Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 103)

Để nâng cao vai trò hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác hoạt động của Hội từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Bảng 4.30. SWOT về hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế

Điểm mạnh ( S ) Cơ hội ( O)

- Tổ chức Hội có tính hệ thống 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở

- Đội ngũ cán bộ Hội còn trẻ, khả năng tiếp thu kiến thức tốt

- Hội tạo được uy tín trong nhân dân - Hoạt động của Hội đa dạng

- Sự đầu tư quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền

- Sự phát triển của KHKT - Trình độ dân trí ngày càng cao

- Tiếp tục nâng cao xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

- Khuyến khích động viên những hội viên có uy tín

- Nhân rộng các phong trào, hoạt động có kết quả cao làm cơ sở để nâng cao vai trò hoạt động Hội trong dân

- Xây dựng các phong trào thiết thực dựa trên đặc điểm của từng địa phương

- Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Hội

Điểm yếu ( W ) Thách thức ( T )

- Trình độ cán bộ cơ sở không đồng đều - Chưa được đào tạo theo hệ thống về công tác hoạt động Hội

- Chương trình, nội dung hoạt động theo chỉ thị từ trên xuống

- Kinh phí hoạt động còn thấp

- Chính sách đãi ngộ với cán bộ Hội còn chưa hợp lý đặc biệt là các cán bộ cơ sở Hội

- Phát động các phong trào phù hợp với mỗi giai đoạn yêu cầu của nhiệm vụ

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 4.4.1. Định hướng hoạt động Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Hoạt động hỗ trợ hay giúp phụ nữ làm kinh tế vươn lên làm giàu hướng tới việc nâng cao vị thế và vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và triển khai thực hiện. Ở Việt Nam, trong những năm qua chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được Hội phụ nữ các cấp thực hiện thành công và mang lại thay đổi to lớn cho hàng triệu phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực mà ở Việt Nam trong đó Hội phụ nữ Việt Nam là chủ thể triển khai thực hiện chương trình còn thiếu kinh nghiệm vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện chương trình cần phải xuất phát từ đặc điểm của từng địa phương, từng vùng và mục tiêu phát triển để có thể có các giải pháp phù hợp.

Đối với Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, trong quá trình triển khai các nội dung của chương trình hỗ trợ nhằm giúp phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm chủ về kinh tế, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới thì cần quát triệt các quan điểm sau:

- Đặt mục tiêu của chương trình vào mục tiêu giảm nghèo chung của huyện và đó là nhiệm vụ chính trị mà các tổ chức Đảng, đoàn thể phải đặc biệt quan tâm. Vì thế, việc hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, cận nghèo vay vốn, hỗ trợ tập huấn hay dạy nghề không phải là việc ban ơn mà là trách nhiệm của tổ Đảng và Nhà nước nói chung và tổ chức Hội nói riêng trong đó Hội phụ nữ là những đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp.

- Đối với phụ nữ được thụ hưởng các nội dung của chương trình cần giúp họ nhận thức được đây là nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chứ không phải cho không để có họ có ý thức trong việc tham gia và vận dụng hiệu quả vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên cơ sở lấy lợi ích kinh tế xã hội làm mục tiêu chủ đạo. Vì nguồn lực của chương trình có hạn, trong khi nhu cầu là vô hạn. Vì vậy cần đầu tư và hỗ trợ đúng đối tượng theo đúng nhu cầu; tránh đầu tư cào bằng, dàn trải theo kiểu phân phát cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả cán bộ Hội lẫn hộ tham gia chương trình, đặc biệt là với hoạt động vay vốn để tránh xảy ra tiêu cực.

- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên cơ sở cho hộ phụ nữ nghèo vay vốn, chuyển giao kiến thức KHKT, dạy nghề để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo, khẳng định vai trò vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vì thế, cần chú trọng phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng ngành nghề; phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi; CNH - HĐH khu vực nông nghiệp nông thôn đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, truyền thống của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Cụ thể Hội LHPN huyện Yên Phong đưa ra 3 mục tiêu chính:

Thứ nhất: Hằng năm, tuyên truyền tới 100% hội viên phụ nữ về chủ trương

chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Hội phụ nữ; đảm bảo 100% hội viên phụ nữ đều hiểu và nắm được các nhiệm vụ mà các cấp Hội triển khai và tích cực tham gia hưởng ứng đặc biệt là những lợi ích đối với hội viên, phụ nữ khi tham gia chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.

Thứ hai: Phối hợp tốt với các ngành chức năng trong việc triển khai thực

hiện chương trình.

Thứ ba: Phấn đấu giúp cho 85%- 90% hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo được

vay vốn hàng năm; đào tạo nghề và tập huấn chuyển giao KHKT cho 100% hội viên phụ nữ có nhu cầu. Giúp 17%-22% hộ phụ nữ nghèo được vay vốn thoát nghèo, đảm bảo tính bền vững, không tái nghèo.

4.4.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyệnYên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.4.2.1. Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thực trạng chất lượng, trình độ, năng lực của đội

ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong và cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở còn thấp. Trong 27 cán bộ Hội LHPN cấp huyện mới chỉ có 2 cán bộ đạt trình độ cao học, còn 25 cán bộ mới chỉ đạt trình độ đại học. Còn cán bộ Hội cấp cơ sở mới chỉ có 11,9% số cán bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học và có đến 76,2% cán bộ Hội chưa qua đào tạo chuyên môn.

Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội của Huyện, cơ sở đảm bảo trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt của tổ chức Hội và nhiệm vụ lâu dài là tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị.

- Đánh giá, sử dụng cán bộ phải khách quan, khoa học; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua việc cụ thể hóa thành các quy chế, quy định; đề cao vai trò của người đứng đầu tổ chức Hội trong công tác cán bộ.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội của Huyện và cơ sở đảm bảo về trình độ, tiêu chuẩn, độ tuổi (theo hướng trẻ hóa) nhằm tạo nguồn nhân lực kế cận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tuyển dụng, bổ sung những cán bộ Hội của Huyện có năng lực làm công tác Hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

-Tập huấn, bồi dưỡng bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp tổ chức các hoạt động của Hội cho các cán bộ Hội chưa qua đào tạo.

- Tổ chức Hội cần có cơ chế động viên, khích lệ cán bộ Hội trong việc tự trau dồi, rèn luyện bản thân đồng thời với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác Hội.

4.4.2.2. Nâng cao nhận thức của chủ hộ gia đình hội viên

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thực trạng nhận thức của chủ hộ gia đình các hội

viên còn thấp. Theo số liệu thống kê thì trình độ của các chủ hộ gia đình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong rất thấp, chỉ có trên 30% tốt nghiệp cấp 3 và ngành nghề của các hộ gia đình ở đây đa phần là làm nông nghiệp, chiếm đến 80%. Do vậy nhận thức của các gia đình hội viên còn rất thấp. Việc nâng cao nhận thức của gia đình các hội viên đặc biệt là đối với chủ hộ rất quan trọng trong việc hỗ trợ các gia đình phát kinh tế.

Biện pháp thực hiện: Việc nâng cao nhận thức của chủ hộ gia đình hội viên

về chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp cho họ thấy được những lợi ích tích cực. Chương trình hỗ trợ mang lại nhiều tác động tích cực như: Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần làm thay đổi nhận thức giúp người phụ nữ tự tin hơn, vai trò và vị thế của họ được nâng cao. Đây cũng là mục đích quan trọng nhất mà Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khi triển khai chương trình hỗ trợ muốn mang lại cho người phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo, Do vậy để nâng cao nhận thức cho chủ hộ gia đình hội viên, phụ nữ thì công tác tuyên truyền phải được thực hiện

thường xuyên và dưới nhiều hình thức và cách làm khác nhau như truyền thông trên loa, viết tin bài, sinh hoạt tổ nhóm, câu lạc bộ phụ nữ, tổ chức các cuộc thi, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, làm kinh tế...

