Kỹ năng thuyết trình

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 43 - 45)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lý

2.2.4. Kỹ năng thuyết trình

- Mức độ tham gia thuyết trình của sinh viên ngành CTXH

Với mong muốn tìm hiểu mức độ sử dụng KN thuyết trình của SV ngành CTXH tôi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Mức độ tham gia thuyết trình của sinh viên ngành CTXH

Mức độ tham gia thuyết trình Kết quả

SL (%)

a. Đã từng thuyết trình 43 45,7

b. Chưa từng thuyết trình 51 54,3

Như kết quả thể hiện ở bảng 2.4 cho biết: có 45,7% sinh viên cho rằng bản thân đã từng thuyết trình, còn lại 54,3% SV cho biết mình chưa từng tham gia thuyết trình về bất cứ vấn đề gì. Lí do khiến 54,3% sinh viên chưa từng tham gia thuyết trình được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.5. Lí do sinh viên ngành CTXH chưa từng thuyết trình

Lí do

Kết quả SL

(tổng 51) Tỷ lệ (%)

a. Do thuyết trình không phải sở thích 7 7,4

b. Do kỹ năng thuyết trình chưa tốt 13 13,8

c. Do bản thân không tự tin, sợ đám đông 17 18,1

d. Do bản thân là người nói ngọng, nói tiếng địa phương 9 9,6

e. Không được mọi người giao nhiệm vụ 5 5,4

f. Kỹ năng thuyết trình không cần thiết 0 0

Có rất nhiều nguyên nhân khiến 54,3% sinh viên được điều tra chưa từng tham gia thuyết trình, nhưng chủ yếu là do: Bản thân không tự tin, sợ đám đông (18,1%), do kỹ năng thuyết trình của bản thân chưa tốt (13,8%); do bản thân có một số khó khăn trong giao tiếp: là người nói ngọng, nói tiếng địa phương (9,6%). Vì vậy để tạo điều kiện cho

SV có thể tham gia thuyết trình, chúng ta phải có biện pháp để thúc đẩy sự tự tin cũng như rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho SV để họ có thể nhận ra khả năng của mình, tích cực tham gia thuyết trình, đáp ứng yêu cầu không ngừng tăng lên của công việc.

- Mức độ sử dụng kỹ năng thuyết trình của sinh viên ngành CTXH

Theo số liệu điều tra tại bảng 2.4, có 45,7% sinh viên cho biết mình đã từng thuyết trình, vậy họ đã sử dụng kỹ năng này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bảng kết quả sau:

Bảng 2.6. Mức độ sử dụng kỹ năng thuyết trình của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục – Trường ĐHHV

Tiêu chí Mức độ sử dụng Không bao giờ Thi thoảng Thường

xuyên Luôn luôn

SL % SL % SL % SL %

Dành thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thuyết

trình 2 4,7 23 53,5 14 32,6 4 9,2

Sắp xếp các tư liệu theo những ý

chính của bài thuyết trình 5 11,6 18 41,9 16 37,2 4 9,3 Sử dụng các thiết bị hỗ trợ, hình

ảnh minh họa, tăng sức thuyết

phục cho bài thuyết trình 5 11,6 19 44,2 16 37,2 3 7,0 Đến địa điểm thuyết trình sớm để

nghe các bài thuyết trình trước đó 5 11,6 32 74,4 4 9,3 2 4,7 Phát biểu với giọng nói và nhịp

điệu phù hợp người nghe 11 25,6 15 34,9 13 30,2 4 9,3 Phát biểu lưu loát và tự tin trong

suốt buổi thuyết trình 5 11,6 25 58,1 8 18,6 5 11,7 Sử dụng giao tiếp không lời (mắt,

cử chỉ,…) trong quá trình giao

tiếp 4 9,3 25 58,1 7 16,3 7 16,3

Giữ được bình tĩnh, ứng xử khéo

léo với người phản biện 7 16,3 26 60,4 7 16,3 3 7,0 Thông qua bảng số liệu “Mức độ sử dụng kỹ năng thuyết trình của sinh viên ngành CTXH”, chúng ta có thể nhận thấy rằng một phần sinh viên đã sử dụng khá tốt kỹ năng này, tuy nhiên một số lượng sinh viên không nhỏ vẫn chưa biết cách sử dụng kỹ năng này như thế nào để thu được hiệu quả cao nhất. Cụ thể: Có tới 58,2% SV cho

biết bản thân chỉ thi thoảng hoặc không bao giờ dành thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài thuyết trình và sử dụng các thiết bị hỗ trợ, hình ảnh minh họa, tăng sức thuyết phục cho bài thuyết trình; 53,5% SV cho biết bản thân chỉ thi thoảng hoặc chưa bao giờ sắp xếp các tư liệu theo những ý chính của bài thuyết trình; Trong khi đó có một điều đáng buồn đó là có tới 86,0% SV bày tỏ mình ít hoặc không bao giờ đến địa điểm thuyết trình sớm để nghe các bài thuyết trình trước đó, tuy rằng việc lắng nghe các bài thuyết trình trước sẽ giúp cho mình rút ra những bài học và kinh nghiệm; Có tới 60,5% SV cho rằng mình ít và không bao giờ phát biểu với giọng nói và nhịp điệu phù hợp người nghe, có thể điều này bắt nguồn từ sự thiếu tự tin và chưa chuẩn bị bài kỹ của bản thân SV; 69,7% sinh viên nhận thấy bản thân ít và thi thoảng phát biểu lưu loát và tự tin trong suốt buổi thuyết trình, điều này đòi hỏi bản thân SV phải tự cố gắng nỗ lực, rèn luyện và tự thực hành kỹ năng này. Có tới 67,4% sinh viên cho biết bản thân ít và không bao giờ sử dụng giao tiếp không lời (mắt, cử chỉ,…) trong quá trình giao tiếp, dù vẫn biết cử chỉ không lời có hiệu quả rất cao khi sử dụng. Không những vậy, theo số liệu điều tra thì có đến 76,7% sinh viện tự nhận mình ít và chưa bao giờ giữ được bình tĩnh, ứng xử khéo léo với người phản biện.

Tất cả những biểu hiện trên đều bắt nguồn từ sự thiếu tự tin của bản thân sinh viên, cùng với đó là việc SV chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng này.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)