9. Kết cấu của đề tài
2.3.3. Kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
ra đối với việc giáo dục, trải nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục.
a. Đánh giá thực trạng về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH
Dù đã sử dụng nhiều hình thức, phương tiện cũng như tham gia các hoạt động nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho bản thân nhưng khả năng về giao tiếp của sinh viên ngành CTXH vẫn chưa cao.
Biểu đồ 2.7. Sinh viên ngành CTXH đánh giá về kỹ năng giao tiếp của bản thân
Qua biểu đồ ta nhận thấy được rất rõ thực trạng khả năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH, sinh viên tự đánh giá mình có kỹ năng giao tiếp rất tốt chỉ có 3,3%, có khả năng giao tiếp tốt là 8,3%, có 59,2% sinh viên cho rằng kỹ năng giao tiếp của mình ở mức độ bình thường và cần rèn luyện nhiều hơn. Trong khi đó có tới 27,5% sinh viên cho rằng kỹ năng giao tiếp của mình chưa tốt, chắc chắn phải học hỏi và thực hành nhiều hơn. Và vẫn còn 1,7% cho rằng mình có khả năng giao tiếp “đạt” mức tồi tệ.
Từ kết quả trên, chúng ta cũng dễ hiểu tại sao sinh viên ngành CTXH vẫn còn thiếu tự tin, còn lúng túng trong quá trình giao tiếp.
0 10 20 30 40 50 60 Tồi tệ Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt 1.7 27.5 59.2 8.3 3.3 (Đơn vị: %)
Biểu đồ 2.8. Biểu đồ mức độ tự tin khi giao tiếp của sinh viên ngành CTXH Chú giải: Chú giải:
A. Rất tự tin và làm chủ trong giao tiếp B. Có đủ tự tin và làm chủ trong giao tiếp
C. Đôi khi còn lúng túng, thiếu tự tin trong giao tiếp D. Không tự tin
Số liệu trên biểu đồ ta thấy một điều rằng, những sinh viên rất tự tin và luôn làm chủ trong giao tiếp chỉ đạt 2,5%, Có đủ tự tin và làm chủ trong giao tiếp cũng có tỉ lệ khá thấp (20,8%).
Trong khi đó lại có tới 58,3% sinh viên cho rằng đôi khi bản thân còn lúng túng, thiếu tự tin trong giao tiếp. Đặc biệt có tới 18,3% sinh viên bày tỏ mình không tự tin khi giao tiếp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chính các sinh viên đó, khi không tự tin để giao tiếp cá nhân sẽ trở nên rụt rè, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, không phát huy được khả năng cũng như kìm hãm sự phát triển của sinh viên ấy. Điều nghiêm trọng hơn nếu cá nhân không tiếp xúc nhiều với xã hội, họ sẽ không giải tỏa được cảm xúc ra bên ngoài, gây ra nhiều rối loạn, đây là nguyên nhân dẫn đến tự kỉ, các chững bệnh về tâm thần.
Khi chia sẻ về những khó khăn gặp phải trong quá trình giao tiếp, tôi nhận được rất nhiều sự phản hồi từ các bạn sinh viên trong khoa. Có lẽ những khó khăn này họ cũng rất ít chia sẻ với người khác, cũng có thể họ sợ người khác đánh giá không tốt về bản thân mình. Có nhiều khó khăn nhưng chủ yếu sinh viên ngành CTXH gặp một số
2.5 20.8 58.3 18.3 3.3 A D C D (Đơn vị: %)
khó khăn như: ngôn ngữ: một bạn nữ thuộc K12 chia sẻ rằng bạn gặp khó khăn ở chỗbạn là người dân tộc thiểu số, nhiều từ khó bạn phát âm chưa được chuẩn nên rất ngại nói chuyện với mọi người. Hay khó khăn trong giao tiếp vì nói ngọng (“l” và “n”), nói giọng địa phương; thiếu vốn từ nên khó diễn đạt cho người khác hiểu; không diễn đạt được cảm xúc; không biết mở đầu và kết thúc câu chuyện; giao tiếp với người khuyết tật; trong việc thuyết trình;…
Tuy vậy khi được hỏi “Bạn đã bao giờ tham gia một khóa học/tập huấn nào đó về kỹ năng giao tiếp chưa?” thì kết quả thật bất ngờ.
Biểu đồ 2.9. Mức độ tham gia các khóa học, tập huấn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH
Chú giải:
A. Đã tham gia nhiều, từ 2 khóa tập huấn trở lên B. Đã tham gia một khóa tập huấn
C. Chưa tham gia khóa nào
Kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ cho ta thấy rằng chủ yếu sinh viên chưa tham gia khóa học hay khóa tập huấn nào về kỹ năng giao tiếp (69,2%), có 2,5% sinh viên cho biết mình đã tham gia một khóa học/tập huấn về kỹ năng giao tiếp. Và chỉ có 5,8% số sinh viên được điều tra bày tỏ mình đã từng tham gia từ 2 khóa học/tập huấn trở lên để có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân.
Như vậy qua điều tra về thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH tôi nhận thấy rằng, kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH vẫn đang ở mức trung bình. Đa phần các sinh viên đang còn lúng túng, thiếu tự tin trong quá trình
5.8 2.5 69.2 0 A B C (Đơn vị: %)
giao tiếp. Tuy vậy, đa số sinh viên lại không có kế hoạch gì để có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân, điều này được biểu hiện ở chỗ trên 70% sinh viên không tham gia hoặc ít tham gia vào các lớp học/tập huấn về nâng cao kỹ năng giao tiếp.
b, Nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội chưa cao
Kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH chưa cao bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.11. Nguyên nhân dẫn đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH chưa cao
STT Nguyên nhân Mức độ
SL %
1 Do bản thân sinh viên chưa nhận thức được tầm
quan trọng của kỹ năng giao tiếp 17 18,1
2 Do không có điều kiện để thực hành các kỹ năng
giao tiếp 10 10,6
3 Do nhà trường không chú trọng 0 0
4 Do không có những chương trình hỗ trợ giúp
sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp. 3 3,2
5 Tất cả các lí do trên 64 68,1
Qua bảng số liệu ta thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến cho kỹ năng giao tiếp của sinh viên chưa cao. Trong đó có 18,1% sinh viên cho rằng nguyên nhân là do bản thân sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, có 10,6% sinh viên cho rằng điều này là bởi không có điều kiện để thực hành các kỹ năng giao tiếp, 3,2% sinh viên cho biết giao tiếp không tốt là do không có những chương trình hỗ trợ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng giao tiếp.
Có tới 68,1% sinh viên cho rằng tất cả các lí do nêu trên đều là nguyên nhân làm cho kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngày càng kém đi.
Một số bạn sinh viên khác còn bày tỏ thêm, vấn đề này còn là do bản thân sinh viên quá tự ti, không nhận thức được vai trò của kỹ năng giao tiếp.
c. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục, trải nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội
Qua quá trình điều tra về kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục, tôi nhận thấy một số vấn đề đặt ra với với việc giáo dục, trải nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH như sau:
Thứ nhất: Sinh viên ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục đa phần đã nhận thức được vai trò ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp đối với bản thân tuy nhiên lại chưa có sự rèn luyện, học hỏi nên trình độ thực hiện các kỹ năng giao tiếp vẫn ở mức độ thấp.
Thứ hai: Tại nơi sinh viên học tập, Nhà trường đã có các biện pháp hỗ trợ cho sinh viên nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, các biện pháp chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và các hình thức chưa thực sự đa dạng. Đây cũng là một trong các lí do khiến sinh viên thiếu sức hút đối với kỹ năng giao tiếp. Vì vậy việc giáo dục rèn luyện kỹ năng giao tiếp của nhà trường đối với sinh viên là điều rất cần thiết.
Thứ ba: Kinh phí là một vấn đề khó khăn đối với sinh viên và nhà trường, bởi không có kinh phí thì rất khó để có thể duy trì các hoạt động học tập rèn luyện.
Tiểu kết chương 2
Thông qua quá trình tìm hiểu, điều tra về thực trạng và giải pháp nâng cao KNGT của SV ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục Trường ĐHHV tôi rút ra một số nhận xét như sau:
Nhìn chung SV ngành CTXH đã có cái nhìn tích cực về vai trò của KNGT, đồng thời cũng đã có một số lượng SV đã có ý thức nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Tuy nhiên, một phần không nhỏ SV chưa có kỹ năng trong việc sử dụng hiệu quả các kỹ năng giao tiếp.
Để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV, Trường ĐHHV và Khoa Tâm lí giáo dục đã có các chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho SV. Tuy nhiên, do hoạt động đang ở quy mô nhỏ, hoạt động chưa được thường xuyên nên những hoạt động này chưa có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức của SV, vì vậy hiệu quả thu về chưa được cao.
Tuy nhiên, cũng theo kết quả điều tra cho thấy sinh viên ngành CTXH có nhu cầu rất cao trong việc tham gia các chương trình, hoạt động để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho bản thân. Vì vậy việc tổ chức các chương trình, hoạt động để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên là điều rất cần thiết.
CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG QUY TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ
HỘI - KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành Công tác xã hội.
3.1.1. Những hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp của Khoa Tâm lí giáo dục và Trường Đại học Hùng Vương. Trường Đại học Hùng Vương.
3.1.1.1. Những hoạt động đã triển khai
Sinh viên Khoa tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm của nhà trường về nâng cao kĩ năng giao tiếp cho sinh viên.
Trong thời gian qua, nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên, Trường ĐHHVđã tổ chức các buổi hội thảo, chương trình trao đổi, tọa đàm liên quan đến kỹ năng giao tiếp cho sinh viên. Bên cạnh đó, trong các buổi học chính trị đầu năm, các thầy cô trong Nhà trường đã có mặt, chia sẻ những kiến thức bổ ích liên quan đến giao tiếp như: Trong buổi học chính trị đầu năm học, Thầy N.T.A chia sẻ về kỹ năng lắng nghe tích cực; Các chuyên gia nói chuyện, chia sẻ với sinh viên về Kỹ năng giao tiếp. Gần đây nhất, có thể kể đến buổi nói chuyện của thầy Đỗ Nhạc.
Khoa Tâm lí Giáo dục tổ chức các hoạt động cụ thể, qua đó sinh viên ngành CTXH rèn luyện một số kĩ năng giao tiếp.
Tuy mới được thành lập nhưng Khoa Tâm lý giáo dục – Trường ĐHHV đã tổ chức nhiều các hoạt động hay, có ý nghĩa thiết thực. Thông qua đó, sinh viên ngành CTXH không chỉ học, rèn luyện về mặt lí thuyết, chuyên môn mà còn được rèn luyện một số kỹ năng giao tiếp, phát triển sự tự tin, kỹ năng nghe, nói, thuyết trình trước đám đông,… Bên cạnh đó, các hoạt động được tổ chức còn nhằm mục đích giúp sinh viên ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống, công việc và rèn luyện tính chủ động, tự giác trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân. Cụ thể:
Khoa Tâm lí giáo dục tổ chức Lễ kỉ niệm ngày CTXH Việt Nam và báo cáo kết quả thực tập sinh ngành CTXH; Hội nghị chuyên đề; Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên; Hoạt động thực hành rèn nghề; Hoạt động kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 8 – 3; Kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ chí Minh 26/3;…
Bên cạnh đó, Khoa Tâm lí giáo dục tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi, giải đáp thắc mắc của sinh viên thông qua Hội nghị đối thoại sinh viên. Tại Hội nghị các bạn được đặt câu hỏi, bày tỏ ý kiến và các thầy cô là người sẵn sàng chia sẻ. Qua đó, sinh viên có điều kiện để giao tiếp, phát triển kỹ năng giao tiếp.
Đồng thời, SV ngành CTXH còn được tham gia các buổi tình nguyện,tuyên truyền; tham gia dự án Thắp sáng cộng đồng; tham gia trải nghiệm thực tế,…
3.1.1.2. Những thành công và hạn chế của hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV ngành CTXH - Trường Đại học Hùng Vương
- Thành công:
+ Các hoạt động thu hút được một số lượng sinh viên tham gia, sau những hoạt động này sinh viên thu được cho mình những kiến thức và kỹ năng bổ ích cho bản thân.
+ Hoạt động được tổ chức với trọng tâm là hoạt động thực hành với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy nâng cao được kỹ năng thực tiễn cho SV. SV được khám phá và thể hiện khả năng của bản thân nhiều hơn.
- Hạn chế:
+ Các hoạt động này chưa tiếp cận được nhiều bộ phận sinh viên, khi có chương trình hoạt động, nhiều bộ phận sinh viên không nhận được thông báo về lịch trình của hoạt động.
+ Các hoạt động này có hiệu quả rất cao trong việc nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng cho SV, tuy nhiên SV muốn tham gia hoạt động này thì phải đóng phí, vì vậy phần nào đó cản trở việc tham gia hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp của SV.
Như vậy, mặc dù các biện pháp mà nhà trường đưa ra đã gặt hái được những kết quả bước đầu, nhưng những biện pháp này chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện của sinh viên, hoạt động ở quy mô nhỏ nên chưa tiếp cận được tất cả sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành Công tác xã hội. Vì vậy, việc đề xuất xây dựng quy trình CTXH nhóm nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên ngành công tác xã hội là hoàn toàn có cơ sở.
3.1.2. Nhu cầu của sinh viên ngành Công tác xã hội với việc nâng cao Kỹ năng giao tiếp
Với mong muốn tìm hiểu chi tiết về nhu cầu của sinh viên ngành CTXH về kỹ năng giao tiếp, tôi đã tiến hành điều tra và kết quả được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Nhu cầu tham gia các chương trình, hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên ngành CTXH
Thông qua biểu đồ, ta có thể thấy rằng mức độ mong muốn tham gia vào các hoạt động, chương trình nhằm nâng cao KNGT của sinh viên ngành CTXH là rất lớn. Trong tổng số 94 sinh viên được điều tra thì có tới 55,8% sinh viên bày tỏ bản thân muốn tham gia vào các hoạt động để có thể nâng cao khả năng giao tiếp cho bản thân. Và nếu có điều kiện phù hợp thì có tới 44,2% sinh viên tham gia. Trong khi đó không có sinh viên nào từ chối tham gia các hoạt động liên quan đến việc nâng cao KNGT. Những con số này khẳng định một điều rằng, KNGT đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các sinh viên trong khoa.
Trong quá trình điều tra, tôi đã nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ phía SV cả bốn khóa của ngành CTXH – Khoa Tâm lí giáo dục. Rất nhiều sinh viên đã cho rằng Khoa Tâm lí giáo dục nên có nhiều hình thức để nâng cao KNGT cho SV, sau đây là một số ý kiến tiêu biểu: Một sinh viên nữ K12 cho biết “Để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV thì cần phải tổ chức các nhóm để SV có môi trường hoạt động, rèn luyện”, một sinh viên nữ khác của K12 cũng cho biết “Cần thành lập các câu lạc bộ để rền luyện KNGT cho sinh viên”, hay một số ý kiên khác như: “Tổ chức các buổi họp nhóm, giao lưu, chia sẻ, thuyết trình nâng cao năng lực giao tiếp”, “Đưa môn Kỹ năng giao tiếp vào chương trình giảng dạy”, “Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, tổ chức các cuộc thi có liên quan đến nâng cao kỹ năng giao tiếp”, “Tổ chức các