4.4.2.3. Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, vận động phụ nữ

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong thời gian vừa qua Hội LHPN huyện Yên

Phong đã tuyên truyền tới các hội viên rất nhiều nội dung về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển của hội. Tuy nhiên hiệu quả của các đợt tuyên truyền chưa cao, nhiều hội viên chưa tiếp cận được với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội do ko biết thông tin.

Biện pháp thực hiện: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ

nữ với nội dung đa dạng phong phú phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: Sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hoá hoạt động công tác tuyên truyền của hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền để đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường tài liệu cho công tác tuyên truyền sinh hoạt hội viên ở chi hội, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của hội, phát hiện gương điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.4.2.4. Phối hợp tốt với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm tạo vốn cho hội viên phát triển sản xuất

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện tại, Hội LHPN huyện Yên Phong mới chỉ

phối hợp với NHCSXH và NHNo&PTNT để tín chấp cho hội viên vay vốn và lượng vốn các hộ gia đìnhvay được từ các ngân hàng này còn thấp, đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ. Do đó Hội cần phối hợp tốt với các ngân hàng nhằm tạo vốn cho hội viên phát triển kinh tế hộ.

Biện pháp thực hiện: Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng

CSXH... giúp hội viên vay vốn và hướng dẫn hội viên sử dụng vốn vay có hiệu quả. Cụ thể hơn, Hội Phụ nữ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền để hội viên phụ nữ nắm bắt được các chủ chương chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Chú trọng công tác bình xét cho vay công khai, dân chủ; giảm bớt các thủ tục hành chính vay vốn

để hội viên phụ nữ tiếp cận nhanh các nguồn vốn từ ngân hàng. Đổi mới công tác tổ chức, điều hành, quản lý quỹ, tuân thủ các qui định của nhà nước về chính sách tài chính tín dụng, hướng dẫn hội viên phụ nữ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Gắn việc cho vay vốn với tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên phụ nữ, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ, lãi đến hạn, tránh nợ quá hạn phát sinh.

4.4.2.5. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thiếu kiến thức là lý do chủ yếu ảnh hưởng đến

hiệu quả sử dụng vốn của hộ. Để hộ gia đình hội viên sản xuất kinh doanh có kết quả và hiệu quả cao và tránh được rủi ro. Cần giúp họ nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý đồng vốn, sản xuất kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả cao cần phải tác động các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của hộ gia đình.

Biện pháp thực hiện: Tăng cường hoạt động khuyến nông. Phối hợp với

Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông và phối kết hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành các tổ chức đoàn thể quần chúng tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý kinh doanh cho hội viên phụ nữ. Cần giúp cho nông dân nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kiến thức làm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường;Tuyên truyền hội viên phụ nữ và nhân dân ứng dụng KHKT vào sản xuất, hướng mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

4.4.2.6. Đổi mới hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện tại Hội LHPN huyện Yên Phong mới chỉ tổ

chức các lớp dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi, may, thêu ren cho các hội viên phụ nữ. Hội cần tổ chức thêm các lớp dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.

Biện pháp thực hiện: Thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề,

phải khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của hội viên để định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho phù hợp. Gắn đào tạo nghề với các mô hình sản xuất, kinh doanh, các vùng chuyên canh, các làng nghề đang có tại địa phương, dạy nghề phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Dạy nghề cho lao động nông thôn phải tiến tới dạy theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp để đảm bảo sau học nghề người lao ñộng có việc làm và thu nhập đảm bảo cuộc sống. Đa dạng hóa phương thức dạy nghề phù hợp với từng đối tượng, từng nghề và điều kiện của từng địa phương.

Hoạt động dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho nông dân thực hiện nối liền với việc hướng dẫn hội viên thành lập các tổ nhóm liên kết, tổ hợp tác, cùng phối hợp trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hỗ trợ lao động sau học nghề vay vốn, vật tư, hướng dẫn tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Gắn công tác dạy nghề, hỗ trợ việc làm với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)