Chương trình giáo dục, rèn luyện, thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tạ

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 46 - 49)

9. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Chương trình giáo dục, rèn luyện, thực hành kỹ năng giao tiếp cho sinh viên tạ

tại ngành Công tác xã hội – Khoa Tâm lí giáo dục.

Để có được kỹ năng giao tiếp tốt, thì sinh viên luôn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện, thực hành… Vậy đã có những chương trình giáo dục, rèn luyện, thực hành như thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành CTXH? Để trả lời được câu hỏi này, tôi đã tiến hành điều tra và có được kết quả như sau:

Biểu đồ2.4. Những hình thức Trường Đại học Hùng Vương sử dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên

Chú giải:

a. Đưa môn kỹ năng giao tiếp vào chương trình giảng dạy 63.3 26.7 19.2 23.3 0 10 20 30 40 50 60 70 a b c d Đơn vị: %

b.Tổ chức các hội thảo chia sẻ về kỹ năng giao tiếp cho sinh viên c. Tổ chức các nhóm về rèn luyện kỹ năng giao tiếp

d.Tổ chức các cuộc thi có liên quan đến nâng cao kỹ năng giao tiếp

Biểu đồ trên đã cho chúng ta có thể thấy được Trường Đại học Hùng Vương đã có khá nhiều hình thức để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Điều này được thể hiện cụ thể như sau:

Hình thức đưa môn kỹ năng giao tiếp vào chương trình giảng dạy: Đây là hình thức được Nhà trường sử dụng nhiều nhất với 63,3%. Hình thức này được thực hiện một cách khá rộng rãi và áp dụng với nhiều khoa khác nhau, đặc biệt là các ngành nằm trong chương trình đào tạo Sư phạm và các ngành liên quan đến tâm lý. Đối với ngành CTXH thì môn Kỹ năng giao tiếp chỉ là môn tự chọn nên không phải sinh viên nào cũng được tiếp xúc với môn học.

Tiếp theo là hình thức tổ chức các hội thảo chia sẻ về kỹ năng giao tiếp cho sinh viên với 26,7%, có thể do sinh viên trong trường quá đông, các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, thời gian bó hẹp nên việc thực hiện hoạt động này chưa đạt được hiệu quả tối ưu.

Tổ chức các cuộc thi có liên quan đến nâng cao kỹ năng giao tiếp: Hình thức này chiếm 23,3%, các hình thức thi này cũng giống như tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ về kỹ năng giao tiếp tôi đã nêu ở trên. Có thể do Trường chưa có đủ điều kiện để tổ chức các cuộc thi như thế. Các cuộc thi liên quan đến kỹ năng giao tiếp chủ yếu được xử dụng đan xen trong các buổi thi Nghiệp vụ Công tác xã hội, hay các cuộc thi về Miss, Nữ sinh thanh lịch…

Đối với hình thức tổ chức hoạt động nhóm về rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Đây là hình thức ít được sử dụng, biểu đồ trên đã cho ta thấy rõ điều đó vì chỉ có 19,2% cho rằng hình thức này được sử dụng. Kỹ năng hoạt động nhóm là một hình thức khá khó để duy trì vì nó cần có người lãnh đạo, cần sự đoàn kết giữa các thành viên, cần duy trì trong một khoảng thời gian nhất định, bên cạnh đó cần phải có cả kinh phí để nhóm duy trì các hoạt động. Hình thức nhóm chưa được phổ biến ở Việt Nam, hình thức này cần phải chờ một khoảng thời gian nữa khi sinh viên có được kỹ năng làm việc nhóm.

Các chương trình được đưa ra và thực hiện như vậy, hiệu quả của các hoạt động này như thế nào? Có thu được hiệu quả như mong muốn hay không? Kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 2.8. Hiệu quả của các phương pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp

Các biện pháp

Mức độ

Hiệp quả cao Hiệu quả thấp Không hiệu quả

SL (%) SL (%) SL (%)

Đưa kỹ năng giao tiếp vào giảng

dạy trong các trường học 72 76,6 18 19,1 4 4,3

Nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm liên quan tới kỹ năng giao tiếp

54 54,7 37 39,4 3 3,2

Nhà trường tổ chức các cuộc thi có chủ đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp (thi thuyết trình, hùng biện, ứng xử…)

56 59,6 35 37,2 3 3,2

Nhà trường có những hình phạt và kỉ luật đối với học sinh có hành vi ứng xử không phù hợp (đình chỉ học, hạ hạnh kiểm,…)

29 30,9 21 22,3 44 46,8

Các hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua thực hành, thực tập.

58 61,7 29 38,9 7 7,4

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ: “Hiệu quả của các phương pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp”, chúng ta có thể nhận thấy có rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, nhưng mức độ hiệu của các biện pháp này mang lại là khác nhau. Cụ thể là:

+ Về hiệu quả cao: Sinh viên CTXH cho rằng biện pháp đưa kỹ năng giao tiếp vào giảng dạy trong các trường học có hiệu quả cao nhất (76,6%) ; sau đó lần lượt là các biện pháp hoạt động rèn luyện KNGT thông qua thực hành, thực tập (61,7%); Nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm liên quan tới kỹ năng giao tiếp (57,4%); Nhà trường tổ chức các cuộc thi có chủ đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp (59,6%).

+ Hiệu quả thấp và không hiệu quả : Trong các biện pháp nêu ra thì biện pháp Nhà trường có những hình phạt và kỉ luật đối với học sinh có hành vi ứng xử không phù hợp (đình chỉ học, hạ hạnh kiểm,…) được cho là có hiệu quả thấp nhất (22,3%) và thậm chí là không hiệu quả (46,8%).

Như vậy, mặc dù đã có rất nhiều biện pháp đưa ra nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV, tuy nhiên các biện pháp này cần thực hiện đồng bộ và quyết liệt hơn nữa, tạo động lực cho SV có ý thức tự rèn luyện KNGT cho bản thân.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội nhóm với việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội khoa tâm lý giáo dục trường đại học hùng vương (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)