Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu)

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 37 - 40)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lý

2.2.2. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ (Kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu)

- Nhận thức của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐHHV về kỹ năng thiết lập mối quan hệ

Để biết được nhận thức của bản thân SV về kỹ năng thiết lập mối quan hệ, tôi đã đưa ra câu hỏi về khái niệm kỹ năng này với nhiều đáp án trả lời khác nhau, kết quả được thu lại như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên ngành CTXH về kỹ năng thiết lập mối quan hệ

Cách nhận thức Kết quả

SL Tỷ lệ (%)

a. Là sự chuẩn bị chu đáo về mặt hình thức (diện mạo, trang phục, …) trước khi gặp gỡ đối tượng giao tiếp, đây là cách gây ấn tượng mạnh với đối phương

10 10,6

b. Là hình ảnh tâm lí tổng thể về các đặc điểm trang phục, diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong … mà chủ thể thu nhận được trong giây phút đầu gặp gỡ đối tượng.

21 22,3

c. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ là tổng thể những cử chỉ, lời nói, hành động khéo léo, phù hợp giữa các đối tượng giao tiếp với nhau trong suốt quá trình giao tiếp

63 67,1

Thông qua bảng số liệu 2.2. “Nhận thức của sinh viên ngành CTXH về kỹ năng thiết lập mối quan hệ”, có lẽ đây là một kỹ năng khá mới mẻ đối với SV. Bởi lẽ trong số 94 SV được hỏi thì chỉ có 22,3% SV có nhận thức đầy đủ và chính xác về kỹ

năng này. Chủ yếu SV cho rằng “Kỹ năng thiết lập mối quan hệ là tổng thể những cử chỉ, lời nói, hành động khéo léo, phù hợp giữa các đối tượng giao tiếp với nhau trong suốt quá trình giao tiếp” (67,1%). Để thiết lập được mối quan hệ tốt, ban đầu cá nhân chúng ta không chỉ chuẩn bị tốt về những cử chỉ, lời nói, hành động mà chúng ta còn phải chú ý tới hình thức bên ngoài (trang phục, diện mạo…). Kỹ năng thiết lập mối quan hệ là tên gọi khác của kỹ năng tạo ấn tượng ban đầu, vì vậy để người khác có ấn tượng ngay từ ban đầu thì chúng ta ban đầu phải thể hiện tốt tất cả những gì có thể.

- Mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ của SV ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục.

Sau khi tìm hiểu nhận thức của SV ngành CTXH về kỹ năng thiết lập mối quan hệ, tôi đã tiến hành tìm hiểu mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ. Có 3 mức độ được đưa ra đó là: Luôn luôn, ít sử dụng và chưa bao giờ sử dụng, kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ

Các cách thức

Mức độ

Luôn luôn Ít sử dụng Chưa bao giờ

SL (%) SL (%) SL (%)

Mỉm cười, chủ động chào, bắt tay

trước 67 71,3 23 24,5 4 4,2

Im lặng, chờ đối phương giới

thiệu trước 16 17,0 68 72,3 10 10,7

Sử dụng các cụm từ “Vui lòng”, “Xin lỗi”, “Xin phép”, “Cảm ơn”, “Rất vui”…

61 64,9 33 35,1 0 0

Chú ý đến khoảng cách đứng, ngồi

với đối phương 57 60,6 30 31,9 7 7,4

Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ

(ánh mắt, nụ cười, gật đầu…) 61 64,9 29 30,9 4 4,2 Thông qua bảng số liệu “Mức độ sử dụng các cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ”, chúng ta có thể nhận thấy một điều khá rõ ràng, sinh viên ngành CTXH

cho biết mình đã sử dụng khá nhiều các cách thức khác nhau trong kỹ năng này. Có tới 71,3 % sinh viên cho biết họ luôn mỉm cười, chủ động chào, bắt tay trước khi gặp người khác, trên 64,9 % sinh viên cho rằng khi thiết lập mối quan hệ họ đã luôn sử dụng các cụm từ “Vui lòng”, “Xin lỗi”, “Xin phép”, “Cảm ơn”, “Rất vui”; Chú ý đến khoảng cách đứng, ngồi với đối phương; Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, nụ cười, gật đầu…). Cùng với đó có trên 80% sinh viên cho biết họ ít hoặc chưa bao giờ có biểu hiện im lặng hoặc chờ đối phương giới thiệu trước. Tuy nhiên vẫn còn một số lượng sinh viên nhất định đang gặp một số vấn đề khi sử dụng kỹ năng này, cụ thể: có gần 30% sinh viên nhận thấy bản thân ít hoặc chưa bao giờ sử dụng những kỹ năng công cụ nói trên khi vận dụng kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong cuộc sống của bản thân.

- Thời gian để SV CTXH tạo ấn tượng đối với đối tượng giao tiếp

Biểu đồ 2.2. Thời gian để SV CTXH tạo ấn tượng đối với đối tượng giao tiếp giao tiếp

Theo số liệu điều tra, phần lớn sinh viên CTXH đã sử dụng các kỹ năng, cách thức trong kỹ năng thiết lập mối quan hệ. Tuy nhiên, khi được hỏi về thời gian để tạo ấn tượng ban đầu với đối tượng giao tiếp thì có tới 62,8% sinh viên cho rằng đó là tất cả thời gian trong quá trình giao tiếp. Nhưng thực tế, để người khác có ấn tượng ban đầu tốt thì chúng ta chỉ cần 20 giây, điều đó được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, trang phục,… ngay từ lúc ban đầu gặp đối tượng.

7.4 16 13.8 62.8 0 10 20 30 40 50 60 70

20 giây 3 phút 5 phút Tất cả thời gian trong GT

(Đơn vị: %)

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)