Là việc chú tâm vào lắng nghe những lời nói, biểu hiện và trạng thái, cảm xúc của đối tượng. Những phản hồi trong lắng nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, lời nói mà chứa đựng sự thấu cảm, tôn trọng, tin tưởng, chân thành và chân thật).

B. Là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói.

0 10 20 30 40 50 60 A B C D 34 3.2 4.3 58.5 Đơn vị (%) Cách nhận thức

C. Là việc chú ý tất cả những gì đối phương nói mà bản thân cho là đúng, có phản hồi ngay sau khi nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân về những gì đối phương trình bày

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông qua biểu đồ về “Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục về kỹ năng lắng nghe tích cực”, tôi nhận thấy có sự phân hóa rõ rệt về cách nhận thức giữa các sinh viên ngành CTXH với nhau. Cụ thể: Có tới 58,5 sinh viên cho rằng Kỹ năng lắng nghe tích cực “Là việc chú ý tất cả những gì đối phương nói mà bản thân cho là đúng, có phản hồi ngay sau khi nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân về những gì đối phương trình bày”, có 7,5 SV chọn đáp án B và C khi cho rằng KN lắng nghe tích cực là “Là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói” hoặc “Là việc chú ý tất cả những gì đối phương nói mà bản thân cho là đúng, có phản hồi ngay sau khi nghe, bày tỏ quan điểm của bản thân về những gì đối phương trình bày”…. Tuy nhiên cách hiểu đầy đủ, chính xác nhất về kỹ năng này lại thuộc về đáp án A với 34,0% sinh viên hiểu đúng: “Là việc chú tâm vào lắng nghe những lời nói, biểu hiện và trạng thái, cảm xúc của đối tượng. Những phản hồi trong nghe tích cực được thể hiện qua những hành vi không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, lời nói mà chứa đựng sự thấu cảm, tôn trọng, tin tưởng, chân thành và chân thật)’’. Kỹ năng lắng nghe tích cực được thể hiện khi chúng ta chú tâm lắng nghe đối phương ngay cả khi những điều đối phương đang nói không như suy nghĩ của bản thân, có những phản hồi tích cực chứ không thiên về ý kiến chủ quan của bản thân.

- Mức độ sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của SV ngành CTXH

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem SV ngành CTXH đã sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực như thế nào trong công việc học tập cũng như trong cuộc sống của mình.

Bảng 2.3. Mức độ sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của SV ngành CTXH CTXH

Các cách thức

Mức độ Thường

xuyên Ít sử dụng Chưa bao giờ

SL (%) SL (%) SL (%)

Ngừng làm việc riêng khi người

khác muốn nói chuyện với mình 62 66,0 24 25,5 8 8,5 Mắt hướng về phía người nói, tỏ ra

Gật đầu và nói : vâng, tôi hiểu, tôi

nghe đây, bạn nói tiếp đi… 60 63,8 33 35,1 1 1,1

Nhắc lại một cụm từ quan trọng

nào nó mà đối phương vừa nói 42 44,7 42 44,7 10 10,6 Lơ đãng, giả vờ nghe nhưng không

hiểu gì 6 6,4 50 53,2 38 40,4

Đưa ra lời khuyên khi người khác

không yêu cầu 16 17,0 37 39,4 41 43,6

Cãi lại, tranh luận, phán xét 24 25,5 52 55,3 18 19,2 Cắt ngang lời người nói, đưa ra

nhận xét vội vàng 23 24,5 49 52,1 22 23,4

Luôn nhìn đồng hồ, tỏ ra sốt ruột, chán nản, giục đối phương kết thúc câu chuyện

17 18,1 40 42,6 37 39,3

Thông qua bảng số liệu về “Mức độ sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực của SV ngành CTXH”, chúng ta thấy được rằng một phần sinh viên đã thực hiện kỹ năng này một cách tích cực, tuy nhiên không ít SV đang cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa để có thể phát huy tác dụng của kỹ năng nói trên. Cụ thể:

+ Về những biểu hiện tích cực khi lắng nghe: 33,5% SV tự nhận thấy mình chưa bao giờ cũng như ít khi thực hiện hành động ngừng làm việc riêng khi người khác muốn nói chuyện với mình; 29,8% SV cho biết mình ít và chưa bao giờ sử dụng giao tiếp mắt cũng như quan tâm đến đối tượng khi họ giao tiếp với mình; gần 36,2% SV đánh giá bản thân ít và chưa bao giờ gật đầu và nói: “vâng”, “tôi hiểu”, “tôi nghe đây”, “bạn nói tiếp đi”…đối với đối tượng giao tiếp; tương tự có tới 55,3% SV cho hay họ ít và chưa bao giờ nhắc lại một cụm từ quan trọng nào nó mà đối phương vừa nói để thể hiện sự chú ý của mình, mặc dù điều này rất cần thiết cho một cuộc giao tiếp.

+ Về những biểu hiện tiêu cực khi lắng nghe: 59,6% sinh viên đã từng và thường xuyên lơ đãng, giả vờ nghe nhưng không hiểu gì và đưa ra lời khuyên khi người khác không yêu cầu; 80,8% sinh viên cho biết mình đã từng và thường xuyên cãi lại, tranh luận, phán xét người khác thay vì lắng nghe; 76,6% SV đã từng và thường xuyên cắt ngang lời người nói, đưa ra nhận xét vội vàng; Khi không muốn nghe nữa thì 60,7% SV cho biết mình thường có biểu hiện luôn nhìn đồng hồ, tỏ ra sốt ruột, chán nản, giục đối phương kết thúc câu chuyện.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy được đa phần SV CTXH đang gặp rất nhiều vấn đề đối với kỹ năng lắng nghe tích cực, để sử dụng có hiệu quả kỹ năng này, đòi hỏi sinh viên phải tìm hiểu và thực hành nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)