Kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tín chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 85)

Các tiêu chí đánh giá Ngân hàng CSXH Ngân hàng NN&PTNT Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số hội viên vay vốn trong 90 hội viên

được điều tra 61 100 9 100

1. Sự hữu ích của hoạt động tín chấp của Hội

với phát triển kinh tế hộ gia đình 0 - Rất hữu ích 45 73,77 6 66,67 - Bình thường 12 19,67 2 22,22 - Không hữu ích 4 6,56 1 11,11 2. Lãi suất - Cao 12 19,67 7 77,78 - Hợp lý 49 80,32 2 22,22 - Thấp 0 0 0

3. Mức cho vay so với nhu cầu vay

- Cao 0 0 0 0

- Phù hợp 34 55,74 8 88,89

- Thấp 27 44,26 1 11,11

Qua số liệu trong bảng 4.15 cho thấy: Trong 61 hội viên vay vốn tại Ngân hàng CSXH khi được hỏi về sự hữu ích của hoạt động tín chấp với phát triển kinh tế hộ gia đình, có 45 người cho rằng rất hữu ích, chiếm 73,77%; 12 người cho rằng bình thường chiếm 19,67% và chỉ có 4 người đánh giá không hữu ích chiếm 6,56%. Về lãi suất cho vay, có 12 người cho rằng lãi suất cho vay cao, chiếm 19,67%, 49 người cho rằng lãi suất cho vay hợp lý và không có ai cho rằng lãi suất cho vay thấp. Về mức cho vay so với nhu cầu vay, có 34 người cho rằng phù hợp, chiếm 55,74%, 27 người cho rằng mức cho vay thấp hơn nhu cầu vay của họ, chiếm 44,26% và không có ai cho rằng mức cho vay cao hơn nhu cầu vay.

Trong 9 hội viên vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT khi được hỏi về thủ tục vay có 2 hội viên cho rằng thủ tục vay đơn giản, chiếm 22,22% và 7 người cho rằng thủ tục vay vẫn phức tạp, chiếm 77,78%. Về thời gian vay, 100% hội viên vay vốn tại đây đều cho rằng thời gian vay hợp lý. Về lãi suất cho vay, có 7 người cho rằng lãi suất cho vay cao, chiếm 77,78%, 2 người cho rằng lãi suất cho vay hợp lý, chiếm 22,22%. Về mức cho vay so với nhu cầu vay, có 8 người cho rằng phù hợp, chiếm 88,89%, 1 người cho rằng mức cho vay thấp hơn nhu cầu vay của họ, chiếm 11,11% và cũng không có ai cho rằng mức cho vay cao hơn nhu cầu vay.

Như vậy, ta thấy rằng hoạt động tín chấp cho các hộ vay vốn phát triển kinh tế của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong là tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ hội viên cho rằng: mức cho vay như vậy là còn thấp so với nhu cầu vay của họ. Bởi vì những hộ này là những hộ trong diện chuyển đổi đất nông nghiệp sang mô hình VAC. Do đó, họ chăn nuôi theo quy mô lớn, cần một lượng vốn nhiều để đầu tư vào chuồng trại, con giống, thức ăn,…

4.2.2.4. Hoạt động huy động vốn và cho các hội viên vay vốn để phát triển kinh tế

a. Tình hình triển khai

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ các tầng lớp phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo có cơ hội tiếp cận với những nguồn vốn ưu đãi thông qua các Ngân hàng là các hoạt động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây được coi là một trong những biện pháp thiết thực đối với phụ nữ nghèo ở nông thôn. Thực hiện chỉ đạo

của Hội cấp trên, Hội LHPN huyện Yên Phong đã chỉ đạo triển khai tới các cơ sở hội tích cực vận động, tuyên truyền các cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia mô hình tiết kiệm tại chi hội. Mỗi hội viên tham gia tổ chức hội sẽ tham gia tiết kiệm từ 100.000 đồng/năm trở lên để xây dựng quỹ cho hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển kinh tế gia đình với lãi suất không cao hơn mức lãi suất vốn vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH.

b. Kết quả triển khai

Theo báo cáo của các hội phụ nữ cơ sở về hoạt động huy động vốn và cho các hội viên vay vốn phát triển kinh tế trong toàn huyện đã đạt được những kết quả rất tốt.

