9. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lý
2.2.1. Mức độ sử dụng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Với mong muốn tìm hiểu tình hình sử dụng các kỹ năng giao tiếp cũng như thực trạng hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng giao tiếp của SV ngành CTXH trường ĐHHV. Tôi đã tiến hành điều tra trên 94 SV ngành CTXH và thu được kết quả như sau:
- Về mức độ sử dụng các KNGT công cụ
Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng các kỹ năng giao tiếp công cụ của sinh viên ngành CTX H – Khoa Tâm lý giáo dục – Trường Đại học Hùng Vương
Chú giải:
A. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (tạo ấn tượng ban đầu) B. Kỹ năng lắng nghe tích cực
C. Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu D. Kỹ năng thuyết trình
E. Kỹ năng thấu cảm
F. Kỹ năng kiềm chế cảm xúc
G. Kỹ năng sử dụng các phương tiện, phong cách giao tiếp I. Kỹ năng thuyết phục 44.7 60.6 59.6 54.3 46.8 80.9 47.9 52.2 42.6 39.4 40.4 45.7 52.1 18.1 46.8 45.7 12.7 0 0 0 1.1 1.1 5.3 2.1 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% A B C D E F G I
Thông qua biểu đồ 2.1. “Mức độ sử dụng các kỹ năng giao tiếp công cụ của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐH Hùng Vương”, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết sinh viên ngành CTXH đã hiểu và đã từng sử dụng những kỹ năng giao tiếp công cụ, đặc biệt là kỹ năng kiềm chế cảm xúc với 76% sinh viên hiểu và đã thực hiện, có lẽ bởi đây là kỹ năng gần gũi, thông dụng mà SV thường xuyên phải đối mặt. Tuy nhiên cũng có rất nhiều kỹ năng sinh viên đã nghe nói nhưng chưa thực hiện hoặc thậm chí là chưa từng nghe thấy, trong đó nổi bật là kỹ năng thiết lập mối quan hệ (42,6%), kỹ năng thấu cảm (52,1%), kỹ năng sử dụng các phương tiện, phong cách giao tiếp (46,8%).
Để tìm hiểu sâu hơn mức độ sử dụng các kỹ năng giao tiếp công cụ, tôi đã tiến hành điều tra cụ thể ba kỹ năng: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thuyết trình. Đây không chỉ là những kỹ năng rất thông dụng mà còn là những kỹ năng gắn bó mật thiết với SV CTXH. Kết quả điều tra được thể hiện như sau: