Kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 78)

Số người điều tra Người 30 30 30 90

Số người tham gia các lớp

tập huấn Người 27 22 29 78

1. Nội dung tập huấn

- Bổ ích % 55,56 59,09 68,97 61,54 - Bình thường % 40,74 36,36 27,59 34,62 - Không bổ ích % 3,7 4,55 3,44 3,85 2. Phương pháp giảng dạy của

giảng viên - Tốt % 22,22 22,73 31,03 25,64 - Bình thường % 51,85 36,36 62,07 51,28 - Chưa tốt % 25,93 40,91 6,9 23,08 3. Mức hỗ trợ kinh phí - Thấp % 66,67 72,73 75,86 71,79 - Phù hợp % 18,52 13,64 20,69 17,95 - Cao % 14,81 13,64 3,45 10,26 4. Số lượng lớp tập huấn - Đã đáp ứng nhu cầu % 88,89 81,82 82,76 84,62 - Chưa đáp ứng nhu cầu % 11,11 18,18 17,24 15,38 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Trong 90 hộ được phỏng vấn, có 78 hộ tham gia các hoạt động tập huấn KHKT, các hộ còn lại không tham gia với lý do bận nhiều việc, gia đình hết đất canh tác.

Qua số liệu bảng 4.12 cho thấy: Về nội dung tập huấn, trong 78 hội viên tham gia trả lời khảo sát có 48 người cho rằng nội dung tập huấn tốt, chiếm 61,54%; 27 người cho rằng nội dung tập huấn bình thường, chiếm 34,62% và có 3 người cho rằng nội dung tập huấn chưa tốt, chiếm 3,85%. Về phương pháp giảng dạy của giảng viên, có 20 người cho rằng phương pháp giảng dạy của các giảng viên là tốt, chiếm 25,64%, tuy nhiên cũng có đến 40 người cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên là bình thường, chiếm 51,28% và 18 người cho rằng phương pháp giảng dạy là chưa tốt, chiếm 23,08%. Về mức hỗ trợ kinh phí, có tới 56 người cho rằng mức hỗ trợ kinh phí thấp chiếm 71,79%, có 14 người cho rằng mức hỗ trợ kinh phí như vậy là phù hợp chiếm 17,95% và chỉ có 8 người cho rằng mức hỗ trợ kinh phí cao chiếm 10,26%. Về số lượng lớp tập huấn, có 66 người cho rằng số lượng lớp tập huấn đã đáp ứng được nhu cầu, chiếm 84,62%, tuy nhiên có 12 người cho rằng số lượng lớp như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu vì ngoài các nội dung tập huấn ở trên các hội viên có có nhu cầu được tấp huấn về một số kiến thức khác như cách sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật,…

Như vậy, sau khi tham gia các lớp tập huấn trong thời gian qua, phần lớn các hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có những đánh giá, nhận xét tốt: họ đã được bổ sung, cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều ý kiến như sau: Nội dung tập huấn tương đối tốt, tuy nhiên phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa được tốt, do đó làm giảm đi hiệu quả của các lớp tập huấn và mức hỗ trợ cho các lớp tập huấn còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải lựa chọn các giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt tham gia giảng dạy trong các lớp tập huấn cho hội viên và tăng thêm mức hỗ trợ cho các hội viên tham gia các lớp tập huấn.

4.2.2.3. Hoạt động tín chấp

a. Tình hình triển khai hoạt động hỗ trợ nguồn vốn sản xuất, kinh doanh

Vay vốn phát triển sản xuất luôn là nhu cầu của các hộ gia đình. Ngay từ đầu năm, Hội LHPN huyện chỉ đạo các cấp Hội tiếp tục duy trì, củng cố và quản lý các nguồn vốn Hội đang quản lý.

* Với vay vốn của NHCSXH:

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hội LHPN Việt Nam đã ký văn bản liên tịch số 235/VBLT ngày 15/4/2003, văn bản thỏa thuận số 2976/VBTT ngày 04/12/2006 với NHCSXH về việc tổ chức thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hội LHPN các cấp tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng trong việc cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời sống.

Phối hợp chỉ đạo thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để lập kênh dẫn vốn trực tiếp đến hộ nghèo, giúp hộ nghèo vay vốn tiếp cận với dịch vụ tài chính ngân hàng. Phát huy truyền thống đoàn kết tương trợ trong cộng đồng, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc nhau trong trả nợ tiền lãi, gốc đúng kỳ hạn cam kết; cung cấp đúng, đầy đủ các thông tin, tài liệu liên quan đến vốn nhận ủy thác cho Ngân hàng CSXH và chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Triển khai thực hiện nghiêm túc việc cho vay theo hợp đồng ủy thác cho vay; việc cho vay, thu nợ, thu lãi, xử lý rủi ro… phải tuân theo các văn bản pháp quy, các quy định nghiệp vụ và văn bản liên quan khác của ngân hàng CSXH; sử dụng vốn nhận ủy thác đúng mục đích, đúng nội dung đã quy định và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay; hoàn trả vốn ủy thác và lãi thu được đúng hạn theo thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng ủy thác cho vay; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ nghèo và thực hiện báo cáo, thống kê theo quy định của Ngân hàng CSXH; tham gia xây dựng các tài liệu tập huấn, tổ chức tập huấn và tham dự lớp tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng CSXH tổ chức.

Tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho hộ nghèo, đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; cung cấp cho Ngân hàng CSXH về nguyện vọng của hội viên phụ nữ liên quan đến việc vay vốn Ngân hàng CSXH.

Hơn 10 năm thực hiện văn bản liên tịch về ủy thác vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách giữa Hội LHPN và Ngân hàng CSXH các cấp. Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với Ngân hàng CSXH giúp cho hộ gia đình thiếu vốn, gia đình chính sách được vay vốn thông qua các chương trình (thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)