Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 45)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Yên Phong 3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng châu thổ sông hồng.

Phía Bắc lấy sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội, huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh, phía Tây lấy sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn thuộc thành Phố Hà Nội.

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: UBND huyện Yên Phong (2016)

Trung tâm huyện lỵ Yên Phong cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15 km về phía Đông; cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam; quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với khu công nghiệp và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới

giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội với các vùng trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, cho nên địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu bao phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê, tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình trong toàn huyện so với mặt nước biển là 4,5m. Cánh đồng cao nhất thuộc xã Yên Phụ so với mặt nước biển cao 7m. Cánh đồng thấp nhất thuộc thôn Đại Chu, xã Long Châu cao 2,5m so với mặt nước biển.

Trên địa bàn huyện có địa hình hình bậc thang, cao thấp xen kẽ đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Nhưng nhìn chung địa bàn của Huyện thuận lợi cho việc kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

3.1.1.2. Khí hậu và thời tiết

Địa bàn huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa; mùa đông lạnh, khô, độ ẩm thấp; mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao. Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 6-210C, lượng mưa bình quân mỗi tháng tầm 20-56mm. Bình quân một năm có 2 đợt rét nhiệt độ dưới 13° kéo dài 3 ngày.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm với lượng mưa trung bình thường từ 100-312mm. Các tháng mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,70-29,10C. Độ ẩm không khí trung bình năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

Nhìn chung Yên Phong có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:

Theo số liệu từ Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Phong thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Phong là 11.783,41 ha, đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát. Toàn

huyện có 3 nhóm đất chủ yếu là: Đất phù sa, đất bạc màu, đất đồi núi đỏ vàng. * Tài nguyên khoáng sản:

Yên Phong là một huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có đất sét làm gạch được phân bố tập trung ở các xã Dũng Liệt, Tam Đa, Yên Trung, Long Châu.

* Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt

Yên Phong có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh. Phía Bắc huyện là Sông Cầu, phía đông là sông Cà Lồ và phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía tây là sông Cà Lồ.

Sông Cầu là sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang. Hàng năm nước lũ xuất hiện từ khoảng tháng 6 tới tháng 9, sông có bề mặt rộng, nước chảy xiết.

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã Văn Môn tới xã Đông Phong, là ranh giới giữa huyện Từ Sơn, Tiên Du và Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến tới xã Tam Giang dài 7km, đồng thời là ranh giới giữa huyện Yên Phong với huyện Sóc Sơn và Đông Anh - thành phố Hà Nội.

Ngoài các sông chính có lượng mưa dồi dào nêu trên, huyện có hàng chục ha ao hồ được phân bố đều ở các làng xã. Đây cũng chính là nơi chứa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và là nơi thả cá đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

- Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm trên thực tế toàn huyện có độ sâu trung bình từ 4-6m, chất lượng nước tốt, có thể đem vào sử dụng và tưới tiêu. Nhìn chung lượng nước ngầm dồi dào đảm bảo đủ cung cấp nước tưới cho nông nghiêp và các hoạt động kinh tế xã hội khác.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 - 2016 được khái quát tại bảng 3.1.

Quỹ đất nông nghiệp của huyện còn khá lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Tuy nhiên, về thực trạng đất nông nghiệp vẫn tập trung nhiều ở các xã xa thị trấn, còn gần trung tâm thì đất nông nghiệp lại ít hơn. Vậy nên, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con để phát triển bền vững.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015, dân số Yên Phong là: 162.592 người, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 76.786 người và nữ: 85.806 người) (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Theo địa giới hành chính hiện nay, Yên Phong có 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Phong, Đông Tiến, Trung Nghĩa, Long Châu, Tam Đa, Đông Thọ, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Yên Trung với 74 thôn làng, khu phố.

Thu nhập bình quân đạt 48,35 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tăng 5,81 triệu đồng (13,6%) so với năm 2015 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Số hộ nghèo là 993 hộ (tỷ lệ 2,67%); số hộ cận nghèo là 964 hộ (tỷ lệ 2,6%) theo tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,36% (năm 2016), 100% dân số là người Kinh. Dân cư phân bố không đồng đều trong toàn huyện, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.327 người/km2 trong đó xã có mật độ dân số đông nhất là Văn Môn 2.403 người/km2, Yên Phụ là 1.905 người/km2, thấp nhất là Dũng Liệt với 1.017 người/km2 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm khoảng trên 60% dân số, lao động hiện nay của huyện có một số không nhỏ là lao động từ các nơi khác chuyển tới do qua trình vận hành và mở rộng các khu công nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Hiện nay, lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế gồm: lao động nông nghiệp 67,8%; lao động công nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm 32,2% (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 - 2016

STT

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích tự nhiên 9.686,2 100,0 9.686,2 100,0 9.686,2 100,0 100,0 100,0 100 1 Đất nông nghiệp 5.659,9 58,4 5.650,1 58,3 5.595,1 57,8 99,8 99,0 99,43 - Đất trồng cây hàng năm 5.632,2 99,5 5.598,3 99,1 5.578,1 99,7 99,4 99,6 99,52

