Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 79 - 82)

9. Kết cấu của đề tài

3.3. Tiến trình thực hiện – theo các giai đoạn của Công tác xã hội nhóm

3.3.4. Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động

3.3.4.1. Lượng giá về sự thay đổi của sinh viên về kỹ năng giao tiếp từ mô hình giáo dục, nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Mục tiêu đạt được:

- Các nhóm viên có tinh thần tích cực trong khi tham gia hoạt động nhóm, có thái độ nghiêm túc khi chuẩn bị, thực hiện các hoạt động nhóm, nhận thức được vai trò của bản thân đối với lợi ích của nhóm, chăm chỉ học hỏi tương tác với nhóm.

- Các nhóm viên vận dụng được lí thuyết vào giải quyết tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.

- Các nhóm viên nhận thức được một cách đầy đủ, chính xác vai trò, mục đích, cách thực hiện của một số kỹ năng giao tiếp cơ bản: Kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thấu cảm… Bên cạnh đó, phát triển sức sáng tạo và kĩ năng dẹp bỏ căng thẳng khi giao tiếp.

- Các nhóm viên trang bị cho mình thêm một số kỹ năng khác như: Kỹ năng triển khai các mối quan hệ, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm việc tốt dưới áp lực, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng điều hành nhóm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lí thời gian…

Một số tồn tại, hạn chế:

- Vì thời gian có hạn nên một số SV chưa thể sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp.

- SV thiếu tích cực, chủ động

- Giờ giấc chấp hành chưa nghiêm. Một vài trường hợp SV đến muộn trong khi sinh hoạt nhóm. Tuy nhiên, sau khi nhắc nhở các bạn đã hạn chế tình trạng đi muộn.

- SV thiếu tự tin, sợ đám đông bởi các lí do: nói ngọng, nói giọng địa phương, hạn chế về mặt vốn từ. Điều này cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình giao tiếp.

3.3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp:

- Yếu tố chủ quan:

+ Động cơ, hứng thú: Một số bạn SV từ việc thiếu động cơ rèn luyện KNGT, các bạn không biết KNGT có vai trò như thế nào,có giúp ích cho các bạn hay không dẫn đến việc thiếu hứng thú để học giao tiếp và nâng cao KNGT cho bản thân.

+ Trang phục giao tiếp: Trang phục giao tiếp cũng là một yếu tố làm hạn chế hiệu quả của quá trình giao tiếp nếu như trang phục đó không hợp với nội dung, chủ đề giao tiếp. Trang phục phù hợp với môi trường, hoàn cảnh giao tiếp sẽ tạo được ấn tượng cho đối tượng giao tiếp.

+ Ngôn ngữ giao tiếp bất đồng, tâm lí lo lắng, tự ti, thói quen ngần ngại giao tiếp cũng

phần nào làm giảm đi hiệu quả giao tiếp. - Yếu tố khách quan:

+ Môi trường nhỏ hẹp, gò bó và tác động từ phía dư luận về vấn đề việc làm hiện nay có ảnh hưởng đến sinh viên. Vì vậy, một vài sinh viên nhụt chí, không muốn cố gắng, không tạo ra được hứng thú đối với việc rèn các kỹ năng nói chung và KNGT nói riêng.

+ Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thì trường làm cho SV đua theo lối sống ảo, lạm dụng internet, mê game mà lơ đãng học tập, trau dồi kỹ năng.

Tiểu kết chương 3

Để nâng cao kỹ năng giao tiếp, Trường Đại học Hùng Vương cũng như Khoa Tâm lí giáo dục đề ra một số biện pháp như: Đưa kỹ năng giao tiếp vào giảng dạy trong trường học; tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm liên quan tới kỹ năng giao tiếp; tổ chức các cuộc thi có chủ đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp (thi thuyết trình, hùng biện, ứng xử…)… Tuy nhiên các biện pháp này chưa đồng bộ và chưa tiếp cận được số đông sinh viên.

Thông qua quá trình điều tra tôi nhận thấy nhu cầu mong muốn được tham gia các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục là rất lớn. Quy trình vận dụng phương pháp CTXH nhóm có tính khả thi cao, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau mà không mất quá nhiều kinh phí. Khi tham gia nhóm, các nhóm viên có cơ hội tương tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như cùng nhau rèn luyện để cải thiện và năng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân.

Trên đây là quy trình vận dụng phương pháp CTXH nhóm với các hoạt động được chuẩn bị cụ thể nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nhóm sinh viên có thể tham gia, trang bị cho bản thân những kiến thức kỹ năng đúng đắn, được thực hành những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Cách này có thể vận dụng cho nhóm nhỏ từ 10 – 15 nhóm viên, phù hợp với môi trường đại học.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)