Bảng 4.16. Kết quả hoạt động huy động vốn và cho các hội viên vay vốn để phát triển kinh tế

STT Nguồn vốn ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Số tiền huy động được Triệu đồng 2.467 2.893 3.021 2 Số hộ vay Hộ 1.256 1.367 1.418 3 Số tiền vay Triệu đồng 2.465 2.893 3.021

4 Tỷ lệ nợ quá hạn % - - -

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Qua 3 năm nguồn vốn huy động được từ sự đóng góp của các hội viên và từ tài trợ không ngừng tăng lên. Năm 2014, số tiền huy động được là 2.467 triệu đồng, đến năm 2016 thì số tiền huy động được đã tăng lên con số là 3.021 triệu đồng và số hộ được vay vốn để phát triển kinh tế cũng ngày một tăng lên. Năm 2014, có 1.256 hộ được vay; nhưng đến năm 2016 đã có tới 1.418 hộ được vay. Nguồn vốn này mang tính chất giúp đỡ nhau làm kinh tế của các hội viên nên các hộ vay nguồn vốn này cũng chỉ phải trả với mức lãi suất rất thấp. Điều này đã tạo điều kiện giúp đỡ các gia đình cần vốn nhưng không vay được của các ngân hàng có được nguồn vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình mình, nâng cao mức sống cho các hộ.

c. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động huy động vốn và cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế

Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động huy động và cho các hội viên vay vốn

Các tiêu chí đánh giá

T.T Chờ Yên Phụ Dũng Liệt Tổng

Số

người Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Tổng số hội viên vay vốn trong 90 hội

viên được điều tra 1 3 2 6 100 1. Sự hữu ích của

hoạt động huy động vốn vày cho các hội viên vay vốn phát triển kinh tế - Rất hữu ích 1 100 2 66,67 2 100 5 83,33 - Bình thường 0 0 1 33,33 0 0 1 16,67 - Không hữu ích 0 0 0 0 0 0 0 0 2. Lãi suất - Cao 0 0 0 0 0 0 0 0 - Hợp lý 1 0 3 100 2 100 6 100 - Thấp 0 0 0 0 0 0 0 0 3. Mức cho vay so với nhu cầu vay

- Cao 0 100 0 0 0 0 0 0

- Phù hợp 0 0 0 0 0 0 0 0

- Thấp 1 0 3 100 2 100 6 100 Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Trong 6 hội viên vay vốn tại Quỹ tiết kiệm tại chi hội khi được hỏi về sự hữu ích của hoạt động huy động vốn và cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế, có tới 5 người đánh giá rất hữu ích chiếm 83,33%; 1 người cho rằng bình thường chiếm 16,67% và không có ai cho rằng hoạt động này không hữu ích. Về lãi suất cho vay, 100 hội viên cho rằng lãi suất cho vay hợp lý. Về mức cho vay so với nhu cầu vay, 100% hội viên cho rằng mức cho vay thấp hơn nhu cầu vay của họ. Ở Thị trấn Chờ và xã Dũng Liệt, 100% cho rằng hoạt động huy động vốn và cho

hội viên vay lại là hữu ích; nhưng ở xã Yên Phụ chỉ có 66,67% cho rằng hữu ích; vẫn còn 33,33% hội viên cho rằng hoạt động này không hữu ích vì họ chỉ vay được một số tiền nhỏ, không đủ để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của gia đình mình.

4.2.2.5. Hoạt động xây dựng mô hình sản xuất

a. Tình hình triển khai

Để hướng các hội viên vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, Hội LHPN huyện Yên Phong đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện.

Để thực hiện mô hình, trước tiên Hội LHPN huyện Yên Phong mở lớp tập huấn sản xuất rau an toàn tại các xã cho đông đảo hội viên tham dự. Nội dung tập huấn về nguyên tắc cơ bản trồng rau an toàn, nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả trên rau, qui trình chung trồng rau an toàn cho các nhóm rau, các biện pháp phòng trị tổng hợp sâu bệnh hại rau.

Các hội viên tham gia mô hình được Hội LHPN hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật và tiêu thụ rau an toàn.

b. Kết quả triển khai

Trong những năm qua mô hình trồng rau an toàn do Hội LHPN huyện Yên Phong tổ chức đã thu được kết quả đáng kể như tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho các hộ và đặc biệt mô hình đã cung cấp cho thị trường tiêu dùng một lượng lớn rau sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)