- Đất trồng cây lâu năm 27,7 0,5 51,8 0,9 17,0 0,3 187,0 32,8 78,34

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 396,2 4,1 396,2 4,1 396,2 4,1 100,0 100,0 100

3 Đất phi nông nghiệp 3.595,8 37,1 3.605,6 37,2 3.660,6 37,7 99,7 100,0 100,9

Đất ở đô thị 83,3 2,3 83,3 2,3 83,3 2,3 100,0 100,0 100

Đất ở nông thôn 851,3 23,7 851,3 23,6 851,3 23,2 100,0 100,0 100

Đất phi nông nghiệp khác 2.661,2 74,0 2.671,0 74,1 2.726,0 74,5 100,4 102,1 101,21

4 Đất chưa sử dụng 34,3 0,4 34,3 0,4 34,3 0,4 100,0 100,0 100

3.1.2.3. Thu nhập và mức sống dân cư

Trong những năm gần đây, những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương đã làm cải thiện đáng kể mức sống của dân cư trong huyện. Bình quân thu nhập đầu người năm 2016 đạt 27,7 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đạt 480,5 kg /người /năm. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, ngày càng có nhiều hộ khá và giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,1% so với năm trước, không còn hộ đói. 100% số xã, thị trấn đều có đủ trường học, trạm y tế kiên cố, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố đạt trên 80%. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, mức sống còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các xã trong huyện.

Nhìn tổng thể, Yên Phong là một huyện có đặc điểm tự nhiên - xã hội tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và khu, cụm công nghiệp... đồng thời có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, nhìn chung các lợi thế trên chưa được khai thác tốt hoặc vẫn ở dạng tiềm năng. Ở Yên Phong, hiện nay phần lớn các xã hằng năm vẫn chưa tự cân đối thu chi được.

Để khai thác được các lợi thế về tự nhiên, về kinh tế - xã hội phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách ngày càng tăng đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng và chính sách đồng bộ, hợp lý trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng.

3.1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng

a. Điện, thông tin liên lạc

Hiện nay, 100% số thôn, khu phố trong toàn huyện đều có điện tiêu dùng và sản xuất, với 35 km đường dây cao thế 35 KW, 153 km đường dây cao thế 10 KW, 214 trạm biến áp, hạ áp. Tuy nhiên, thiết bị đường dây nhiều tuyến cũ, xuống cấp gây tổn hao điện năng lớn dẫn đến giá bán điện cho các hộ dân còn cao.

Đến nay, 14/14 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, huyện có 32.377 máy điện thoại thuê bao, đưa bình quân 23 máy/100 người dân góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng trong phạm vi toàn huyện.

b. Về y tế

Tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nhưng ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc khám chữa bệnh. Đến nay, huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế, 1 phòng y tế và 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và nhiều phòng khám tư nhân trên toàn địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quản lý hành nghề y học tư nhân chưa chặt chẽ, công suất sử dụng giường bệnh còn thấp, việc kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thường xuyên.

c. Về giáo dục - đào tạo

Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học (trong đó có 1 trường dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, có 17 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 66 nhà trẻ, mẫu giáo. Đến nay, đã có 14/14 xã, thị trấn có trường học xây dựng kiên cố đạt 82,7%, có 45/53 trường học đạt chuẩn quốc gia.

3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung, huyện Yên Phong nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp có giảm. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng.

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi của cả nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội như đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, ... kinh tế Yên Phong đã có những chuyển biến rõ rệt, thị trường hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt 2.494.379 triệu đồng, tăng 700.002 triệu đồng so với năm 2014.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Yên Phong giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: (%) TT Chỉ tiêu Năm 2014 (Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 (Triệu đồng) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Nông nghiệp, thuỷ sản 717.751 795.862 897.976 110,88 112,83 111,85 2 Công nghiệp và xây dựng 699.807 879.637 1.122.471 125,7 127,61 126,65 3 Dịch vụ 376.819 418.875 473.932 111,16 113,14 112,15 Tổng số 1.794.377 2.094.374 2.494.379 116,72 119,1 117,9

Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Phong(2016)

Trong giai đoạn 2014 - 2016, tốc độ phát triển kinh tế bình quân đạt 17,9% trong đó: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 11,85%; Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 26,65%; Thương mại - dịch vụ tăng bình quân 12,15%

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận có sự tham gia 3.2.1. Cách tiếp cận có sự tham gia

Đề tài sử dụng phối hợp tiếp cận định tính và tiếp cận định lượng để đánh giá vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Tác động

Hướng tiếp cận

Sơ đồ 3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Nguồn: Giáo trình khoa học Quản lý (2012)

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, là địa bàn có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ lệ hơn 50% dân số là phụ nữ, vì vậy hoạt động của các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội liên quan, đặc biệt là cơ quan Hội LHPN huyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm qua với chức năng, nhiệm vụ đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)